Giáo án Lớp 5 Tuần 16 Năm 2007

I. Mục tiêu:

 - Học sinh đọc chôi chảy lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể nhẹ nhàng.

 - Từ ngữ: Hải Thượng Lãn Ông, danh lợi, bệnh đậu, tái phát, vời, ngự y,

 - ý nghĩa: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Bảng phụ chép đoạn 2

 

doc128 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 16 Năm 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh viết. - Soát lỗi. Bài 2a: Đọc yêu cầu bài. tra lúa- cha mẹ làm trò- cây chò trà xanh- chà rát trèo cây- hát chèo. trả lại- gò chả trào dâng- chào hỏi tròng dây- chòng nghẹo. Bài 3a: - cho chê - truyện trả - chẳng trở 4. Củng cố- dặn dò: - Hệ thống bài. - Nhận xét giờ. - Dặn viết lại những từ dễ sai. Khoa Cao su I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su. - Kể tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su. - Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su. II. Chuẩn bị: - Sưu tầm 1 số đồ dùng bằng cao sưu như quả bang dây chun, mảnh săm … III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Kể tên những vật làm bằng thuỷ tinh 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: 3.2. Hoạt động 1: - Mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả? - Kết luận: Cao su có tính đàn hồi. 3.3. Hoạt động 2: ? Kể tên các vật làm bằng cao su. ? Cao su có mấy loại? Đó là những loại nào? ? Cao su có tính đàn hồi tốt, cao su còn có tính chất gì? ? Cao su được sử dụng để làm gì? 1. Thực hành. - Chia lớp làm 6 nhóm: làm thực hành theo chỉ dẫn trong sgk trang 63. + Ném bóng cao su xuống sàn nhà, ta thấy quả bóng lại nảy lên. + Kéo căng sợi dây cao su, sợi dây dặn ra. Khi buông tay sợi dây lại trở về vị trí ban đầu. 2. Thảo luận nhóm đôi. Lớp, ga, ủng … + Có 2 loại: cao su tự nhiên, cao su nhân tạo. + ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh; cách điện, cách nhiệt; không tan trong nước, tan trong 1 số chất lượng khác. + Đẻ làm săm, lốp xe, làm chi tiết của 1 sơ đồ điện … 4. Củng cố- dặn dò: - Hệ thống bài. - Nhận xét giờ. - Chuẩn bị bài sau. Thể dục Bài thể dục phát triển chung- trò chơi “thỏ nhảy” I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu hoàn thiện bài. - Chơi trò chơi “Thỏ nhảy”. Yêu cầu tham gia chơi nhiệt tình, chủ động. II. Chuẩn bị: - Sân bãi. - Còi, kẻ sân chơi trò chơi. III. Các hoạt động dạy học: 1. Phần mở đầu: - Giới thiệu bài: - Khởi động: - Phổ biến nội dung. - Chạy nhẹ nhàng thành một vòng quanh sân. - Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, gối. 2. Phần cơ bản: 2.1. - Phân vị trí cả tổ. - Sửa chữa. - Yêu cầu: các động tác đúng cơ bản. 2.2. - Nhận xét, tuyên dương 2.3. Trờ chơi. 1. Ôn bài thể dục phát triển chung. - Tập theo tổ dưới sự chỉ đạo của tổ trưởng. 2. Thi trình diễn. - Các tổ lần lượt lên trình diễn. Mỗi động tác 2 x 8 nhịp dưới sự chỉ đạo của tổ trưởng. 3. “Thỏ nhảy” - Lớp chơi- sau mỗi lượt chơi sẽ có hình thức khen thưởng thích hợp. 3. Củng cố- dặn dò: - Hệ thống bài. - Nhận xét giờ. - Chuẩn bị bài sau. Thứ sáu ngày tháng năm 200 Đạo đức Tôn trọng phụ nữ (Tiết 1) I. Mục tiêu: Học sinh biết: - Cần tôn trọng phụ nữ và vì sao cần tôn trọng phục nữ. - Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt trai hay gái. - Thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày. II. Tài liệu và phương tiện: Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ Việt Nam. III. Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài. b) Giảng bài. Bài 3: Xử lí tình huống. - Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ. (4 nhóm, mỗi nhóm một bức tranh) - Học sinh thảo luận. g Đại diện nhóm trình bày. + Giáo viên kết luận: a) Chọn trưởng nhóm phụ trách sao cần phải xem khả năng tổ chức công việc và khả năng hợp tác với các bạn khác trong công việc. Nếu Tiến có khả năng thì có thể chọn bạn. Không nên chọn Tiến vì lí do là con trai. b) Mỗi người đều phải có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Bạn Tiến nên lắng nghe các bạn nữ phát biểu. Bài 4: - Học sinh thảo luận theo nhóm đôi. g Đại diện nhóm trả lời. + Giáo viên kết luận: - Ngày 8/ 3 là ngày Quốc tế phụ nữ. - Ngày 20/ 10 là ngày phụ nữ Việt Nam. - Hội phụ nữ, câu lạc bộ các nữ doanh nhân là tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ. Bài 5: - Củng cố bài. - Giáo viên tổ chức cho học sinh hát, múa, đọc thơ hoặc kể chuyện về một người phụ nữ mà em yêu mến kính trọng dưới hình thức thi giữa các nhóm hoặc đóng vai phóng viên phỏng vấn bạn?. - Học sinh thi g nhận xét. Tập làm văn Luyện tập tả người (tả hoạt động) I. Mục đích, yêu cầu: - Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi, tập nói. - Biết chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của em bé. II. Tài liệu và phương tiện: - Tranh ảnh sưu tầm được về những người bạn những em bé kháu khỉnh ở độ tuổi này (nếu có) III. Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên chấm bài trước và nhận xét. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài. b) Hướng dẫn học sinh luyện tập. Bài 1: - Giáo viên giới thiệu một số tranh ảnh minh hoạ em bé. - Giáo viên gợi ý và hoàn thiện dàn ý: 1. Mở bài: Bé Bông- em gái ròi, đang tuổi bi bô tập nói, chập chững tập đi. 2. Thân bài: a) Ngoại hình (không phải quan tâm) + Nhận xét chung: bụ bẫm. + Chi tiết: - Mái tóc: thưa, mềm như tơ, buộc thành một túm nhỏ trên đỉnh đầu. - Hai má: bầu bĩnh, hồng hào. - Miệng: nhỏ, xinh, hay cười. - Chân tay: trắng hang, nhiều ngấn. b) Hoạt động: + Nhận xét chung: như một cô bé búp bê biết đùa nghịch, khóc, cười, … + Chi tiết: - lúc chơi: ôm mèo, xoa đầu cười khành khạch. - luc làm nũng mẹ: + kêu a … a … khi mẹ về. + Lẫm chẫm từng bước tiến về phía mẹ. + Ôm mẹ, rục mặt vào ngực mẹ, đòi ăn. 3. Kết thúc: Em rất yêu Bông. Hết giờ học là về nhà ngay với bé. Bài 2: - Học sinh yêu cầu bài. Lớp viết 1 đoạn văn. - Giáo viên thu 1 số vở chấm và nhận xét. 4. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà viết đoạn văn chưa đạt. Toán Giải toán về tỉ số I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số. - Vận dụng giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số. II. Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài tập của học sinh. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài. b) Hướng dẫn học sinh giải toán về tỉ số phần trăm. * Hoạt động 1: Ví dụ: sgk Tóm tắt: Học sinh toàn trường: 600 Học sinh nữ: 315 - Học sinh đọc sgk và làm theo yêu cầu của giáo viên. Tính tỉ số phần trăm học sinh nữ và học sinh cả trường? + Giáo viên hướng dẫn: - Viết tỉ số của số học sinh nữ và số học sinh toàn trường (315 : 600) - Thực hiện phép chia (315 : 600 = 0,525) - Nhân với 100 và chia cho 100 (0,525 x 100 : 100 = 525 : 100 = 52,5 %) Giáo viên nêu: thông thường ta viết gọn cách tính như sau: 315 : 600 = 0,525 = 5,25% - Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600 ta làm như sau: