Tiết 3 Tập đọc
Tiết thứ 1 THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc trôi chảy bức thư với giọng xúc động. Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn.
- Hiểu một số từ ngữ: tám mươi năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, cường quốc, năm châu.
- Nội dung: Bác Hồ rất tin tưởng, hy vọng vào học sinh VN. Những người kế tục sự nghiệp của cha ông để xây dựng đất nước.
- Học thuộc lòng một đoạn thư.
- HS khá giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái trìu mến, tin tưởng.Qua đó giúp HS hiểu thêm về môi trường thiên nhiên đẹp đẽ ở làng quê VN.
162 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 đến 5 - Trường Tiểu học Đoàn Xá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơi trò chơi.
III) Nội dung và phương pháp:
Nội dung
Đ/lượng
Phương pháp tổ chức
A. Phần mở đầu
1. ổn Định tổ chức
2. Khởi động
B. Phần cơ bản
1. Ôn đội hình đội ngũ
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi điều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
2. Chơi trò chơi “ Nhảy đúng nhảy nhanh”
C. Kết thúc
6 - > 10’
200- 300m
18- 22’
10-12’
1 lần
6 lần
1-2 lần
1 lần
7- 8’
4- 6’
- Lớp trưởng tập hợp các bạn
xxxxx
xxxxx
LT xxxxx
GV
- GV phổ biến yêu cầu, nhiệm vụ tiết học, chấn chỉnh trang phục, ý thức tập luyện.
- HS chạy theo một hàng dọc quanh sân.
- Trò chơi “ Diệt các con vật có hại"
- Cán sự điều khiển lớp tập
- Chia tổ luyện tập.
( Tổ trưởng điều khiển )
- Cả lớp thi đua trình diễn
- Cả lớp tập để củng cố
( GV điều khiển)
* GV nêu tên trò chơi
- Tập hợp HS theo đội hình chơi.
- GV giải thích cách chơi và quy định chơi.
-> Cả lớp cùng chơi.
* HS hát một bài và vỗ tay theo nhịp.
- GV hệ thống bài học.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn lại bài tập.
Tiết 2 Tập làm văn
Tiết thứ 10: trả bài văn tả cảnh
I. Mục đích yêu cầu :
- Nắm được bài văn tả cảnh.
- Nhận được ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình và của bạn.
- Viết lại một đoạn cho hay hơn.
II- Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài (1- 2’)
2. Nhắc lại yêu cầu của đề bài (1 - 2’)
+ Đề bài yêu cầu gì ? ( tả cảnh vật )
3. Nhận xét bài làm của HS và hướng dẫn chữa 1 số lỗi điển hình (14 - 16')
* Ưu điểm
- Nắm được yêu cầu của đề bài.
- Bố cục bài làm rõ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Biết tả một số cảnh cơ bản của ngôi nhà.
- Một số bài viết có nhiều ý văn hay, biết lồng cảm xúc khi tả : V/ Anh, Hoa, Thư, Phương ,Đạt...
*Nhược điểm
- 1 số bài tả thiếu linh hoạt, mang tính liệt kê sự vật.
- Dùng từ, chấm câu thiếu hợp lí.
- Câu văn rườm rà.
- Chưa biết lồng cảm xúc khi tả.
* Chữa một số lỗi điển hình.
- Dùng từ: phòng ăn là nơi biểu diễn nấu ăn của mẹ em.
- Diễn đạt: Ngôi nhà đã cho em bố mẹ và kỉ niệm.
-..... em lại trở lại ngôi nhà thân yêu
-> trổ tài nấu ăn.
- Ngôi nhà là tổ ấm của gia đình em . ở đó có rất nhiều kỉ niệm...
....em lại trở về ngôi nhà
4. Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài ( 16 -18')
- GV trả lời cho HS và hướng dẫn các em sửa lỗi có trong bài viết của mình .Trao đổi với bạn rà soát lại việc sửa lỗi.
- GV đọc một số đoạn văn hay, bài văn hay cho HS tham khảo.
- Mỗi HS tự chọn 1 đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm của mình để viết lại cho hay hơn.
- Một số HS trình bày miệng đoạn văn viết lại....
5. Củng cố, dặn dò (2- 4')
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau "Quan sát cảnh sông nước"
Rút kinh nghiệm
..
