Tập đọc: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. Mục tiêu bài dạy:
- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.
Học thuộc đoạn: Sau 80 năm.công học tập của các em.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
- Bảng phụ viết đoạn thư Hs cần học thuộc lòng.
III. Hoạt động dạy học:
27 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 1 - Bùi Thị Nhàn - Trường TH Trần Quốc Toản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o sánh.
+ So sánh hai phân số có cùng tử số.
- GV cho HS so sánh theo cách so sánh hai phân số có cùng tử số trình bày cách làm của mình.
- HS trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến để đưa ra cách so sánh:
Khi so sánh các phân số có cùng tử số ta so sánh các mẫu số với nhau:
+ Phân số nào có mẫu số lớn hơn thì phân số đó bé hơn.
+ Phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn.
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- HS tự làm bài vào vở bài tập.
Bài 3
GV yêu cầu HS so sánh các phân số rồi báo cáo kết quả. Nhắc HS lựa chọn các cách so sánh quy đồng mẫu số để so sánh, quy đồng tử số để so sánh hay so sánh qua đơn vị sao cho thuận tiện, không nhất thiết phải làm theo một cách.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) So sánh và (có thể quy đồng mẫu số, hoặc quy đồng tử số để so sánh)
Kết quả
b) So sánh và (nên quy đồng tử số rồi so sánh).
. Giữ nguyên .
Vì 14 > 9 nên .
Vậy .
c) So sánh và (nên so sánh qua đơn vị)
; . Vậy
Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi.
IV. Củng cố, dặn dò:
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài: Phân số thập phân.
__________________________________
Khoa học: NAM HAY NỮ
I. Mục tiêu:
- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số qua niệm XH về vai trò của nam và nữ.
-Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới, khác giới.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 6, 7 SGK
- Các tấm phiếu có nội dung như trang 8 SGK.
III. Hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ:
Nêu ý nghĩa của sự sinh sản?
2/ Bài mới:
HĐ1: Thảo luận
- Thảo luận nhóm lớn
+ Lớp bạn có bao nhiêu bạn trai, bao nhiêu bạn gái?
+ Nêu một vài đặc điểm giống nhau giữa bạn trai và bạn gái?
+Chọn câu trả lời đúng:
Nêu một số điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học.
HĐ2: Trò chơi Ai nhanh- Ai đúng
- Học nhóm lớn. Mỗi nhóm nhận 1 tấm phiếu như gợi ý trong SGK và HDHS cách chơi.
- Thi xếp các tấm phiếu vào bảng.
- Lần lượt từng nhóm giải thích
- Một em trình bày
* Đại diện nhóm trình bày kết quả.
* GV kết luận:
-Ngoài những đặc điểm chung, giữa nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục.
- Nam thường có râu, cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng.
- Nữ có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục tạo ra trứng.
Nam
Cả nam và nữ
Nữ
- Có râu
-Cơ quan sinh dục tạo ra TT
dịu dàng,mạnh mẽ,kiên nhẫn, tự tin, chăm sóc con, .....
Cơ quan SD tạo ra trứng,mang thai cho con bú.
Tiết 2
HĐ3: Thảo luận
Làm việc cả lớp, từng nhóm báo cáo kết quả
GV kết luận
- Liên hệ trong lớp- Tại sao không nên phân biệt giữa nam và nữ?
* Quan niệm XH về nam và nữ có thể thay đổi. Mỗi HS đều có thể góp phần tạo nên sự thay đổi này bằng cách thay đổi suy nghĩ và thể hiện bằng hành động ngay từ trong gia đình, trong lớp học mình.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Tại sao không nên phân biệt đối xữ giữa nam và nữ?
- CB tiết sau.
_____________________________________
Mỹ thuật: XEM TRANH THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ
I. Mục tiêu:
- Hiểu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
- Có cảm nhận về vẻ đẹp của tranh Thiếu nữ bên hoa huệ.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: SGK, SGV, Tranh Thiếu nữ bên hoa huệ.
- HS: SGK.
