Giáo án Lớp 5 Tuần 23 Trường Tiểu học Sơn Lễ

Tập làm văn

LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG

I/ Mục tiêu:

 - Lập được một chương trình hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự, an ninh (theo gợi ý SGK).

 - GDKNS:+Hợp tác,(ý thức tập thể,làm việc nhóm,hoàn thành chương trình hoạt động.)

II/ Đồ dùng dạy học:

1/ Bảng phụ viết vắn tắt cấu tạo 3 phần của chương trình hoạt động.

2/ Bảng phụ.

III/ Hoạt động dạy học:

1/ Giới thiệu bài.(3p)

- GV nêu mục tiêu bài học.

2/ HDHS lập chương trình hoạt động.(33p)

a/ Tìm hiểu yêu cầu của đề bài:

- HS đọc to đề bài và gợi ý trong SGK.

* Đề bài: Để hưởng ứng phong trào "Em là chiến sĩ nhỏ", Ban chỉ huy liên đội trường em dự kiến tổ chức một số hoạt động sau:

 

doc47 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 23 Trường Tiểu học Sơn Lễ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểu bài:(30p) a) Luyện đọc: - HS khá đọc bài văn. - GV giới thiệu tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - GV đọc diễn cảm bài văn. - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. Đoạn 1: Từ đầu ... bà này lấy trộm. Đoạn 2: Tiếp theo đến kẻ kia phải cúi đầu nhận tội. Đoạn 3: Phần còn lại. - HS luyện đọc theo cặp. - Một HS đọc lại toàn bộ bài đọc. - Giúp HS giải nghĩa một số từ khó trong bài: quan án, vãn cảnh, biện lễ, sư vãi, đàn, chạy đàn, công đường - nơi làm việc của quan lại, khung cửi - công cụ dệt vải thô sơ đóng bằng gỗ, niệm phật - đọc kinh để khấn phật. b) Tìm hiểu bài: - HS đọc thầm theo nhóm và thảo luận câu hỏi. - Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì? (về việc mình bị mất cắp tấm vải. Người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình và nhờ quan phân xử). - Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải? (Quan đã dùng nhiều cách khác nhau: Cho đòi người làm chứng nhưng không có người làm chứng - Cho lính về nhà hai người đàn bà để xem xét, cũng không tìm được chứng cứ - Sai lính xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một mảnh. Thấy một trong hai người bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia). - Vì sao quan lại cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp? (Vì quan hiểu rằng người dửng dưng khi tấm vải bị xé đôi không phải là người đã đổ mồ hôi, công sức để dệt nên tấm vải). GV: Quan án thông minh, hiểu tâm lí con người nên đã nghĩ ra một phép thử đặc biệt - xé đôi tấm vải để buộc họ tự bộc lộ thái độ của mình, làm cho vụ án tưởng như đi vào ngõ cụt, bất ngờ được phá nhanh chóng. - Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa? (Cho gọi hết sư sãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc đã ngâm nước, bảo họ cầm nằm thóc đó, vừa chạy đàn vừa niệm phật và nói: "Đức phật rất thiêng. Ai gian Phật sẽ làm cho thóc trong tay người đó nảy mầm". Sau đó đứng quan sát những người chạy đàn, thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé tay ra xem, lập tức cho người bắt). - Vì sao quan án lại dùng cách trên? Chọn ý trả lời đúng: (ý b) - vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt). - Quan án phá được các vụ án nhờ đâu? (Nhờ thông minh và quyết đoán, nắm vững tâm lí của kẻ phạm tội). c) Đọc diễn cảm: - HS phân làm 4 vai và luyện đọc. - HS thi đọc diễn cảm đoạn: "Quan nói sư cụ .... đành nhận tội" - GV nhận xét. 3/ Cũng cố, dặn dò:(3p) - Một vài HS nhắc lại ý nghĩa bài đọc. - GV nhận xét tiết học. ___________________________________________________ ___________________________________________________ Buổi chiều Toán 111: xăng-ti-mét khối. Đề-xi- mét khối I/ Mục tiêu: - Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. -Biết tên gọi,kí hiệu ,độ lớn của đơn vị đo thể tích:xăng ti