Tập đọc
Tiết 18: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1( TIẾT 1)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ đọc khoảng 100 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong sgk.
2. Kỹ năng
- Rèn học sinh đọc đúng, chính xác, trôi chảy, diễn cảm bài văn
- Trình bày bảng thống kê rõ ràng, sạch đẹp
3. KNS: - Tìm kiếm và xử lý thông tin; hợp tác tìm kiếm thông tin; thể hiện sự tự tin khi thuyết trình.
4. Phương pháp: trình bày cá nhân
23 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 10 - Trường Tiểu học Trường Đông A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vai
III- Hoạt động dạy học
Khởi động: Trò chơi “Chanh chua, cua cắp”
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- GV cho cả lớp đứng thành vòng tròn, tay trái giơ lên gần ngang va, bàn tay ngửa, xoè ra; ngón trỏ của tay phải để vào lòng bàn tay trái của người đứng liền bên cạnh, phía tay phải của mình.
- Khi người điều khiển hô: “chanh”, cả lớp hô: “chua”, tay của mọi người vẫn để yên. Khi người điều khiển hô: “cua” cả lớp hô “cắp” đồng thời bàn tay trái nắm lại để cắp người khác, còn ngón tay phải của mình rút nhanh ra để khỏi bị “cắp” . Người bị cắp là thua cuộc.
Bước 2: Thực hiện chơi như hướng dẫn trên.
Kết thúc trò chơi, GV hỏi HS : Các em rút ra bài học gì qua trò chơi?
Hoạt động 1: Phương pháp : Quan sát và thảo luận
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển những mình quan sát các hình 1, 2, 3 trang 38 SGK và trao đổi về nội dung của từng hình.
- Tiếp theo, nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi trang 38 SGK.
+ Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại
+ Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại?
Bước 2: Các nhóm làm viẹc theo hướng dẫn trên
GV có thể đi đến các nhóm gợi ý các em đưa thêm các tình huống khác với những tình huống đã vẽ trong SGK.
Bước 3: Làm việc cả lớp
- Đại diện từng những trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận:
+ Một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại : ĐI một mình nơi tối tăm, vắng vẻ; ở trong phòng kín một mình với người lạ; đi nhờ xe người lạ; nhận quà có giá trị đặc biệt sự chăm sóc đặc biệt của người khác mà không rõ lí do;
+Một số điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại (Xem mục Bạn cần biết trang 39 SGK)
*Hoạt động 2: đóng vai “ứng phó với nguy cơ bị xâm hại”.
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm.
Nhóm 1: Phải làm gì khi có người lạ mặt tặng quà cho mình?
Nhóm 2: Phải làm gì khi có người lạ muốn vào nhà?
Nhóm 3: Phải làm gì khi có người trêu ghẹo hoặc có hành động gây bối rối, khó chịu đối với bản thân.,..?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Từng nhóm trình bày cách ứng xử trong những trường hợp nêu trên. Các nhóm khác nhận xét góp ý kiến.
- Tiếp theo, GV cho cả lớp thảo luận câu hỏi:
trong trường hợp bị xâm hại, chúng ta cần làm gì?
Kết luận:
-Trong trường hợp bị xâm hại, tuỳ trường hợp cụ thể các em cần lựa chọn các cách ứng xử phù hợp. Ví dụ:
- Tìm cách tránh xa kẻ đó như đứng dậy hoặc lùi xa đủ để kẻ đó không với tay được đến người mình.
- Nhìn thẳng vào mặt kẻ đó và nói to một cách kiên quyết: Không! Hãy dừng lại, tôi sẽ nói cho mọi người biết, nhắc lại lần lượt nữa
- Bỏ đi ngay.
- Kể với người tin cậy để nhận được giúp đỡ
*Hoạt động 3: Vẽ bàn tay tin cậy
Bước 1: GV hướng dẫn HS cả lớp làm việc cá nhân
- Mỗi em vẽ bàn tay ghi tên một người mà mình với các ngón xoè ra trên tờ giấy A4. ghi tên một người mà mình tin cậy, mình có thể nói với họ mọi điều thầm kín, đồng thời họ cũng sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mình trong lúc khó khăn hoặc cho mình những lời khuyên đúng đắn.
