- Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng đọc phù hợp nội dung từng đoạn.
- Hiểu nội dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
KNS: Giáo dục học sinh biết được công lao của Bác đối với đất nước và tình cảm của nhân dân với Bác .
GD lòng yêu quý thầy cô giáo
19 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1332 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 15 Trường Tiểu học 1 Thới Quản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m tra bài cũ
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: các em đã được biết rất nhiều người tận tâm tận lực góp công sức của mình vào việc chống lại đói nghèo, bệnh tật, mang lại hạnh phúc cho con người như bác sĩ Lu-i Pa xtơ , cô giáo Y Hoa .. tiết học hôm nay các em kể lại những câu chuyện mà mình đã nghe, đã đọc về những con người như vậy cho cả lớp nghe.
2. Hướng dẫn kể chuyện
a) Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài
- GV phân tích đề bài, dùng phấn gạch chân từ: được nghe, được đọc, chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
- Yêu cầu HS đọc phần gợi ý
- Gọi HS giới thiệu câu chuyện mình đã chuẩn bị.
b) Kể trong nhóm
- HS thực hành kể trong nhóm đôi, GV theo dõi, giúp đỡ những hs còn lúng túng, gợi ý:
+ Giới thiệu truyện
+ Kể những chi tiết làm nổi rõ hoạt động của nhân vật.
+ trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
c) Kể trước lớp
-Đính bảng nhóm ghi tiêu chí đánh giá
- Tổ chức cho HS thi kể
- Gợi ý cho HS dưới lớp hỏi bạn về ý nghĩa câu chuyện và hành động của nhân vật trong truyện.
- Nhận xét bạn kể hay nhất , hấp dẫn nhất
3. Củng cố dặn dò
Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
- HS nghe.
- 2 HS đọc đề bài
- HS đọc phần gợi ý
- HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể
-HS kể chuyện theo cặp
-5-7 HS lần lượt kể trước lớp, một số hs nêu câu hỏi về ý nghĩa, hành động của nhân vật trong truyện
-Cả lớp đánh giá theo tiêu chí
Thứ 6
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Tả hoạt động)
I. MỤC TIÊU
- Biết lập dàn ý bài văn tả hoạt động của người (BT1).
- Dừa vào dàn ý đã lập, viết được đoạn văn tả hoạt động của người (BT2).
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra bài cũ:
B.Hoạt động dạy học
1.Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý bài tập.
-Kiểm tra kết quả quan sát ở nhà
-Cho hs nêu đối tượng mình định tả
-Cho hs quan sát hình trong sgk và giới thiệu nội dung mỗi hình.
-Gợi ý hs lập dàn ý:
+ nêùu em tả về bạn học cùng lớp thì mở bài em cần giới thiệu những gì? Thân bài em tả những đặc điểm gì về bạn? Nội dung nào là trọng tâm? Hoạt động của bạn có thể là những hoạt động nào?
+ Hoạt động của em bé ở tuổi tập đi, tâïp nói là những hoạt động nào?
- Yêu cầu HS tự lập dàn ý vào VBT, 1em làm vào giấy kkổ to.
- Yêu cầu HS viết vào giấy dán lên bảng. GV cùng cả lớp đọc, nhận xét, bổ sung để thành một dàn ý hoàn chỉnh.
- Gọi HS dưới lớp đọc dàn ý của mình. GV nhận xét, cho điểm
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài. Gợi ý HS: dựa vào dàn ý em đã lập và các hoạt động của đối tượng đã xác định để viết đoạn văn sao cho câu văn sinh động, tự nhiên, và thể hiện tình cảm của em dành cho người được tả.
- Đọc cho HS nghe bài văn: Em Trung của tôi-sgv- để hs tham khảo, nhắc hs chú ý đặc biệt đoạn tả hoạt động của bé Trung.
- Gọi HS làm ra giấy khổ to, dán phiếu lên bảng. GV cùng HS cả lớp nhận xét, sửa chữa.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn mình viết. GV chú ý nhận xét, sửa chữa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.
