Mục tiêu:
-Biết đọc đúng 1 văn bản kịch, phân biết được lời các nhân vật , lời tác giả.
-Hiểu nội dung, ý nghĩa:Qua việc Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi tìm đường cứu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.Trả lời được các câu hỏi 1,2 và câu hỏi 3(khơng yêu cầu giải thích lí do).
Ghi chú:HS khá, giỏi biết đọc phân vai , diễn cảm đoạn kịch, giong đọc thể hiện được tính cách của từng nhân vật(câu hỏi 4).
- HS khá, giỏi đọc thể hiện được ngữ điệu, đúng tình tiết trong cách đọc phân vai
- HS yếu trả lời câu hỏi 3, không yêu cầu phải lí giải tại sao?
2 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 Tuần 19 môn Tập đọc: Người công dân số một (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 2012
TẬP ĐỌC
NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT
(Tiếp theo)
I.Mục tiêu:
-Biết đọc đúng 1 văn bản kịch, phân biết được lời các nhân vật , lời tác giả.
-Hiểu nội dung, ý nghĩa:Qua việc Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi tìm đường cứu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.Trả lời được các câu hỏi 1,2 và câu hỏi 3(khơng yêu cầu giải thích lí do).
Ghi chú:HS khá, giỏi biết đọc phân vai , diễn cảm đoạn kịch, giong đọc thể hiện được tính cách của từng nhân vật(câu hỏi 4).
- HS khá, giỏi đọc thể hiện được ngữ điệu, đúng tình tiết trong cách đọc phân vai
- HS yếu trả lời câu hỏi 3, không yêu cầu phải lí giải tại sao?
II.Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ viết đoạn kịch cần hướng dẫn đọc.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Ổn định lớp: Cho HS hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc diễn cảm bài “ người công dân số một”
+Những câu nói nào của anh Thành cho thấy luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước?
+Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không có ăn nhập với nhau?
-Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Người công dân số một
*Hoạt động 1: HDHS luyện đọc
-Gọi 1 HS đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí nhân vật.
-GV đọc diễn cảm đoạn trích, giọng rõ ràng, mạch lạc.
-GV hướng dẫn hs giọng đọc của từng nhân vật và hướng dẫn hs đọc các từ khó trong bài.
-Gọi nhiều HS tiếp nối đọc đoạn kịch.
-Gọi HS nhận xét
-Cho hs luyện đọc theo cặp
-Gọi 1-2 HS đọc diễn cảm toàn bài.
*Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu bài
+Anh Lê, anh Thành là những công dân yêu nước, nhưng giữa họ có gì khác nhau?
+Quyết tâm của anh Thành ra đi tìm đường cứu nước thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nào?
+Người công dân số một trong đoạn kịch là ai? Vì sao có thể gọi như vậy?
+Qua bài này, nội dung bài nói lên điều gì?
*Hoạt động 3:HDHS đọc diễn cảm
-GV mời 4 hs đọc diễn cảm lại đoạn kịch
-HDHS đọc diễn cảm đoạn kịch 4 theo vai và cho hs đọc theo nhóm. Mời HS thi đua đọc.
-Nhận xét.
4. Củng cố:
- Chốt lại bài
-Gọi hs nhắc lại nội dung bài học.
5. Nhận xét - Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau
-Nhận xét
-HS đọc.
- Chú ý lắng nghe.
- La-tut-sơ-rê-vin, A-lê hấp.
-HS đọc.
-HS đọc theo cặp
-Anh Lê có tâm lí tự ti, cam chịu cảnh sống nô lệ vì cảm thấy mình yếu đuối nhỏ bé, trước sức mạnh của kẻ thù.
-Anh Thành: không cam chịu, ngược lại, rất tin tưởngở con đường mình đã chọn, ra nước ngoài học cái mới về cứu nước, cứu dân.
-Lời nói: Để lại non sông, chỉ có tâm hùng tráng...cứu dân mình.
-Cử chỉ: Xòe bàn tay ra : “ Tiền đây”....
-Là Nguyễn Tất Thành là Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta. Vì Bác ý thức là công dân của một nước việt Nam độc lập được thức tỉnh rất sớm ở nước Người. Chính vì lẻ đó Bác ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân, lãnh đạo nhân dân giành độc lập cho Đất nước.
Nội dung bài: Ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước củ người thanh niên Nguyễn Tất Thành
- Cả lớp theo dõi.
-Thi đua đọc
Rút kinh nghiệm:...................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- TAP DOC 2.doc