Tiết 3 Toán
Tiết thứ 25 mi - li - mét vuông. bảng đơn vị đo diện tích
I. Mục tiêu:
- HS nắm được tên gọi kí hiệu, độ lớn của mm2. Quan hệ giữa mm2 và cm2.
- Biết tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng.
- Biết chuyển đổi các số đo diện tích từ đơn vị này sang đơn vị khác.
- HS làm được các bài 1,2a(cột 1),3, phần còn lại của bài 2 dành cho HS khá và giỏi.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5')
Bảng : 3dam225m2 = .....m2
815m2 = ....dam2....m2
2. Hoạt động 2: Bài dạy mới (15')
Hoạt động của thầy
2.1. Giới thiệu mi - li - met vuông
- Kể những đơn vị đo diện tích đã học ?
-> GV: Để đo những diện tích rất bé người ta dùng đơn vị đo mm2
- Em hiểu 1 mm2 là gì ?
- GV trực quan hình phóng to như SGK.
- Hình vuông gồm bao nhiêu hình vuông có diện tích mm2?
1cm2 = ? mm2
1mm2 = ? cm2
2.2. Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích
- Em đã học những đơn vị do diện tích nào lớn hơn m2 ? Nhỏ hơn m2 ?
-> GV hình thành bảng đơn vị đo diện tích.
- Nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liền nhau ?
-> Nhận xét : Mỗi đơn vị gấp 100 lần đơn vị bé, bằng 1/100 đơn vị lớn tiếp liền.
3. Hoạt động 3: Thực hành - Luyện tập (17')
* Bài 1
- Kiến thức : Đọc, viết số đo diện tích.
- GV chữa bài bằng bảng con.
-> Chốt kiến thức : Cách đọc, viết số đo diện tích.
* Bài 2a cột 1
- Kiến thức :Chuyển đổi đơn vị đo diện tích dam2 , hm2 , m2
- Sai lầm: chuyển đổi sai ->kết quả sai
- Định hướng : Khi chuyển đổi đơn vị đo diện tích, nếu hàng nào khuyết chữ số thì em phải làm gì ?
- GV kiểm tra, chữa cá nhân.
-> Chốt kiến thức : Dựa vào đâu em chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích ?
* Bài 3
- Kiến thức : Quan hệ giữa m2 với dm2, cm2 với mm2
- GV chấm, chữa bài bằng bảng phụ.
-> Chốt kiến thức : Nêu mối quan hệ giữa mm2- cm2 ; dm2- m2 ?
Hoạt động của trò
- HS kể tên.
- HS
10 x 10 = 100
1cm2 = 100mm2
1mm2 = 1/100cm2
- HS kể
- HS đọc nhận xét SGK
- a.HS làm miệng
b.HS làm bảng con
- HS làm nháp.
- Quan hệ giữa các đơn vị đo.
- Viết bằng 2 chữ số 0
- HS làm vở (1 em làm bảng phụ )
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò (3')
- Kiến thức : Bảng đơn vị đo diện tích.
- Hình thức : Chữa bài 3 -> chốt kiến thức.
- Chuẩn bị bài sau "Luyện tập"
Rút kinh nghiệm
.
Tiết 4 Khoa học
Tiết thứ 10 Thực hành nói "không"
đối với các chất gây nghiện (Tiếp)
I) Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh có khả năng:
- Xử lý các thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý và trình bày những thông tin đó.
- Thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện.
II) Đồ dùng dạy học:
- Sưu tầm ảnh và thông tin về tác hại của rượu bia, thuốc lá, ma tuý.
III) Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
+ Thuốc lá có những tác hại gì đối với người sử dụng và người xung quanh?
-... gây ra nhiều căn bệnh như ung thư phổi, các bệnh về đường hô hấp và tim mạch ....
+Tác hại của rượu bia đối với người sử dụng, đối với người xung quanh?
-... gây ra bệnh về đường tiêu hoá, tim mạch, thần kinh ...
+ Ma tuý có tác hại gì đối với người sử dụng và người xung quanh?
-... gây nghiện, mất khả năng lao động, dễ nhiễm HIV, nếu dùng quá liều sẽ bị chết ...
- Nhận xét, ghi điểm
Hoạt động 2: Thực hành kĩ năng từ chối khi bị lôi kéo rủ rê sử dụng chất gây nghiện.