III. Hoạt động dạy học:
HĐ1: Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
- HS học nhóm lớn
+ Nêu vài nét về tiểu sử của hoạ sĩ TNV
+ Kể tên 1 số tác phẩm nổi tiến của hoạ sĩ TNV.
HĐ2: Xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ
- HS quan sát tranh và thảo luận nhóm:
+ Hình ảnh chính của tranh là gì?
+ Hình ảnh chính được vẽ ntn?
+ Màu sắc trong trang ntn?
+ Tranh vẽ bằng chất liệu gì?
- Đại diện các nhóm trình bày
+ Tiểu sử...
+ Một số tác phẩm nổi tiếng: Thiếu nữ bên hoa huệ, Thiếu nữ bên hoa sen, Hai thiếu nữ và em bé,....
Đại diện các nhóm trình bày
* Tranh TNBHH là 1 trong những tác phẩm đẹp, có sức hấp dẫn, lôi cuốn.....
IV. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét chung tiết học.
- Sưu tầm tranh ảnh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
____________________________________
Thứ 6- 28 - 8 - 2009
Toán: PHÂN SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
* Kiến thức: - Biết đọc, viết phân số thập phân.
- Biết có một số phân số có thể chuyển thành phân số thập phân và biết chuyển các phân số này thành phân số thập phân.
* Kĩ năng: - Rèn chuyển các phân số thành phân số thập phân.
II. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/- Kiểm tra bài cũ:
1) Chọn cách so sánh thuận tiện nhất để so sánh các phân số sau:
a) và ; b) và ; c) và
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2/ Bài mới
HĐ1: Giới thiệu phân số thập phân
- GV viết lên bảng các phân số
... và yêu cầu HS đọc.
- HS đọc các phân số trên.
- GV hỏi: Em có nhận xét gì về mẫu số của các phân số trên?
- HS nêu theo ý hiểu của mình. Ví dụ:
+ Các phân số có mẫu số là 10, 100,...
+ Mẫu số của các phân số này đều chia hết cho 10...
- GV giới thiệu: Các phân số có mẫu số là 10, 100. 1000,... được gọi là các phân số thập phân.
- HS nghe và nhắc lại.
- GV viết lên bảng phân số và nêu yêu cầu: Hãy tìm một phân số thập phân bằng phân số .
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. HS có thể tìm:
- GV hỏi: Em làm thế nào để tìm được phân số thập phân bằng với phân số đã cho?
- HS nêu cách làm của mình. Ví dụ: Ta nhận thấy 5 x 2 = 10, vậy ta nhân cả tử số và mẫu số của phân số với 2 thì được phân số là phân số thập phân và bằng phân số đã cho.
- GV yêu cầu tương tự với các phân số
- HS tiến hành tìm các phân số thập phân bằng với các phân số đã cho và nêu cách tìm của mình.
- GV nêu kết luận.
+ Có một số phân số có thể viết thành
phân số thập phân.
- HS nghe và nêu lại kết luận của GV.
HĐ2: Luyện tập – Thực hành
Bài 1
- GV cho HS thực hiện dưới dạng trò chơi truyền điện.
- HS nối tiếp nhau đọc các phân số thập phân.
Bài 2
- GV lần lượt đọc các phân số thập phân cho HS viết.
- 2 HS lên bảng viết, các HS khác viết vào vở bài tập. Yêu cầu viết đúng theo thứ tự của GV đọc.
- GV nhận xét bài của HS trên bảng.
- HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài 3
- GV cho HS đọc các phân số trong bài, sau đó nêu rõ các phân số thập phân.
- HS đọc và nêu: Phân số là phân số thập phân.
- GV hỏi tiếp: Trong các phân số còn lại, phân số nào có thể viết thành phân số thập phân?
- HS nêu: Phân số có thể viết thành phân số thập phân;
Bài 4: HS làm bài a vả c
- GV cho HS đọc đề và làm vào vở.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó chữa bài và cho điểm HS.
- HS nhận xét bài bạn, theo dõi GV chữa bài và tự kiểm tra bài của mình.
* Củng cố, dặn dò:
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
__________________________________
Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. Mục tiêu:
1/ Tìm đượccác từ đồng nghĩa chỉ màu sắc và đặt câu với 1 từ tìm được ở BT1 (BT2).
