. Mục tiêu:
- nhận biết một số tính chất của gạch, ngói .
- Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng .
- Quan sát , nhận biết một số vật liệu xây dựng: gạch, ngói .
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Chuẩn bị các tranh trong SGK. Chuẩn bị vài viên gạch, ngói khô và chậu nước.
- HSø: Sưu tầm thông tin và tranh ảnh về đồ gốm nói chung và gốm xây xây dựng.
2 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 Tuần 14 môn Khoa học: Gốm xây dựng : Gạch , ngói, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : KHOA HỌC
GỐM XÂY DỰNG : GẠCH , NGÓI
I. Mục tiêu:
- nhận biết một số tính chất của gạch, ngói .
- Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng .
- Quan sát , nhận biết một số vật liệu xây dựng: gạch, ngói .
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Chuẩn bị các tranh trong SGK. Chuẩn bị vài viên gạch, ngói khô và chậu nước.
- HSø: Sưu tầm thông tin và tranh ảnh về đồ gốm nói chung và gốm xây xây dựng.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Đá vôi
+ Kể tên một số vùng núi đá vôi ở nước ta mà em biết?
+ Kể tên một số loại đá vôi và công dụng của nó. Nêu tính chất của đá vôi.
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: Gốm xây dựng: gạch, ngói.
4. Bài mới:
v Hoạt động 1: Thảo luận
+ Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng gì?
+ Gạch, ngói khác các đồ sành đồ sứ ở điểm nào?
Giáo viên nhận xét, chốt ý.
Ý 1: Các đồ vật làm bằng đất sét nung không tráng men hoặc có tráng men sành, men sứ đều được gọi là đồ gốm.
Giáo viên chuyển ý.
v Hoạt động 2: Quan sát.
Giáo viên chia nhóm để thảo luận.
Nhiệm vụ thảo luận: Quan sát tranh hình 1, hình 2 nêu tên một số loại gạch và công dụng của nó.
.-Giáo viên treo tranh, nêu câu hỏi:
+ Trong 3 loại ngói này, loại nào được dùng để lợp các mái nhà hình a.
+ Nêu cách lợp loại ngói hình a.b
Giáo viên nhận xét.
Giáo viên hỏi:
+ Trong khu nhà con ở, có mái nhà nào được lợp bằng ngói không?
+ Ngôi nhà đó sử dụng loại ngói gì?
+ Gạch, ngói được làm như thế nào?
Giáo viên nhận xét, chốt ý.
Ý 2: Gạch, ngói được làm bằng đất sét có trộn lẫn với một ít cát, nhào kĩ với nước, ép khuôn để khô và cho vào lò nung ở nhiệt độ cao. Trong nhà máy gạch ngói, nhiều việc được làm bằng máy.
Giáo viên chuyển ý.
v Hoạt động 3: Thực hành.
Giáo viên giao các vật dụng thí nghiệm cho nhóm trưởng.
+Quan sát kĩ một viên gạch hoặc ngói em thấy như thế nào?
+ Thả viên gạch hoặc ngói vào nước em thấy có hiện tượng gì xảy ra?
+ Giải thích tại sao có hiện tượng đó?
• Giáo viên hỏi:
Điều gì sẽ xảy ra nếu ta đánh rơi viên gạch hoặc ngói?
+ Gạch, ngói có tính chất gì?
Giáo viên nhận xét, chốt ý.
Ý 3: Gạch, ngói có những lỗ nhỏ li ti chứa không khí, dễ thấm nước và dễ vỡ.
Giáo viên chuyển ý.
v Hoạt động 4: Củng cố
Giáo viên cũng cố lại kiến thức
5. Nhận xét - dặn dò:
Xem lại bài + học ghi nhớ.
Chuẩn bị: “ Xi măng.”
Nhận xét tiết học .
Hát
Học sinh trả lới cá nhân.
Lớp nhận xét.
-Học sinh thảo luận nhóm, trình bày vào phiếu.
Đại diện nhóm treo sản phẩm và giải thích.
Học sinh phát biểu cá nhân.
Học sinh nhận xét.
Học sinh quan sát vật thật gạch, ngói, đồ sành, sứ.
-Vài học sinh nhắc lại.
Học sinh thảo luận nhóm ghi lại vào phiếu.
Đại diện nhóm trình bày kết quả.
Học sinh nhận xét.
Học sinh quan sát vật thật các loại ngói.
Học sinh trả lời cá nhân.
Học sinh nhận xét.
Học sinh trả lời tự do.
Học sinh nhận xét.
Vài học sinh nhắc lại.
Hoạt động nhóm, cá nhân.
Học sinh quan sát thực hành thí
nghiệm theo nhóm.
Học sinh thảo luận nhóm.
-Lắng nghe
Rút kinh nghiệm:.....................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- KHOA HOC 1.doc