b1: Tìm thương của 315 và 600 b2: Nhân thương đó với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải tich tìm được . - Học sinh đọc lại quy tắc. * Hoạt động 2: Giải bài toán có nội dung tìm tỉ số phần trăm. Bài toán: Trong 80 kg nước biển có 2,8 kg muối. Tìm tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển. - Giáo viên đọc đề và giải thích: Khi 80 kg nước biển bốc hơi hết thì thu được 2,8 kg muối. Tìm tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển. c) Thực hành: Bài 1: Giáo viên hướng dẫn và làm mẫu. 0,57 = 57 %; 0,3 = 30% Bài 2: Giáo viên hướng dẫn và làm mẫu: 19 : 30 = 0,6333 … = 63,33% Thương chỉ lấy sau dấu phẩy 4 số. Bài 3: Giáo viên hướng dẫn và giúp đỡ học sinh yếu Giải Tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển: 2,8 : 80 = 0,035 = 35% Đáp số: 35% - Học sinh đọc yêu cầu bài g làm vở. 0,234 = 23,4% ; 1,35 = 35 % - Học sinh lên chữa và nhận xét. - Học sinh đọc yêu cầu bài. + Học sinh quan sát g làm vở bài tập và lên bảng. 46 : 61 = 0,7377 … = 73,77 % 1,2 : 20 = 0,0461 … = 4,61 % - Học sinh đọc yêu cầu bài g làm vở. 13 : 25 = 0,52 = 52% Đáp số: 52% 4. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét giờ. - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Kể chuyện kể chuyện đã nghe, đã đọc I. Mục đích, yêu cầu: - Biết tìm và kể được một câu chuyện đã nghe hay đã đọc phù hợp với yêu cầu của đề bài. - Biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - Nghe chăm chú lời kể và nhận xét đúng lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy học: Một số sách truyện, báo viết về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh kể lại 1-2 đoạn trong câu chuyện Lu-i Paxtơ và ý nghĩa truyện. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài. b) Hướng dẫn học sinh kể chuyện. * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu đề bài. Đề bài: hãy kể một câu chuyện đã nghe hay đã học nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu vì hạnh phúc của nhân dân. - Giáo viên gạch chân từ trọng tâm * Hoạt động 2: Học sinh thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Học sinh đọc đề và trả lời. - Một số học sinh giới thiệu câu chuyện định kể. - Học sinh kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện. - Học sinh thi kể trước lớp: Đại diện nhóm (hoặc xung phong) kể. - Mỗi học sinh kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc trả lời câu hỏi của thầy (cô) của các bạn. - Lớp nhận xét. 4. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau. Sinh hoạt Nói chuyện với anh bộ đội I. Mục đích, yêu cầu: - Học sinh hiểu được truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam. - Từ đó học sinh tự hào về anh bộ đội cụ Hồ và nguyện cố gắng rèn luyện theo gương anh bộ đội cụ Hồ. II. Hoạt động dạy học: 1. ổn định: 2. Nội dung sinh hoạt: a) Nói chuyện về anh bộ đội. - Giáo viên kể về những việc làm, những chiến công của anh bộ đội. - Học sinh trả lời - Học sinh thảo luận và trả lời (cặp đôi) + Kết luận: Chúng ta sống và làm việc theo anh bộ đội cụ Hồ: tác phong làm việc (nhanh nhẹn, khẩn trương … ), cách sống giản dị, … b) Phương hướng tuần 16. - Phát huy ưu điểm, khắc phục những tồn tại. - Sưu tầm những mẩu chuyện, tranh, ảnh nói về những anh bộ đội dũng cảm, mưu trí làm kinh tế giỏi. 4. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét giờ. - Tích cực học tập noi gương anh bộ đội cụ Hồ.

File đính kèm:

  • docTuÇn 16.doc