Bước 2: Làm việc theo cặp
HS trao đổi hình vẽ “ Bàn tay tin cậy” của mình với bạn bên cạnh.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
GV gọi một vài HS nói về “bàn tay tin cậy”
-Trên mỗi ngón tay của mình với cả lớp.
-------------------------------------------------------------
Toán
Tiết 46: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết chuyển các phân số thập phân thành số thập phân
- So sánh số đo độ dài viết dưới dạng khác nhau.
- Giải bài tóan liên quan đến “Rút về đơn vị”hoặc “Tìm tỉ số”
- Rèn cho học sinh kĩ năng tính chính xác.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ: Phấn màu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm:
3km5m = km 1ha430m2 = ha
6m7dm = m 5ha8791m2 = ha
16m4cm = m 86005m2 = ha.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
B. Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài tập 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
- 1 học sinh đọc bài trước lớp.
- Giáo viên chữa bài.
Bài làm: a. ; b. ; c. ; d.
Bài tập 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
- 1 học sinh lên bảng làm.
- Giáo viên nhận xét.
Bài làm: a. 11,20km > 11,02km. b. 11,02km = 11,020km c. 11km20m = 11,02km d. 11020m = 11,02km.
Bài tập 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
- Học sinh làm theo nhóm.
- Đại diện nhóm chữa bài.
- Giáo viên nhận xét.
Bài làm: a. 4m85cm = 4,85m; b. 72ha = 0,72km2.
Bài tập 4: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu. HS giải vào vở.
- Giáo viên chấm điểm.
Bài giải:
Giá tiền của 1 hộp đồ dùng là:
180 000 : 12 = 15 000 (đồng)
Mua 36 hộp đồ dùng như thế phải trả số tiền là:
15 000 x 36 = 540 000 (đồng)
Đáp số: 540 000 đồng.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh.
- Về nhà học bài, chuẩn bị Kiểm tra định kì giữa học kì I
-----------------------------------------------------
Thứ năm, ngày 24 tháng 10 năm 2013
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 20: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HKI (KN đọc)
---------------------------------------------------------------------------
Toán
Tiết 47: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ 1
---------------------------------------------------------------
Thứ sáu, ngày 25 tháng 10 năm 2013
Tập làm văn
Tiết 19: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HKI (KN viết)
---------------------------------------------------
ĐỊA LÍ
Tiết 10: NÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS:
1-Kến thức
- Biết ngành trồng trọt có vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi.
- Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó lúa gạo được trồng nhiều nhất.
2-Kĩ năng :
- Nhận biết trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính.
* (không yêu cầu HS nhận xét)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Bản đồ Kinh tế Việt Nam.
- Tranh ảnh về các vùng trồng lúa, cây CN, cây ăn quả ở nước ta.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Mục tiêu: học sinh trả lời được câu hỏi
Nêu đặc điểm sự phân bố dân cư ở nước ta?
Hoạt động 2 (mục tiêu: Học sinh nắm được tựa bài) Giới thiệu bài: Trực tiếp
1. Ngành trồng trọt
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
Mục tiêu: học sinh biết vai trò của sản xuất nông nghiệp, biết trồng trọt mạnh hơn chăn nuôi
- Cho biết ngành trồng trọt có vai trò gì trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta?
-Trồng trọt là ngành sản xuất chính của nông nghiệp, mạnh hơn chăn nuôi.
Hoạt động 4:
Mục tiêu: Biết một số cây trồng chính ở nước ta,cây nào được trồng nhiều nhất
Làm việc theo cặp. HS quan sát và trả lời câu hỏi của mục 1 SGK:
+ Kể tên một số cây trồng chính ở nước ta?
+ Cho biết loại cây nào được trồng nhiều hơn cả?
- HS trình bày kết quả , GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
* Kết luận: Nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa gạo là nhiều nhất, các cây CN và cây ăn quả ngày càng được trồng nhiều.
