Tập đọc
TIẾT 1: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. MỤC TIÊU:
- Đọc trôi chảy lưu loát , đọc đúng các từ ngữ , câu trong bài .
- Hiểu các từ ngữ . Nắm được Nội dung Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn. HS sẽ kế tục sự nghiệp của ông cha, xây dựng thành công nước Việt Nam
- Học thuộc lòng bài thơ.
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ trong SGK. Bảng phụ viết đoạn học thuộc lòng
III. Các hoạt động dạy học
12 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 1 - Người soạn: Lê Nguyên Khang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ín.(SGV/52)
- Quang cảnh không héo tàn... Trời không nắng không mưa
- Không ai tưởng đến ngày hay đêm, cứ mải miết gặt
- Tác giả rất yêu quê hương
HS đọc nội dung: SGV/ 50
HS đọc diễn cảm theo HD của GV
HS thi đọc diễn cảm trước lớp
Bình chọn bạn đọc hay nhất
Nghìn năm văn hiến
--------------------------------------------------------------------
TIẾT 3: ÔN TẬP: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ
I. Mục tiêu:
- HS nhớ lại cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số.
- Các em biết sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn.
II. Chuẩn bị: Phấn màu
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi một HS lên bảng rút gọn phân số
- Hai em nhắc lại tính chất cơ bản của phân số – Giáo viên nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài – ghi bảng
2. Hướng dẫn HS ôn tập cách so sánh hai phân số.
a. So sánh hai phân số cùng mẫu số:
- Giáo viên viết hai phân số lên bảng: và yêu cầu HS so sánh.
- HS so sánh hai phân số:
- HS rút ra cách so sánh hai phân số cùng mẫu số – một số HS nhắc lại.
b. So sánh hai phân số khác mẫu số:
- Giáo viên viết hai phân số ; lên bảng và yêu cầu HS so sánh.
- HS so sánh hai phân số đó và rút ra cách so sánh hai phân số khác mẫu số.
vì nên
- Một số HS nhắc lại – Giáo viên kết luận.
3. Luyện tập:
Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu.
- Hai HS lên bảng làm, HS khác làm vở
- HS – Giáo viên nhận xét.
Bài làm:
Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu của bài.
- HS làm vở – Giáo viên chấm điểm.
Bài làm: a) Xếp như sau: .
b) Xếp như sau: .
4. Củng cố – dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- HS nhắc lại nội dung bài.
- Về nhà học bài – Chuẩn bị bài Ôn tập so sánh hai phân số tiếp theo.
TẬP LÀM VĂN
Tiết 1: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU:
- Phân tích bài văn “Buổi sớm trên cánh đồng” HS hiểu thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn tả cảnh.
- Biết lập dàn ý tả cảnh một buổi trong ngày và trình bày theo dàn ý điều đã quan sát được.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II. Chuẩn bị
- Tranh ảnh quang cảnh vườn cây, công viên đường phố, cánh đồng.
III. Các hoạt động dạy- học
A. Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút )
HS nhắc lại ghi nhớ : cấu tạo bài văn tả cảnh.
B . Dạy bài mới : ( 37 phút )
1 Giới thiệu bài:
Nêu mục đích yêu cầu tiết học - ghi bảng.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1 : HS đọc nội dung
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn “ Buổi sớm trên cánh đồng” Làm việc theo nhóm đôi
- HS nối tiếp trả lời GV chốt ý.
- Câu a : Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu?
( Tả cánh đồng : SGV / 61)
- b, Tác giả quan sát sự vật bằng các giác quan nào ?
( Bằng cảm giác của làn da bằng mắt SGV / 61 )
- c. Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát của tác giả
(Giữa những đám mây xám đục giọt mưa loáng thoáng rơi )
Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu của bài tập
- HS quan sát tranh , dựa trên kết quả quan sát được lập dàn ý tả cảnh một buổi sáng ( hoặc trưa , chiều)
- HS nối tiếp nhau trình bày
- Một HS làm bảng phụ – Nhận xét bổ sung
* Phần gợi ý :
Mở bài : Giới thiệu bao quát cảnh yên tĩnh của công viên vào buổi sớm .