1. Mục tiêu: Học sinh nhận ra: Nhiều khi biết chắc hành vi nào đó sẽ gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác mà có người vẫn làm. Từ đó, học sinh có ý thức tránh xa nguy hiểm.
2. Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hớng dẫn
- Yêu cầu học sinh quan sát hình minh hoạ trang 22, 23 sách giáo khoa
- Quan sát hình sách giáo khoa
+ Hình minh hoạ các tình huống gì?
- .. các bạn học sinh bị lôi kéo sử dụng các chất gây nghiện: rượu, thuốc lá, ma tuý
=> Trong cuộc sống hằng ngày mỗi chúng ta đều có thể bị rủ rê sử dụng các chất gây nghiện. Để bảo vệ mình các em phải biết cách từ chối...
- Chia nhóm, mỗi N thảo luận một tình huống. Xây dựng thành một đoạn kịch và đóng vai.
- Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống
Bước2: Làm việc theo nhóm
- Thảo luận, xây dựng đoạn kịch theo yêu cầu của giáo viên...
- Quan sát giúp đỡ các nhóm
Bước 3: Thảo luận cả lớp
- Học sinh thể hiện tình huống
- Nhận xét
- Tuyên dơng nhóm giải quyết tình huống hay, đóng vai đạt.
3. Kết luận: Rượu, bia; thuốc lá, ma tuý đều là những chất gây nghiện. Chúng ta phải biết nói không với các chất gây nghiện này ...
Hoạt động 3: Trò chơi " Chiếc ghế nguy hiểm"
1. Mục tiêu: Học sinh biết: Một số hành vi nào đó sẽ gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác mà có người vẫn làm. Từ đó, học sinh có ý thức tránh xa nguy hiểm.
2. Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- Chuẩn bị ghế và mảnh vải phủ lên ghế
- Yêu cầu: Đây là chiếc ghế rất nguy hiểm vì ai chạm vào nó sẽ bị điện giật chết... chia tổ thành các đội. Cố gắng đi thật nhanh qua ghế mà không động vào. Đội nào đi nhanh, không động ghế đội đó thắng. Đội nào có bạn chạm vào ghế, thì đội đó sẽ thua.
- Cử người lên làm ban giám khảo.
Bước 2: Học sinh thực hiện
- Học sinh tham gia vào trò chơi
- Ban giám khảo cho điểm
- Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc
Bước 3: Thảo luận cả lớp:
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi
+ Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế?
-... sợ hãi...
+ Tại sao khi đi qua chiếc ghế, một số bạn đã đi chạm lại và rất thận trọng để không chạm vào ghế?
-...chiếc ghế rất nguy hiểm. Em không dám động vào nó
+ Tại sao có người biết chắc là chiếc ghế rất nguy hiểm mà vẫn đẩy bạn, làm cho bạn chạm vào ghế?
-...vô tình bước nhanh làm bạn ngã...
+ Tại sao khi bị xô đẩy, có bạn cố gắng tránh để không ngã vào ghế?
-... vì em biết chắc cái ghế đó rất nguy hiểm, em không muốn chết.
+ Tại sao lại có người tự mình thử chạm tay vào ghế?
-.. muốn biết chiếc ghế đó có thật sự nguy hiểm không
+ Sau trò chơi " Chiếc ghế nguy hiểm" Em có nhận xét gì?
-... khi đã biết những gì nguy hiểm, chúng ta hãy tránh xa...
3. Kết luận: Chiếc ghế bị nhiễm điện này cũng giống như những chất như: Rượu, bia; thuốc lá; ma tuý đó là những chất gây nghiện. Qua trò chơi chúng ta cũng giải thích tại sao có nhiều người biết chắc là nguy hiểm như thực hiện một hành vi nào đó như hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng ma tuý là gây nguy hiểm cho người xung quanh và bản thân mình mà họ vẫn làm. Nhưng các em cần tránh xa những việc như vậy...
Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò
+ Đọc mục bạn cần biết trang 21 => 3 - 5 học sinh đọc
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài 10.
Tiết 7 Hoạt động tập thể
Sinh hoạt
1. Đánh giá, nhận xét tuần qua.
* Ưu điểm
* Tồn tại
* Tuyên dương
* Phê bình
2.Kế hoạch tuần tới
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
*********************************************************************************
File đính kèm:
- GIAO AN LOP 5 Tuan 1 5.doc