TOÁN (Tiết 49)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố kỹ năng cộng số thập phân.
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.tính chất giao hoán của phép cộng.Củng cố về giải toán có nội dung hình học; tìm số TBC.
-Giáo dục học sinh yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào thực tế.
II. Chuẩn bị:
-Bảng phụ ghi BT 1
III. Các hoạt động:
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1537 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 tuần 11, 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp số : 70,48 km
Lớp nhận xét.
_HS nêu kết quả :
x = 0 ; x = 1 và x = 2
Hoạt động cá nhân.
- Học sinh nhắc lại (3 em).
Thi đua tính: 140 ´ 0,25
270 ´ 0,075
ĐỊA LÍ (Tiết 12)
CÔNG NGHIỆP
I. Mục tiêu:
+ Nắm vai trò của ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
+ Biết được nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
+ Kể tên sản phẩm của 1 số ngành công nghiệp.
+ Xác định trên bản đồ nơi phân bố của 1 số mặt hàng thủ công nổ i t iếng.
+ Tôn trọng những người thợ thủ công và tự hào vì nước ta có nhiều mặt hàng thủ công nổi tiếng từ xa xưa.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bản đồ hành chính Việt Nam.
+ HS: Tranh ảnh 1 số ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và sản phẩm của chúng.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 1’
2. Bài cũ: 3’Lâm nghiệp và thủy sản
Hỏi học sinh một số kiến thức cũ và kiểm tra kĩ năng sử dụng lược đồ lâm nghiệp và thủy sản .
Đánh giá.
3. Giới thiệu bài mới: 1’“Công nghiệp”.
4. Phát triển các hoạt động: 30’
1. các ngành công nghiệp
v Hoạt động 1: 10’
Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Đố vui về sản phẩm của các ngành công nghiệp.
→ Kết luận điều gì về những ngành công nghiệp nước ta?
Ngành công nghiệp có vai trò như thế nào đới với đời sống sản xuất?
2. Nghề thủ công
v Hoạt động 2: 8’ (làm việc cả lớp)
Phương pháp: Hỏi đáp, giảng giải.
Kể tên những nghề thủ công có ở quê em và ở nước ta?
→ Kết luận: nước ta có rất nhiều nghề thủ công.
3. Vai trò ngành thủ công nước ta.
v Hoạt động 3 : 8’ (làm việc cá nhân)
Phương pháp: Hỏi đáp, giảng giải.
Ngành thủ công nước ta có vai trò và đặc điểm gì?
→ Chốt ý.
v Hoạt động 4: 3’Củng cố.
Phương pháp: Hỏi đáp, thi đua, quan sát, thảo luận nhóm?
Nhận xét, đánh giá.
5. Tổng kết - dặn dò: 1’
Chuẩn bị: “Công nghiệp “ (tt)
Nhận xét tiết học.
+ Hát
Nêu đặc điểm chính của ngành lâm nghiệp và thủy sản nước ta.
Vì sao phải tích cực trồng và bảo vệ rừng?
Nhận xét.
Hoạt động nhóm đôi.
Làm các bài tập trong SGK.
Trình bày kết quả, bổ sung và chuẩn xác kiến thức.
· Nước ta có rất nhiều ngành công nghiệp.
· Sản phẩm của từng ngành đa dạng (cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng, khai thác khoáng sản …).
· Hàng công nghiệp xuất khẩu: dầu mỏ, than, gạo, quần áo, giày dép, cá tôm đông lạnh …
Cung cấp máy móc cho sản xuất, các đồ dùng cho đời sống, xuất khẩu …
Hoạt động lớp.
Học sinh tự trả lời (thi giữa 2 dãy xem dãy nào kể được nhiều hơn).
Nhắc lại.
Hoạt động cá nhân.
Vai trò: Tận dụng lao động, nguyên liệu, tạo nhiều sản phẩm phục vụ cho đời sống, sản xuất và xuất khẩu.
Đặc điểm:
+ Phát triển rộng khắp dựa vào sự khéo tay của người thợ và nguồn nguyên liệu sẵn có.
+ Đa số người dân vừa làm nghề nông vừa làm nghề thủ công.
+ Nước ta có nhiều mặt hàng thủ công nổi tiếng từ xa xưa.
Hoạt động nhóm, lớp.
Thi đua trưng bày tranh ảnh đã sửu tầm được về các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp.
Thứ sáu ngày 07 tháng 11 năm 2008
KHOA HỌC :(Tiết 22) TRE , MÂY, SONG
I.MỤC TIÊU: Sau bài học các em có khả năng:
-Lập bảng so sánh đặc điểm và công dụng của tre, mây, song.