Thân bài : ( Tả các bộ phận của cảnh vật )
- Cây cối , chim chóc, những con đường
- Mặt hồ
- Người tập thể dục, thể thao
Kết luận : Em thích đến công viên vào buổi sớm mai?.
3. Củng cố dặn dò
- Về nhà hoàn chỉnh dàn ý viết vào vở. Chuẩn bị tiết sau : Luyện tập tả cảnh
Thứ năm ngày 28 tháng 8 năm 2008
TOÁN
ÔN TẬP: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS ôn tập, củng cố về:
- So sánh phân số với đơn vị.
- So sánh hai phân số có cùng tử số, hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học tập.
II. Chuẩn bị: Phấn màu, các mảnh bìa về phân số. Bộ phân số.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hai HS lên bảng so sánh các phân số sau: và ; và
- Gọi HS nhắc lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số và khác mẫu số.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài Ghi bảng.
2. Hướng dẫn ôn tập.
- Giáo viên hướng dẫn HS lần lượt làm từng bài tập để củng cố kiến thức.
Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và nêu lại yêu cầu.
- Một HS lên bảng làm, HS khác làm vào vở.
Bài làm: a)
b) - Phân số lớn hơn 1 là phân số có tử số lớn hơn mẫu số.
- Phân số bằng 1 là phân số có tử số bằng mẫu số.
- Phân số bé hơn 1 là phân số có tử số bé hơn mẫu số.
Bài tập 2:- Giáo viên gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- 3 HS lên bảng làm – HS khác làm vở.
- HS – Giáo viên nhận xét.
Bài làm: .
Nhận xét: Khi so sánh hai phân số có cùng tử số, phân số nào có mẫu số lớn hơn thì phân số đó bé hơn và phân số nào có mẫu số bé hơn là phân số lớn hơn.
Bài tập 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
- 3 HS lên bảng làm, HS khác làm vở.
- HS – Giáo viên nhận xét.
Bài làm: a) b) c)
Bài tập 4: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
- Giáo viên chữa bài.
Bài giải: Mẹ cho chị số quả quýt, tức là chị được số quả quýt. Mẹ cho em số quả quýt, tức là em được số quả quýt. Mà nên . Vậy em được mẹ cho nhiều quýt hơn.
4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học
Luyện từ và câu
Tiết 2: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA.
I I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS tìm được những từ dồng nghĩa với những từ đã cho.
- Cảm nhận dược sự khác nhau giữa những từ đòng nghĩa không hoàn toàn.
Từ đó biết cân nhắc, lựa chọn từ thích hợp với ngữ cảnh cụ thể.
- Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ, bút dạ.
III. Hoạt động dạy - học:
A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). Cho HS nhắc lại :
+ Thế nào là từ đồng nghĩa ?
+ Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn ? Cho VD ?
+ Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn ? Cho VD ?
B.Dạy bài mới : ( 37 phút )
1.Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: Cho HS đọc yêu cầu BT. GV phát bảng phụ.
- HS làm việc theo nhóm.
- Gọi đại diện các nhóm lên gắn bảng phụ và trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm thi đua. GV chốt lời giải đúng.
Lời giải : a. Màu xanh: xanh biếc, xanh lè, xanh lơ,xanh lam, xanh mướt
b. Màu đỏ: đỏ au, đỏ cạch, đỏ chói, đỏ lựng
c. Màu trắng: trắng tinh, trắng toát, trắng ngần,trắng phau..
d. Màu đen: đen sì, đen kịt, đen ngòm, đen thui, đen trũi
Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu BT. Cho HS làm vào vở.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận, tuyên dương em làm bài tốt
* Lời giải: - Vườn cải nhà em mới lên xanh mướt.
. - Mẹ em từ trong bếp đi ra má đỏ lựng vì nóng.
- Búp hoa lan trắng ngần.
- Cống nước đen ngòm.
Bài tập 3: Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT và đoạn : Cá hồi vượt thác.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn.
- Cho HS làm việc cá nhân.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xết chốt lời giải đúng.
