$71: LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
Giúp HS :
- Củng cố quy tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chia số thập phân cho số thập phân.
- Luyện tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
- Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia một số thập phân cho một số thập phân.
28 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 858 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 tuần 15 - Trường Tiểu học Kim Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- HS nêu.
*Lời giải:
a)- Đoạn 1: Từ đầu đến loang ra mãi.
- Đoạn 2: Tiếp cho đến như vá áo ấy.
- Đoạn 3: Phần còn lại.
b)- Đoạn 1: Tả bác Tâm vá đường.
- Đoạn 2: Tả KQLĐ của bác Tâm.
- Đoạn 3: Tả bác Tâm đướng trước mảng đường đã vá xong.
c) Tay phải cầm búa, tay trái xếp rất
- HS đọc, những HS khác theo dõi SGK.
- HS chú ý lắng nghe phần gợi ý của GV.
- HS viết đoạn văn vào vở.
- HS đọc bài làm của mình.
- HS bình chọn.
Thể dục.
$30: bài thể dục phát triển chung
Trò chơi “Thỏ nhảy”
I/ Mục tiêu:
- Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu hoàn thiện toàn bài.
- Chơi trò chơi “Thỏ nhảy”. Yêu cầu chơi nhiệt tình và chủ động
II/ Địa điểm-Phương tiện.
- Trên sân trường vệ sinh nơi tập.
- Chuẩn bị một còi và kẻ sân chơi trò chơi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp :
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
- Chạy vòng tròn quanh sân tập
- Khởi động xoay các khớp.
- Kiểm tra bài cũ.
2. Phần cơ bản.
*Ôn bài thể dục phát triển chung.
- Lần 1: Tập từng động tác.
- Lần 2- 3: Tập liên hoàn 7động tác.
*Thi xem tổ nào tập đúng và đẹp nhất.
- Nhận xét, đánh giá.
*Trò chơi “Thỏ nhảy”
- GV tổ chức cho HS chơi như giờ trước.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Phần kết thúc.
- GV cho học sinh tập một số động tác thả lỏng.
- GV cùng học sinh hệ thống bài
- GV nhận xét đánh giá, giao bài tập về nhà.
6-10 phút
1-2 phút
2phút
1-2 phút
2 phút
18-22 phút
10-12 phút
4-5 phút
5-6 phút
4-5 phút
1-2 phút
1-2 phút
1-2 phút
- ĐHNL.
* * * * * * * *
GV * * * * * * * *
* * * * * * * *
- ĐHTC.
ĐHTL: GV @
* * * * * * *
* * * * * * *
* * * * * * *
- ĐHTL:
* * * * * *
* * * * * *
* * * * * *
ĐHTC: GV
* * * * *
* * * * *
Ngày soạn: 1/ 12/ 2009
Ngày giảng: T6/ 4/ 12/ 2009
Toán
$75: giải toán về tỉ số phần trăm
I/ Mục tiêu:
Giúp HS:
- Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ (5’):
- Cho HS làm bài: Tìm tỉ số phần trăm của
39 : 100 =?
2-Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài (1’):
2.2- Hướng dẫn HS giải toán về tỉ số phần trăm (12’):
a) Ví dụ:
- GV nêu ví dụ, tóm tắt, rồi yêu cầu HS :
+Viết tỉ số của số HS nữ và số HS toàn trường.
+Thực hiện phép chia. 315 : 600 = ?
+Nhân với 100 và chia cho 100.
- GV nêu: Thông thường ta viết gọn cách tính như sau: 315 : 600 = 0,525 = 52,5%
b) Quy tắc: Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600 ta làm như thế nào?
c) Bài toán:
- GV nêu ví dụ và giải thích: Khi 80kg nước biển bốc hơi hết thì thu được 2,8 kg muối.
- Cho HS tự làm ra nháp.
- Mời 1 HS lên bảng làm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- HS lên bảng làm bài.
- HS thực hiện:
+ 315 : 600
+ 315 : 600 = 0,525
+ 0,525 x 100 : 100 = 52,5 : 100 = 52,5%
- HS nêu quy tắc. Sau đó HS nối tiếp nhau đọc.