- Nhận xét cho điểm những HS viết đạt yêu cầu.
3.Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn
- Chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết.
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc thành tiếng.
-3-4 hs nêu, nêùu có ảnh thì giới thiệu
- 2 HS làm vào giấy khổ to, HS cả lớp làm vào VBT
-Nhận xét, bổ sung dàn ý của bạn trên bảng
- 2HS nối tiếp nhau đọc dàn ý của mình.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS làm vào giấy khổ to, HS dưới lớp làm vào vở.
-HS làm bài vào giáy khô to dính lên bảng
-Bổ sung, sửa chữa đoạn văn cho bạn
-3-4HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình, hs nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
Toán
GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM
I. MỤC TIÊU
- Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Giải được các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra bài cũ:
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn giải toán về tỉ số phần trăm
a) Giới thiệu cách tìm tỉ số phần trăm của 315 và 600
- GV nêu đề bài toán ví dụ SGK và ghi tóm tắt.
- Yêu cầu HS thực hiện:
+ Viết tỉ số giữa học sinh nữ và số học sinh toàn trường.
+Làm thế nào để dưa tỉ số 315: 600 về tỉ số phần trăm?
+ Hãy tìm thương của 315 : 600
HD: Đưa về tỉ số phần trăm bằng cách nhân thương với 100 vàchia cho 100, cho hs thực hiện:0,5 x 100 : 100 =?
+ Hãy viết 52,2 : 100 thành tỉ số phần trăm:
0,525 100 : 100 =52,5 : 100 = 52,5%
-Vậy tỉ số phần trăm giữa số học sinh nữ và số học sinh toàn trường là 52,5%.
- Ta có thể viết gọn các bước trên như sau:
315 : 600 = 0,525 = 52,5%
- GV yêu cầu HS nêu lại các bước tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600.
b) Hướng dẫn giải bài toán về tỉ số phần trăm
- GV nêu đề bài toán SGK.
- GV giải thích: Có 80 kg nước biển, khi lượng nước bốc hơi hết thì người ta thu được 2,8 kg muối. Tìm tỉ số phần trăm của lượng nước trong nước biển.
- Yêu cầu HS nêu lời giải và trình bày cách làm bài.
- GV nhận xét bài làm của HS.
-Muốn tìm tỉ số phầøn trăm của 2 số ta làm thế nào?
3. Luyện tập – thực hành
Bài 1
- Cho hs nêu yêu cầu
-Giới thiêïu mẫu, hãy nêu cách làm theo mẫu!
- GV gọi HS đọc các tỉ số phần trăm vừa viết được.
- GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 2:
-Cho hs nghiên cứu mẫu, nêu cách thực hiện
-Cho hs làm nháp bài 2a, gọi vài hs trình bày
Bài 3
- Gọi HS đọc đề bài.
- Ghi tóm tắt
- Muốn biết số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp học chúng ta phải làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
-Châùm, chữa bài
4. Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
- Nhận xét tiết học.
-1 HS dựa vào tóm tắt và nêu lại bài toán
- HS làm và nêu kết quả của từng bước.
+ Tỉ số giữa số học sinh nữ và số học sinh toàn trường là 315 : 600
-HS nêu: Lấy cả tử số và mấu số chia cho 6 để đưa về phân số có mẫu số là 100
+ 315 : 600 = 0,525
+ 0,525 100 : 100 = 52,5 : 100
+ 52,5%
- HS theo dõi.
+HS nêu cách thực hiện
- HS nghe nhắc lại bài toán.
- HS theo dõi.
-HS nháp sau đó nêu miệng kết quả
Bài giải
Tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển là:
2,8 : 80 = 0,035
0,035 = 3,5%
Đáp số : 3,5%
-2-3 hs nêu
-1 HS nêu
- HS đọc bài mẫu và giải thích cách làm
-Làm vào vở, 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét.