-Nhận ra một số đồ dùng hàng ngày làm bằng tre, mây, song.
-Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song được sử dụng trong gia đình.
II.PHƯƠNG TIỆN:
Phiếu học tập ; một số tranh ảnh hoặc đồ dùng thật được làm từ tre, mây, song.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Hoạt động 1(15phút): Đặc điểm của tre, mây, song
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để điền nội dung, đặc điểm, công dụng của tre, mây, song vào phiếu , sau đó tổ chức cho các em báo cáo kết quả.
Giáo viên chốt lại các ý kiến của học sinh và treo bảng, nhấn mạnh các kiến thứccần ghi nhớ.
Gợi ý để học sinh phát biểu thêm về các đồ dùng được làm bằng tre, mây, song ở địa phương.
Gọi một em đọc mục thông tin - phần 1 ở sách giáo khoa.
*Hoạt động 2(15phút): Công dụng của tre, mây, song
-Giáo viên tổ chức cho các em quan sát các hình vẽ trong sách giáo khoa để trao đổi về các vật được làm bằng tre, mây, song.
-Cho các nhóm báo cáo kết quả .
Giáo viên gợi ý để học sinh kể tên một số đồ dùng được làm băng tre, mây, song và công dụngcủa chúng mà em biết.
*Hoạt động 3(5phút): Củng cố
Giáo viên hệ thống nội dung bài.
Nhận xét ,dặn dò.
-Học sinh tham khảo các thông tin và quan sát các hình vẽ ở sách giáo khoa để lập bảng so sánh đặc điểm và công dụng của tre, mây, song.
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung để hoàn thiện nội dung:
*Tre là loại cây mọc đứng, cao khoảng 10-15m, thân rỗng, gồm nhiều đốt thẳng. Tre dùng để làm nhà và các đồ dùng trong nhà. Mây, song là loại cây leo, thân gỗ, không phân nhánh, hình trụ, có loài thân dài đến hàng trăm mét; dùng để đan lát , làm đồ mĩ nghệ, dây buộc, làm bàn ghế,...
-Học sinh làm việc theo nhóm- quan sát các hình 4,5,6,7 ở sách giáo khoa để nói tên từng loại đồ dung có trong mỗi hình đồng thời xác định đồ dùng đó được làm bằng tre, mây hay song.
-Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Học sinh kể tên một số đồ dùng được làm bằng tre, mây, song mà em biết ở địa phương em và nêu cách bảo quản các đồ dùng đó.
Học sinh đọc các thông tin ở sách giáo khoa.
KỸ THUẬT: (Tiết 12)
CẮT, KHÂU, THÊU TÚI XÁCH TAY ĐƠN GIẢN (T1)
I-MỤC TIÊU : HS cần phải :
-Biết cách căt, khâu, thêu trang trí túi xách đơn giản.
-Cắt, khâu, thêu trang trí được túi xách đơn giản.
-Rèn luyện sự khéo léo của đôi tay và khả năng sáng tạo.HS yêu thích, tự hào với sản phẩm do mình làm được.
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
-Mẫu túi xách tay bằng vải có hình thêu trang trí ỏ¬ mặt túi.
-Một số mẫu thêu đơn giản
-Một mảnh vải màu hoặc trắng có kích thước 50 cm x 70cm
-khung thêu cầm tay.
-Kim khâu, kim thêu.
-Chỉ khâu, chỉ thêu các màu.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HĐ1: Quan sát, nhận xét
-GV giới thiệu mẫu túi xách tay và đặt câu hỏi để yêu cầu HS nêu nhận xét đặc điểm hình dạng của túi xách tay.
H:Túi xách tay có tác dụng gì?
-GV nhận xét và kết luận.
HĐ2:Hướng dẫn thao tác kỹ thuật
-Y/c HS đọc nội dung SGK và QS các hình trong SGK
-Y/c HS nêu các bước cắt, khâu, thêu trang trí túi xách tay.
-GVKL:
-Quan sát và nêu đặc điểm hình dạng của túi xách tay:
+Túi hình chữ nhật, bao gồm thân túi và quai túi.Quai túi được đính vào hai bên miệng túi.
+Túi được khâu bằng mũi khâu thường (hoặc khâu đột)
+Một mặt của thân túi có hình thêu trang trí.
-HS trả lời.
-QS các hình và đọc nội dung trong SGK
-vài em nêu, cả lớp theo dõi nhận xét.