Bài giải:
Tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển là: 2,8 : 80 = 0,035
0,035 = 3,5%
Đáp số: 3,5%
2.3-Luyện tập (18’):
*Bài tập 1:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS phân tích mẫu.
- Cho HS làm bài vào vở rồi đọc kết quả bài làm.
- Nhận xét, chữa bài.
*Bài tập 2 :
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
*Bài tập 3 :
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn mẫu.
- Cho HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
*Bài tập 4 :
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
3-Củng cố, dặn dò (4’):
- GV chốt lại kiến thức của bài.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về ôn lại các kiến thức vừa học và chuẩn bị bài cho giờ học sau.
*Kết quả:
a) 37%
b) 23,24%
c) 128,2%
*Kết quả:
a) 20%
b) 500%
c) 37%
* Kết quả:
a) 94,44%
b) 364,7%
c) 66,66%
Bài giải:
Tỉ số phần trăm HS thích tập bơi so với số HS cả lớp là:
24 : 32 = 0,75 = 75%
Đáp số: 75%
Luyện từ và câu
$30: tổng kết vốn từ
I/ Mục tiêu:
- HS liệt kê được những từ ngữ chỉ người, nghề nghiệp, các dân tộc anh em trên đất nước; từ ngữ miêu tả hình dáng của người ; các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn.
- Từ những từ ngữ miêu tả hình dáng của người, viết được đoạn văn miêu tả hình dáng của một người cụ thể.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết kết quả của bài tập 1.
- Bảng nhóm, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ (5’):
- HS làm bài tập 1 trong tiết LTVC trước.
2- Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài (1’): GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2.2- Hướng dẫn HS làm bài tập (30’).
*Bài tập 1:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Cho HS làm vào vở bài tập.
- Mời một số HS trình bày.
- HS khác nhận xét.
- GV treo bảng phụ ghi kết quả của bài tập 1, nhận xét chốt lời giải đúng.
*Bài tập 2 :
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS làm theo nhóm 9 vào bảng nhóm.
+Nhóm 1: Chủ đề về quan hệ gia đình.
+Nhóm 2: Chủ đề về quan hệ thầy trò.
+Nhóm 3: Chủ đề về quan hệ bè bạn.
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV kết luận nhóm thắng cuộc.
- Cho HS nối tiếp nhau đọc thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao trên.
*Bài tập 3 :
- Cho HS làm bài theo nhóm 5
(Các bước thực hiện tương tự bài tập 2)
*Bài tập 4 :
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV nhắc HS: Có thể viết nhiều hơn 5 câu.
- Cho HS viết bài vào vở.
- Mời HS nối tiếp nhau đọc kết quả bài làm.
- GV nhận xét, chấm điểm.
- Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn hay nhất, chỉ đúng tên các từ loại trong đoạn văn.
3-Củng cố, dặn dò (4’):
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về ôn lại kĩ các kiến thức vừa ôn tập và chuẩn bị cho bài sau.
- HS lên bảng làm bài.
*Lời giải :
a) cha, mẹ, chú, dì, ông, bà, thím, cô, bác,
b) thầy giáo, cô giáo, bạn bè, bạn thân,
c) công nhân, nông dân, hoạ sĩ, bác sĩ,
d) Kinh, Tày, Nùng, Thái, Mường,
*Lời giải:
a)Về quan hệ gia đình:
- Chị ngã em nâng.
- Con hơn cha là nhà có phúc.
b) Về quan hệ thầy trò:
- Không thầy đố mày làm nên.
- Kính thầy yêu bạn.
c) Về quan hệ bè bạn:
- Học thầy không tầy học bạn.
- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
*Lời giải:
a) Miêu tả mái tóc: Đen nhánh, hoa râm,
b) Miêu tả đôi mắt: Một mí, hai mí, ti hí,
- HS đọc yêu cầu.
- HS viết vào vở.
- HS đọc bài làm.
- Nhận xét, bổ sung.
Tập làm văn
$30: Luyện tập tả người
(Tả hoạt động)
I/ Mục tiêu:
- Biết lập dàn ý chi tiết cho một bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi, tập nói.
- Biết chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của em bé.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ để HS lập dàn ý làm mẫu.
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ (5’):
- Cho HS đọc lại đoạn văn tả hoạt động của một người ở tiết trước đã được viết lại.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài (1’): GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS luyện tập (30’):
*Bài tập 1:
- Mời một HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Cho HS xem lại kết quả quan sát một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi, tập nói.