*Lời giải : Suốt đêm thác réo điên cuồng. Mặt trời vừa nhô lên. Dòng thác óng ánh sáng rực dưới ánh nắng. Tiếng nước xối gầm vang. Đậu “chân” bên kia ngọn thác, chúng chưa kịp chờ cho cơn choáng đi qua, lại hối hả lên đường.
3 Củng cố dặn dò: Về nhà đọc lại đoạn văn. Chuẩn bị cho bài sau.
------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 29 tháng 8 năm 2008
TẬP LÀM VĂN
Tiết 2: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU:
- Biết phát hiện những cảnh đẹp trong hai bài văn tả cảnh ( Rừng trưa ; Chiều tối )
- Biết chuyển một phần dàn ý đã lập thành một bài văn tả cảnh trong bài.
- Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn.
II. Chuẩn bị: Ghi chép và dàn ý đã lập khi quan sát một buổi trong ngày.
III. Các hoạt động dạy – học
A. Kiểm tra bài cũ : ( 5phút )
Trình bày dàn ý thể hiện kết quả quan sát một buổi trong ngày.
GV nhận xét.
B. Dạy bài mới : ( 35 phút )
1, Giới thiệu bài : trực tiếp ( SGV / 76 )
2, Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Hai HS đọc nối tiếp 2 đoạn văn bài tập 1( mỗi em đọc một bài )
- HS cả lớp đọc thầm hai bài văn , tìm những hình ảnh mà em thích
- HS tự đưa ra ý kiến của mình - GV tôn trọng ý kiến HS Khen ngợi những em tìm được những hình ảnh đẹp.
- HS giải thích được lí do vì sao em thích
Bài tập 2
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1
- Nhắc lại yêu cầu của bài : Dựa vào dàn ý ,em hãy viết một đoạn văn ngắn tả cảnh một buổi sáng ( trưa, chiều ) trong vườn cây ( hay trong công viên , trên đường phố,trên cánh đồng , nương rẫy )
- GV nhắc mở bài hoặc kết bài cũng là một phần của dàn ý song nên chọn viết một đoạn trong phần thân bài
- Nhắc HS làm bài 1; 2 HS làm mẫu
- Cả lớp làm bài
- HS đọc đoạn văn trước lớp
- HS và GV nhận xét bổ sung GV chấm một số bài
3.Củng cố – dặn dò :
- Nhận xét tiết học . Về nhà chuẩn bị bài sau : Luyện tập làm báo cáo thống kê.
TOÁN
Tiết 5 :PHÂN SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS
- Nhận biết các phân số thập phân.
- Nhận ra được: có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân; biết cách chuyển các phân số đó thành phân số thập phân.
II. Chuẩn bị: Phấn màu
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hai HS lên bảng so sánh các phân số sau: và ; và
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài ghi bảng.
2. Giới thiệu phân số thập phân:
- Giáo viên viết lên bảng các phân số và yêu cầu HS đọc.
- HS đọc các phân số trên và nêu đặc điểm mẫu số của các phân số này. Để nhận biết các phân số đó có mẫu số là 10, 100, 1000
- Giáo viên giới thiệu các phân số có mẫu số là 10, 100, 1000 gọi là các phân số thập phân.
- Một số HS nhắc lại.
- Giáo viên nêu và viết trên bảng phân số rồi yêu cầu HS tìm phân số thập phân bằng .
- HS lên bảng làm, HS khác làm nháp: .
- Tương tự với hai phân số ; .
- HS rút ra kết luận qua 3 ví dụ – Giáo viên chốt lại: Một số phân số có thể viết thành phân số thập phân.
3. Luyện tập:
Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
- Gọi HS đọc nối tiếp – Giáo viên nhận xét.
Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
- 1 HS lên bảng viết, HS khác viết vào vở. .
- HS – Giáo viên nhận xét.
Bài tập 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
- Gọi HS nêu – Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học – tuyên dương HS.
- Về nhà làm bài tập số 4, chuẩn bị bài Luyện tập.
File đính kèm:
- tuan 1(1).doc