2/ Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài học.
3/ Chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn (BT3)
II. Đồ dùng dạy học:
- VBTTV 5 tập 1.
- Bút dạ và giấy khổ to làm BT 2, 3.
III. Hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ:
- Thế nào là từ đồng nghĩa?
- Làm BT 3.
2/ Bài mới:
BT1: Làm việc theo nhóm lớn
- GV phát phiếu cho các nhóm làmbài
- HS trong nhóm trao đổi, cử thư ký viết nhanh lên giấy theo yc của đề.
BT2: Học nhóm đôi
- Mỗi em đặt ít nhất 1 câu.HS khá giỏi đặt 2 đến 3 câu với từ tìm được ở BT1
- Từng tổ nối tiếp nhau chơi trò chơi tiếp sức.
- Cả lớp và GV nhận xét.
BT3: Một em nêu yc bài tập và đọc đoạn văn Cá hồi vượt thác.
- Trao đổi cùng bạn làm bài vào vở.
Đại diện các nhóm làm bài
a/ Chỉ màu xanh: xanh biếc, xanh lè, xanh tươi, xanh sẫm,.....
b/ Chỉ màu đỏ: đỏ au, đỏ bừng, đỏ choé, đỏ cạch,....
c/ Chỉ màu trắng: trắng tinh, trắng toát, trắng muốt,.....
d/ Chỉ màu đen: đen sì, đen kịt, đen thui,...
VD: - Vườn cải nhà em mới lên xanh mướt.
Một em đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Thế nào là từ đồng nghĩa?
- CBBS: Luyện tập về từ đồng nghĩa.
_______________________________________
Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
- Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài Buổi sớm trên cánh đồng (BT1)
- Biết lập dàn ý miêu tả một buổi trong ngày (BT2)
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh một số vườn cây, công viên.
- Giấy khổ to để HS lập dàn ý bài văn.
III. Hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: Nêu cấu tạo của bài Nắng trưa. (1 HS)
2/ Bài mới: HDHS làm BT.
BT1: 1 em đọc đề
- Học nhóm đôi trả lời lần lượt từng câu hỏi.
- Một số em nối tiếp nhau làm bài.
BT2: 1 em đọc yc
- GV giới thiệu tranh minh hoạ vườn cây, công viên,.....
- KT kết quả quan sát ở nhà của HS
- HS lập dàn ý.
- Trình bày dàn ý đã lập.
a/ Tác giả tả những sự vật trong buổi sớm mùa thu.
b/ Tác giả quan sát sự vật bằng cảm giác làn da và mắt.
c/ Một số chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả: Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra.....
Lớp nhận xét bổ sung.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh.
- HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh dàn ý đã viết.
_________________________________
Âm nhạc: ÔN TẬP MỘT SỐ BÀI HÁT ĐÃ HỌC
I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lới ca của một số bài hát đã học ở lớp 4
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
II. Đồ dùng dạy học:
- Băng đĩa bài hát lớp 4.
- SGK, SGV âm nhạc lớp 5.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: HS trả lời câu hỏi và hát:
- Em cho biết lớp 4 các emcác em đã được học những bài hát nào?
- HS hát lại một số bài hát.
HĐ2: Ôn tập bài hát
- Hát bài Quốc ca
- Hát bài Em yêu hoà bình, Chúc mừng, Thiếu nhi thế giói liên hoan.
HĐ3: Tập biểu diễn:
- HS trình bày
+ Em yêu hoà bình
+ Bạn ơi lắng nghe
+ Trên ngựa ta phi nhanh
+ Khăn quàng thắm mãi vai em
+ Cò lả
+ Chúc mừng
+ Bàn tay mẹ
+ Chim sáo
+ Chú voi con ở Bản Đôn
+ Thiếu nhi thế giơi liên hoan
- 2 – 3 tốp tập biểu diễn bài hát bài hát trước lớp, kết hợp vận động phụ hoạ.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Cả lớp hát lại một lần bài hát đã ôn tập.
- Xem trước bài học tiết 2.
999999999999999999999
File đính kèm:
- tuan1.doc