- Mời 1 HS khá, giỏi đọc kết quả ghi chép. Cho cả lớp nhận xét.
- GV treo bảng phụ ghi dàn ý khái quát của một bài văn tả người, mời 1 HS đọc.
- GV nhắc HS chú ý tả hoạt động của nhân vật để qua đó bộc lộ phần nào tính cách nhân vật.
- Cho HS lập dàn ý, 2 HS làm vào bảng nhóm.
- Mời một số HS trình bày.
- Mời 2 HS làm bài vào bảng nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV đánh giá cao những dàn ý thể hiện được ý riêng trong quan sát, trong lời tả.
*Bài tập 2:
- Mời 1 HS yêu cầu của bài.
- GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS
- GV nhắc HS chú ý:
+Đoạn văn cần có câu mở đoạn.
+Nêu được đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về hoạt động nhân vật em chọn tả. Thể hiện được tình cảm của em với người đó.
+Cách sắp xếp các câu trong đoạn hợp lí.
+Các câu văn trong đoạn phải cùng làm nổi bật hoạt động của nhân vật và thể hiện cảm xúc của người viết.
- Cho HS viết đoạn văn vào vở.
- Cho HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn.
- Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn tả hoạt động nhân vật hay nhất, có nhiều ý mới và sáng tạo.
- GV nhận xét, chấm điểm một số đoạn văn.
3-Củng cố, dặn dò (4’):
- GV nhận xét giờ học, yêu cầu những HS làm bài chưa đạt về hoàn chỉnh đoạn văn và chuẩn bị cho bài sau.
- HS đọc
- HS đọc.
- HS xem lại kết quả quan sát.
- Một HS giỏi đọc, cả lớp nhận xét.
- HS nghe.
- HS lập dàn ý vào nháp.
- HS trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu.
- HS nghe.
- HS viết đoạn văn vào vở.
- HS đọc bài.
- HS bình chọn.
Sinh hoạt tuần 15
I. Mục tiêu:
- Đánh giá tình hình của lớp trong tuần, nhận xét ưu khuyết điểm của lớp. Tuyên dương những học sinh có tiến bộ, nhắc nhở những học sinh còn yếu, nhắc nhở học sinh vệ sinh cá nhân.
II. Các hoạt động dạy học:
A. ổn định tổ chức (5’):
- Sinh hoạt văn nghệ.
B. Nhận xét (30’):
- Lớp trưởng điều khiển lớp.
1- Bốn tổ trưởng lên nhận xét ưu khuyết điểm của tổ mình.
2- Lớp trưởng nhận xét chung ưu khuyết điểm của lớp.
3- Giáo viên nhận xét chung hoạt động trong tuần.
a) ưu điểm:
- Lớp đi học đều, đúng giờ, ra vào lớp xếp hàng nghiêm túc, hát đầu giờ đều, thực hiện truy bài đầu giờ nghiêm túc.
- Không khí học tập sôi nổi, các em đã chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Trong lớp hăng hái giơ tay phát biểu như: Trang, Huy, Toàn, Quỳnh
- Các bạn tham gia vào các hoạt động ngoài giờ sôi nổi, nghiêm túc khi tập thể dục.
- HS tham gia đóng góp các quỹ đầy đủ.
- Tham gia phòng chống dịch cúm A- H1N1
b) Nhược điểm:
- Một số bạn chưa nghiêm túc trong khi hoạt động ngoài giờ.
- Trong lớp vẫn còn một số bạn nói chuyện riêng.
c) ý kiến phát biểu của học sinh.
4- Xếp loại phương hướng:
Tổ 1: 2
Tổ 2: 3
Tổ 3: 1
- Đi học chuyên cần, chuẩn bị bài trước khi đi học.
- Không được ăn quà vặt vứt rác ra trường lớp.
- Vệ sinh sạch sẽ.
- Phát huy phong trào thi đua giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
- Phòng chống dịch cúm A- H1N1
- Cả lớp hát.
- Lớp lắng nghe để đóng góp ý kiến.
- HS thảo luận và phát biểu ý kiến.
File đính kèm:
- TUAN 15.doc