- Gv nêu câu hỏi:
+ Vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng?
+ Nước ta đã đạt được thành tích gì trong việc trồng lúa gạo?
- GV tóm tắt: Việt nam đã trở thành nước xuất gạo hàng đầu thế giới.
Hoạt động 5:
Mục tiêu: học sinh chỉ được trên bản đồ vùng phân bố cây trồng
Làm việc cá nhân. HS quan sát hình 1
+ Hãy cho biết lúa gạo, cây CN lâu năm được trồng chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên hay đồng bằng?
- HS trình bày, chỉ bản đồ vùng phân bố một số cây trồng chủ yếu ở nước ta.
* Kết Luận: - Cây lúa gạo được trồng nhiều ở vùng đồng bằng,
- Cây CN lâu năm trồng nhiều ở vùng núi
- Cây ăn quả trồng nhiều ở vùng đồng bằng Nam Bộ,
2. Ngành chăn nuôi
Hoạt động 6:
mục tiêu: nắm được một số loại súc được nuôi ở nước ta.
Làm việc cả lớp. GV nêu câu hỏi:
+ Vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng?
+ Kể tên một số vật nuôi ở nước ta?
+ Em hãy cho biết trâu, bò, lợn, gia cầm nuôi nhiều ở vùng núi hay đồng bằng.
Hoạt động 7: Củng cố - dặn dò. HS đọc bài học. Chuẩn bị bài sau.
--------------------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 48: CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh biết thực hiện phép cộng hai số thập phân, biết giải bài toán có liên quan đến phép cộng hai số thập phân.
-Làm BT 1a,b;2a,b;3
- Rèn cho học sinh kĩ năng cộng chính xác.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ: Phấn màu, thước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. Kiểm tra bài cũ: Trả bài kiểm tra.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu – ghi bảng.
2. Hướng dẫn học sinh thực hiện phép cộng hai số thập phân:
Mục tiêu: Học sinh năm được cách đặt tính thực hiện được phép cộng
* Giáo viên nêu ví dụ 1, cho học sinh nêu lại bài toán và nêu phép tính giải bài toán để có phép cộng: 1,84 + 2,45 = ? (m)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự tìm cách thực hiện phép cộng hai số thập phân (bằng cách chuyển về phép cộng hai số tự nhiên: 184 + 245 = 429 (cm) rồi chuyển đổi đơn vị đo: 429cm = 4,29m để tìm được kết quả phép cộng hai số thập phân: 1,84 + 2,45 = 4,29 (m)).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự đặt tính rồi tính như SGK. Lưu ý học sinh về cách đặt dấu phẩy ở tổng (đặt thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng).
+
+
- GV cho HS nhận xét về sự giống nhau và khác nhau của 2 phép cộng:
(Đặt tính giống nhau, cộng giống nhau, khác ở chỗ không có hoặc có dấu phẩy).
- Giáo viên gọi học sinh nêu cách cộng hai số thập phân.
- 1 số học sinh nhắc lại cách cộng.
* Qua 2 ví dụ học sinh tự nêu cách công 2 số thập phân (SGK-trang 107)
- Giáo viên nhắc lại quy tắc, 1 số học sinh đọc lại.
3. Luyện tập:
Mục tiêu: làm được các bài toán trong sách giáo khoa
Bài tập 1: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
- 2 học sinh lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở, HS - GV nhận xét.
+
+
Bài làm: a. b.
Bài tập 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu. 1 HS lên bảng giải.
- Học sinh, giáo viên nhận xét.
+
+
Bài làm: a. b.
Bài tập 3: - Gọi HS đọc và thực hiện. HS giải vào vở, GV chấm điểm.
Bài giải: Tiến cân nặng số ki-lô-gam là: 32,6 + 4,8 = 37,4 (kg).
Đáp số: 37,4kg.
4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học, học sinh nhắc lại cách cộng 2 số TP.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài Luyện tập – Xem trước các bài tập sgk
------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- GIAO AN LOP 5 TUAN 10 THEO QUI DINH MOI CUA PGD.doc