Giáo án Lớp 5 Tuần 10 - Trường Tiểu học số 1 Đồng Sơn

Tiếng Việt

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ I (tiết 1)

I. Mục đích, yêu cầu:

- Đọc trôi chảy , lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn ; thuộc 2, 3 bài thơ, đoạn thơ dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong sách giáo khoa.

- Học sinh khá giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.

II. Chuẩn bị: Săm các bài tập đọc.

III. Các hoạt động dạy và học:

1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.

2. Kiểm trabài cũ (khoảng 3 -5 phút): Kiểm tra HS đọc bài và trả lời câu hỏi bài: Đất Cà Mau.

HS1.Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao?

HS2. Người dân Cà Mau có tính cách như thế nào?

 

doc29 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 840 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 10 - Trường Tiểu học số 1 Đồng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
û lời đúng. HĐ2: HS làm bài:.(khoảng 30 phút) -Yêu cầu HS làm bài. -GV theo dõi, quan sát HS làm bài. -Thu bài. 4. Củng cố – Dặn dò: (khoảng 2 phút) -GV nhận xét tiết kiểm tra. -Dặn HS chuẩn bị bài tiết sau kiểm tra tập làm văn. -Nhận đề kiểm tra. -Lắng nghe, nắm bắt. -HS làm bài cá nhân vào giấy kiểm tra. -Nộp bài. -Lắng nghe, nắm bắt. Đề chẵn: Bài kiểm tra đọc A – Đọc thầm bài : Mầm non B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng? 1.Mầm non ép mình nằm im trong mùa nào? a. Mùa xuân b. Mùa hè c. mùa thu d. mùa đông 2. Trong bài thơ, mầm non được nhân hoá bằng cách nào? a. Dùng các động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non. b. Dùng các tính từ chỉ hành động của người để miêu tả về mầm non. c. Dùng đại từ chỉ người để chỉ mầm non. 3. Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về? a. Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân b. Nhờ sự êm ắng của mọi vật trong mùa xuân c. Nhờ màu sắc tươi tắn của cỏ cây hoa lá. 4. Em hiểu rừng cây trông thưa thớt, như chỉ cuội với cành nghĩa là thế nào? a. Rừng thưa thớt vì rất ít cây. b. Rừng thưa thớt vì cây không có lá c. Rừng thưa thớt vì toàn lá vàng. 5. Ý chính của bài thơ là gì? a. Miêu tả mầm non. b. Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân c. Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên. 6. Trong câu nào dưới đây, từ mầm non được dùng với nghĩa gốc? a. Bé đang học ở trường mầm non. b. Thiếu niên nhi đồng là mầm non của đất nước. c. Trên cành cây có những mầm non mới nhú 7. Hối hả có nghĩa là: a. Rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh. b. Mừng vui phấn khởi vì được như ý. d. Vất vả và dốc hết sức làm cho thật nhanh. 8. Từ thưa thớt thuộc từ loại nào? a. danh từ b. tính từ c. động từ 9. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? a. nho nhỏ, lim dim, mặt đất, hối hả, lất phất, thưa thớt. b. nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, lặng im, thưa thớt, róc rách. c. nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách. 10. Tìm một từ trong bài thơ đồng nghĩa với từ im ắng. a. lặng im b. nho nhỏ Kiểm tra – Môn Tiếng Việt lớp 5 Đề lẻ: Bài kiểm tra đọc A – Đọc thầm bài : Mầm non B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng? 1. Trong bài thơ, mầm non được nhân hoá bằng cách nào? a. Dùng đại từ chỉ người để chỉ mầm non. b. Dùng các động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non. c. Dùng các tính từ chỉ hành động của người để miêu tả về mầm non. 2.Mầm non ép mình nằm im trong mùa nào? a. Mùa xuân b. Mùa thu c. mùa hè d. mùa đông 3. Em hiểu rừng cây trông thưa thớt, như chỉ cội với cành nghĩa là thế nào? a. Rừng thưa thớt vì cây không có lá b. Rừng thưa thớt vì toàn lá vàng. c. Rừng thưa thớt vì rất ít cây. 4. Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về? a. Nhờ màu sắc tươi tắn của cỏ cây, hoa lá. b. Nhờ sự êm ắng của mọi vật trong mùa xuân c. Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân. 5. Ý chính của bài thơ là gì? a. Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên. b. Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân c. Miêu tả mầm non. 6 . Từ thưa thớt thuộc từ loại nào? a. tính từ b. danh từ c. động từ 7. Hối hả có nghĩa là: a. Mừng vui phấn khởi vì được như ý. b. Vất vả và dốc hết sức làm cho thật nhanh. c. Rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh. 8. Trong câu nào dưới đây, từ mầm non được dùng với nghĩa gốc? a. Thiếu niên nhi đồng là mầm non của đất nước. b. Trên cành cây có những mầm non mới nhú c. Bé đang học ở trường mầm non. 9. Tìm một từ trong bài thơ đồng nghĩa với từ im ắng. a. nho nhỏ b. lim dim c. lặng im 9. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? a. nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách. b. nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, lặng im, thưa thớt, róc rách. c. nho nhỏ, lim dim, mặt đất, hối hả, lất phất, thưa thớt. c. lim dim. 3. Chấm bài – Nhận xét: BDPĐToán: LUYỆN ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG I.Mục tiêu: -Chuyển đổi số đo độ dài, số đo diện tích thành số đo có đơn vị cho trước; giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị hoặc tìm tỉ số. -HS thực hiện làm tốt các bài tập trong SGK. -HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. II. Hoạt động dạy và học: -GV nhận xét ghi điểm. 3. Dạy - học bài mới: Hoạt động dạy Hoạt động học -Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học. -GV nêu vì đây là bài ôn tập các dạng bài mà HS đã được làm nhiều, GV tổ chức cho HS tìm hiểu đề bài 1 lần và sau đó thứ tự lên bảng gọi HS lên bảng làm lớp làm vào vở. HĐ 1: Thực hiện tìm hiểu yêu cầu các bài tập và làm bài Bài 1: Viết số thích hợp và chỗ chấm: a) 3km5m = .km b)7kg 4g = kg c) 1ha 430m2 = ha 6m 5dm = m 2tấn 7kg = tấn 17 ha 34m2 = .ha Bài 2: Trong các số đo độ dài dưới đây, những số nào bằng 11,02km: 11,20km 11,02km 11,020km1,02km 11km 20m. 11,02km 11020m . 11,02km Bài 3: Viết các số thập phân thích hợp vào chổ chấm: a) 4m 85cm = m b) 72ha = . km2 --HS nêu các vướng mắc trong các bài toán. -HS thứ tự lên bảng làm, lớp làm vào vở. -HS nhận xét bài bạn trên bảng. -Chấm bài chéo nhau. Bài 4: Tóm tắt: 12 hộp: 180 000 đồng 36 hộp: .đồng? Bài giải: Cách 1: Cách 2: Giá tiền của một hộp đồ dùng là: 36 hộp gấp 12 hộp số lần là: 180 000 : 12 = 15 000 (đồng) 36 : 12 = 3 (lần) Mua 36 hộp đồ dùng như thế phải trả số tiền là: Số tièn phải trả để mua 36 hộp đồ dùng là: 15000 x 36 = 540 000 (đồng) 180 000 x 3 = 540 000(đồng) Đáp số : 540 000 đồng Đápsố : 540 000 đồng. -Trong quá trình sửa bài, GV có thể cho HS nêu cách làm bài, cách giải toán tỉ lệ. 4. Củng cố - Dặn dò :(khoảng 2-3 phút) -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà làm bài ở vở BT toán, chuẩn bị bài tiếp theo. -HS nêu cách làm bài, cách giải toán tỉ lệ. Lịch sử BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP I. Mục tiêu: - HS biết được ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “ Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và ngày 2 tháng 9 trở thành ngày Quốc khánh của nước ta. - Hiểu được ý nghĩa của ngày lịch sử trọng đại này. - Tự hào về trang sử vẻ vang của dân tộc. II.Chuẩn bị: GV:- Hình Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập. -Tranh về quảng trường Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945. HS: Tìm hiểu trước nội dung bài. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ (khoảng 3 -5 phút): Gọi HS trả lời câu hỏi: HS1. Mùa thu năm 1945 nước ta có sự kiện lịch sử gì diễn ra? -GV nhận xét ghi điểm từng học sinh. 3. Dạy – học bài mới : -GV giới thiệu: – GV ghi đề lên bảng. Hoạt động dạy Hoạt động học HĐ1: Tìm hiểu:không khí tưng bừng và diễn biến chính của buổi lễ:.(khoảng 15 phút) + Yêu cầu học sinh đọc nội dung sgk và quan sát tranh Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình trong ngày 2/ 9/ 1945 thảo luận nhóm, nội dung: H. Mô tả không khí tưng bừng và nêu diễn biến chính của buổi lễ Quốc khánh 2/ 9/ 1945? + Yêu cầu đại diện nhóm trình bày trước lớp,GV nhận xét và chốt lại: *2. 9. 1945 Hà Nội tưng bừng màu đỏ, một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa, nhà máy, hiệu buôn đều nghỉ: dòng người từ khắp các ngả đều xuống đường tập trung về quảng trường Ba Đình. *Diễn biến buổi lễ: 14 giờ buổi lễ bắt đầu: Chủ Tịch Hồ Chí Minh cùng các vị trong chính phủ lâm thời bước lên lễ đài. Nhân dân hoan hô vang dậy. Dáng điệu khoan thai Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập * Không khí trong ngày này của toàn dân thật náo nức, tưng bừng, ai cũng chờ đợi giây phút trọng đại, thiêng liêng này Buổi lễ diễn ra thật trang trọng song cũng hết sức gần gũi, thân mật HĐ2: Tìm hiểu nội dung trích của bản Tuyên ngôn độc lập và ý nghĩa lịch sử..(khoảng 15 phút) +Yêu cầu học sinh tìm hiểu sgk trả lời câu hỏi: H: Bản “Tuyên ngôn độc lập” Bác Hồ thay mặt nhân dân Việt Nam tuyên bố điều gì? “ Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và đọc lập, giữ vững quyền đọc lập tự do ấy” H. Trong buổi lễ, nhân dân đã thể hiện ý chí của mình vì độc lập, tự do như thế nào? H: Nêu ý nghĩa lịch sử của buổi lễ trọng đại này? ( Đây là buổi lễ khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Hằng năm ngày 2 tháng 9 trở thành ngày Quốc khánh của nước ta.) 4. Củng cố – Dặn dò: (khoảng 2-3 phút) + Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ sách giáo khoa. + Dặn về nhà học bài, chuẩn bị bài tiếp theo. HS tìm hiểu bài thảo luận nhóm, cử thư ký ghi kết quả. Đại diện nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung. 2-3 em nhắc lại ý chốt ghi bảng . Cá nhân thực hiện trả lời. Cứ mỗi câu 2-3 HS trả lời HS khác nhận xét bổ sung. 1-2 em đọc phần ghi nhớ. Nghe, thực hiện chuyển tiết. Thứ năm ngày 28 tháng 10 năm 2010 Kiểm tra định kỳ giữa học kỳ 1 Thứ sáu ngày 29 tháng 10 năm 2010 CHẤM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KỲ I *********************************************

File đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 10.doc
Giáo án liên quan