0,3 = 30% ; 0,234 = 23,4%; 1,35=135%
+1 Hs đọc bài toán
- Chúng ta phải tính tỉ số phần trăm giữa số học sinh nữ và số học sinh cả lớp.
- 1 HS làm bài trên bảng phụ, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh cả lớp là:
13 : 25 = 0,52
0,52 = 52%
Đáp số : 52%
Chiều thứ sáu
Chính tả
- Cho học sinh yếu, kém viết đoạn văn ngắn đúng chính tả.
- Học sinh khá, giỏi viết đúng chính tả, đúng kích cở quy định.
Toán
- Sửa bài trong vở bài tập.
- Cho học sinh yếu, kém thực hiện cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân
- Học sinh khá giỏi làm toán có lời văn
ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (tiết 2)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
- Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày.
ĐĐ HCM: Qua bài học giáo dục HS biết tôn trọng phụ nữ theo tấm gương của Bác Hồ.
KNS: GD kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bà, mẹ, chi em gái, cô giáo, các bạn gái và phụ nữ khác ngoài xã hội.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-GV: Phiếu ghi các tình huống, bảng nhóm
-HS: Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ Việt Nam.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A. Kiểm tra bài cũ
B.Bài luyện tập
1. Giới thiệu bài
2. Xử lí tình huống (BT3-SGK/24)
* Mục tiêu: Hình thành kĩ năng xử lí tình huống.
- Nhóm 4:
Yêu cầu các nhóm thảo luận nêu cách xử lí mỗi tình huống và giải thích vài sao lại chọn cách giải quyết ấy.
-Gọi một số nhóm trình bày
-Hỏi: Cách giải quyết của các nhóm đã thể hiện sự tôn trọng và quyền bình đẳng với phụ nữ chưa?
-Nhận xét, khen ngợi các nhóm
GV kết luận:
* Chọn trưởng nhóm phụ trách Sao cần phải xem khả năng tổ chức công việc và khả năng hợp tác trong công việc. Nếu Tiến có khả năng thì có thể chọn bạn. Không nên chọn Tiến chỉ vì lí do Tiến là con trai.
* Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Bạn Tuấn nên lắng nghe các bạn nữ phát biểu.
3. Làm bài tập 4 - SGK/24.
Mục tiêu: Học sinh biết những ngày và tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ; biết đó là biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ và bình đẳng giới trong xã hội.
- GV tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
- GV cho 1-2 nhóm trình bày kết quả trên bảng nhóm.
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
GV kết luận:
* Ngày 8 tháng 3 là ngày Quốc tế phụ nữ.
* Ngày 20 tháng 10 là ngày Phụ nữ Việt Nam.
* Hội phụ nữ, Câu lạc bộ các nữ doanh nhân là tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ.
4. Bài 5: - Ca ngợi người phụ nữ Việt Nam
-GV tổ chức cho học sinh hát, múa, đọc thơ hoặc kể chuyện về một người phụ nữ mà em yêu mến, kính trọng dưới hình thức thi giữa các nhóm hoặc đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn.
-Mời các nhóm trình bày
Khen ngợi các nhóm có phong cách trình bày hay.
*Lớp:
+ Em hãy nêu suy nghĩ(Tình cảm) của em về người phụ nữ VN) .
+ Họ đã có đóng góp như thế nào đối với xã hội, gia đình?
5. Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài: Hợp tác với những người xung quanh (tiết 1)
- Nhận xét tiết học.
-Cho 1 hs đọc 2 tình huống trong SGK
+ Các nhóm thảo luận các tình huống của bài tập 3.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
-HS trả lời.
- Học sinh làm việc theo nhóm 4.
- HS các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến.
-HS thảo luận, quyết định chọn một thể loại để trình bày
-Đại diêïn nhóm trình bày
-Kiên cường, giàu nghị lực…
-Họ đã có đóng góp nhiều cho g/đ và cho XH
Duyệt của BGH Duyệt của khối trưởng
File đính kèm:
- tuan 15. 09-10.doc