mét khối,đề xi mét khối. -Biết mối quan hệ giữa xăng- ti -mét khối và đề -xi- mét khối. -Biết giải một số bài toán liên quan đến xăng-ti mét-khối,đề-xi-mét khối. -HS làm được BT1;2(a). II/ Đồ dùng dạy học: - Bộ đồ dùng dạy học Toán 5 III/ Hoạt động dạy học:(35p) 1. Hình thành biểu tượng về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối (cm3, dm3) - GV giới thiệu lần lượt từng hình lập phương cạnh 1dm và 1cm để HS quan sát, nhận xét. - GV giới thiệu về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, nhận xét để rút ra mối quan hệ giữa: xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. - GV kết luận về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối, cách đọc và viết xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối và mối quan hệ giữa hai đơn vị này. 2. Thực hành: Bài 1: Rèn kĩ năng đọc, viết đúng các số đo thể tích có đơn vị đo là xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. - HS nêu kết quả. GV đánh giá kết quả. Bài 2: Cũng cố mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. -HS nêu kết quả, GV nhận xét. a)1 dm3 = 1000 cm3 375dm3 = 375000 cm3 5,8 dm3 = 5800cm3 dm3 =800 cm3 b)(Dành cho HS khá,giỏi) 2000cm3=2dm3 154000cm3=154dm3 490000cm3=490dm3 5100cm3=5,1dm3 IV/Củng cố,dặn dò.(3p) -GV nhận xét tiết học. ___________________________________________________ Luyện từ và câu mở rộng vốn từ: trật tự - an ninh I/ Mục tiêu: -Hiểu nghĩa các từ trật tự,an ninh. -Làm được các bài tập 1;2;3. II/ Đồ dùng dạy học: - VBT Tiếng Việt 5 Tập 2. - Từ điển Tiếng Việt. - Bảng phụ thể hiện nội dung BT2, 3. III/ Hoạt động dạy học: A/ Kiểm tra bài cũ:(5p) - HS trình bày các BT 2, 3 tiết trước. A/ Bài mới:(35p) 1/ GV giới thiệu bài:(2p) - GV nêu mục tiêu bài học. 2/ HDHS làm bài tập:(30p) Bài tập 1: - HS đọc toàn bộ nội dung BT, cả lớp theo dõi SGK. - HS thảo luận. HS nêu, GV nhận xét, bổ sung. - Gợi ý: đáp án (c) Trật tự là tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật. (Còn đáp án (a) là nghĩa của từ hoà bình, đáp án (b) là nghĩa của từ bình yên). Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu BT. - HS trao đổi theo nhóm, trình bày vào VBT. - Đại diện nhóm lên trình bày. - GV chốt lại ý đúng. Lực lượng bảo vệ trật tự, an toàn giao thông. cảnh sát giao thông Hiện tượng trái ngược với trật tự, an toàn giao thông. tai nạn, tai nạn giao thông, va chạm ggiao thông Nguyên nhân gây tai nạn giao thông. vi phạm quy định về tốc độ, thiết bị kém an toàn, lấn chiếm lòng đường và vỉa hè. Bài tập 3: - HS đọc toàn bộ nội dung BT, cả lớp theo dõi SGK. - HS đọc thầm lại mẫu chuyện vui. - HS làm BT và trình bày. GV nhận xét kết luận: + Những từ ngữ chỉ người liên quan đến trật tự, an ninh: cảnh sát, trọng tài, bọn càn quấy, bọn hu-li-gân. + Những từ ngữ chỉ sự việc, hiện tượng, hoạt động liên quan đến trật tự, an ninh: giữ trật tự, bắt, quậy phá, hành hung, bị thương. 3/ Cũng cố, dặn dò.(3p) - GV nhận xét tiết học. Luyện tiếng Việt MRVT:Trật tự-An ninh I/Mục đích,yêu cầu: -Nhằm giúp HS hệ thống hóa 1 số vốn từ ngữ về “ trật tự –an ninh”để HS hiểu và vận dụng vào làm bài tập. II/Hoạt động dạy,học. 1/GV nêu yêu cầu bài học.(2p) 2/Hướng dẫn học sinh làm 1 số bài tập.(28p) Bài 1:Nối từ ngữ ở cột traí với từ ngữ ở cột phải để được câu đúng. A.Dãy bàn được sắp xếp (1)khá sôi nổi nhưng vẫn trật tự B.Cảnh đêm trên đảo (2)an ninh cho mọi nhà C.Các chú công an giữ gìn (3)thật yên bình D.Cuộc đua diễn ra (4)có trật tự Bài 2:Nối từng từ ngữ chỉ người ở cột trái với hoạt động thích hợp ở cột phải: A.Luật sư (1)bảo vệ tổ quốc B.Công nhân (2)sản xuất lương thực C.Bộ độ (3)bào chữa cho đương sự D.Công an (4)sản xuất máy móc E.Nông dân(5)giữ gìn an ninh xã hội Bài 3:Điền các từ ngữ(an ni9nh,trật tự,vệ sinh ,yên bình,trật tự-an ninh) vào chỗ trống thích hợp dưới đây: a)Sáu tháng đầu năm nay trên lĩnh vực.