*GV giải thích - minh hoạ một số điểm cần lưu ý HS khi thực hành cắt, khâu, thêu túi xách tay:
+Thêu trang trí trước khi khâu túi.Chú ý bố trí hình thêu cho cân đối trên một nửa mảnh vải dùng để khâu túi.
+Khâu miệng túi trước rồi khâu thân túi.Gấp mép và khâu lược để cố định đường gấp mép ở mặt trái mảnh vải.Sau đó lật vải sang mặt phải để khâu viền đường gấp mép.
+Để khâu phần thân túi cần gấp đôi mảnh vải(mặt phải úp vào, mặt trái ra ngoài) . Sau đó so cho đường gấp mép bằng nhau và vuốt phẳng đường gấp cạnh thân túi.Khâu lần lượt từng đường thân túi bằng mũi khâu thường hoặc khâu đột.(Nên bắt đầu đường khâu từ phía miệng túi)
+Đính quai túi ở mặt trái của túi.Nên khâu nhiều đường(4-6 đường) để quai túi được đinhá chắc chắn vào miệng túi.
-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu các yêu cầu, thời gian thực hành.
-Tổ chức cho HS thực hành đo, cắt vải theo cặp.
-Thực hành đo cắt vải theo cặp
I.Mục tiêu
-Qua tiết sinh hoạt tập thể giúp các em nắm được các hoạt động mà các em đã làm được trong tuần qua, từ đó các em có ý thức tự giác, có tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc.
-Bước đầu biết tự mình nhận xét, đánh giá những công việc mình đã làm được và lên kế hoạch cho mọi hoạt động của tuần tới.
II.Chuẩn bị
GV hệ thống lại những việc đã làm được trong tuần và lên kế hoạch hoạt động cho tuần tới.
III.Các hoạt động
HĐ1:
-Y/c các tổ tự sinh hoạt trong tổ- Tổ trưởng điều khiển dưới sự hd của GV
-Y/c các tổ báo cáo kết quả thảo luận của tổ mình
-GV kết luận và chốt lại các ý:
+Về đạo đức: Ngoan, lễ phép,đã thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên và nhi đồng.
+Về học tập: Đi học chuyên cần, không có h/s nghỉ học không có lý do. Học bài và làm bài tập tương đối đầy đủ. Trong giờ học hăng say phát biểu xây dựng bài.
+Về các hoạt động khác: Xếp hàng ra vào lớp nhanh. Giữ vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ.
-Những gương tiêu biểu trong tuần :.....................................
..............................................................................................
*Bên cạnh đó vẫn còn một số em còn nói chuyện và làm việc riêng trong lớp như : ....................................................
Chưa học bài và làm bài tập ở nhà như: .............................
...............................................................................................
2.HĐ 2 : Bình xét thi đua giữa các tổ
-Y/c các nhóm bình xét xếp loại thi đua giữa các tổ
-GV kết luận - công nhận
3.HĐ 3: Phương hướng, chỉ tiêu và biện pháp thực hiện các hoạt động cho tuần 13.
-GV yêu cầu các tổ tự đề ra kế hoạch hoạt động cho tuần tới
-GV kết luận: Thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy. Đi học đúng giờ, học bài và làm bầi đầy đủ trước khi đến lớp. Có đầy đủ đồ dùng học tập, trong lớp không được nói chuyện hay làm việc riêng. Phải tập trung suy nghĩ và luôn hoàn thành công việc của mình.Xếp hàng ra vào lớp nhanh, đẹp.
Biện pháp thực hiện :Thường xuyên kiểm tra bài, đồ dùng học tập đầu giờ, phối hợp cùng với phụ huynh lên kế hoạch và các quy định cụ thể cho từng công việc.Thường xuyên chấm- chữa bài, giám sát và động viên tuyên dương kịp thời những h/s có kết quả hoạt động tốt.
-Y/c các tổ lên đăng ký chỉ tiêu
4 HĐ 4: Nhận xét - Dặn dò: Tuyên dương những cá nhân, tổ đã thực hiện tốt nội quy đã đề ra.
-Các tổ sinh hoạt theo sự điều của tổ trưởng.
-Các tổ báo cáo kết quả thảo luận
-Các tổ nhận xét, bổ sung
-H/s lắng nghe
-Các tổ tiến hành bình xét thi đua
-Các tổ xây dựng kế hoạch hoạt động cho tuần tới và biện pháp thực hiện
+Về đạo đức, học tập, các hoạt động khác
-Đại diện từng tổ đăng ký chỉ tiêu cho tổ mình
.......
ôôôô
File đính kèm:
- lop 5 tuan 1112.doc