(trật tự-an ninh),chúng ta đã hạn chế nạn đua xe máy ở các thành phố lớn. b)Mùa hè đến,các em nhỏ cần giữ... . .(vệ sinh)..trong khi ăn uống. c)Xóm em....... (an ninh)..........rất tốt. d)Cảnh hoàng hôn thật.....(yên tĩnh)......................... e)Mọi người lên máy bay thật.......(trật tự)........................ -HS làm bài-Gọi 1 số HS chữa bài. 3/Củng cố ,dặn dò.(3p) -GV nhận xét tiết học. ___________________________________________________ Luyện Lịch sử ÔN TậP bài tuần 22 I/Mục đích,yêu cầu: -Nhằm củng cố lại kiến thức cho HS thông qua trả lời 1 số câu hỏi. -Giúp HS nắm được nội dung bài “Bến tre Đồng Khởi” II/Hoạt động dạy-học. 1/GV nêu mục đích,yêu cầu tiết học.(2p) -HS nêu lại phần ghi nhớ bài “Bến tre Đồng Khởi” 2/Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi.(5p) Câu 1:Vì sao cuối năm 1959-đầu năm 1960,khắp miền Nam bùng lên phong trào “Đồng khởi”chống Mĩ-Diệm? Câu 2:Thắng lợi của phong trào “Dồng khởi” ở Bến Tre có tác động như thế nào đối với cách mạng miền Nam? Câu 3:Dựa vào SGK,em hãy viết một đoạn văn nói về khí thế vùng lên đấu tranh của nhân dân huyện Mỏ Cày,tỉnh Bến Tre chống Mĩ-Diệm. 3/HS thảo luận nhóm đôi câu 1 và câu 2.(26p) -Đại diện nhóm trình bày kết quả-Nhóm khác bổ sung-Gv tổng kết. Câu 3 HS viết đoạn văn vào vở-Trình bày trước lớp-GV chọn bạn có nội dung đoạn văn đúng và hay. 4/Củng cố-Dặn dò.(2p) -HS đọc lại ghi nhớ bài. -GV nhận xét tiết học. ___________________________________________________ ___________________________________________________ Luyện toán LUYện tập I/ Mục tiêu: -Biết đọc,viết các đơn vị đo mét khối,đề-xi-mét khối,xăng-ti-mét khối và mối quan hệ giữa chúng. -Biết đổi các đơn vị đo thể tích,so sánh các số đo thể tích thông qua 1 số bài tập. II/Hoạt động dạy-học. 1/GV nêu mục đích,yêu cầu tiết học.(2p) -HS nêu lại mối quan hệ giữa 3 đơn vị đo thể tích đã học. 2/Hướng dẫn HS làm bài tập.(33p) Bài 1:Viết các số đo thể tích: a)Một trăm năm mươi sáu xăng-ti-mét khối: b)Hai trăm linh năm đề-xi-mét khối:. c)Ba phần bảy xăng-ti-mét khối:.. d)Một phần năm mét khối:. Bài 2:Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm: a) 400cm3..4dm3 b)0,8dm3.800cm3 c)785dm3 0,785m3 d)0,01m3m3 Bài 3:Viết số đo dưới dạng số đo bằng xăng-ti-mét khối: a)2dm3= b)1,35dm3 = c)dm3=.. *HS làm bài vào vở-Gọi một số HS chữa bài-GV thu 1 số vở chấm-Nêu nhận xét. 3/Củng cố-Dặn dò.(2p) -HS nêu lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích đã học. -GV nhận xét tiết học. ___________________________________________________ Hoạt động tập thể Trò chơi dân gian I/Mục tiêu: -Tổ chức cho HS ôn lại các trò chơi dân gian nhằm khơi dậy hứng thú trong học tập. II/Các hoạt động. 1/GV tập hợp lớp.(25p) -GV phổ biến 1 số trò chơi dân gian và luật chơi. -GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Bịt mắt bắt dê”Và “Mèo đuổi chuột” -HS chơi dươi sự diều khiển của GV. 2/Kết thúc.(5p) -GV cho lớp trưởng tập hợp lớp . -GV nhận xét tiết học. Luyện tiếng Việt Luyện văn kể chuyện I/Mục tiêu: -Nhằm ôn tập, củng cố cho HS về văn kể chuyện thông qua HS thực hành kể 1 câu chuyện có nội dung “ở hiền gặp lành”. II/Hoạt động dạy-học. 1/GV nêu mục đích , yêu cầu của tiết học.(2p) 2/Hướng dẫn HS làm bài tập.(30p) Đề bài:Kể một câu chuyện có nội dung “ở hiền gặp lành”theo lời của một nhân vật trong chuyện. -HS đọc yêu cầu đề bài. -1 HS nêu cấu tạo của một bài văn kể chuyện. -HS thực hành làm bài vào vở.GV theo dõi HS làm bài. -GV thu 1 số bài chấm.Nêu nhận xét. 3/Củng cố ,dặn dò.(2p) -GV nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 23.doc
Giáo án liên quan