Giáo án Lớp 5 - Tuần 04

Tập đọc

NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY

I. Mục tiêu:

 - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc đúng tên địa lí nước ngoài. Biết đọc diễn cảm bài văn.

 - Từ ngữ: Bom nguyên tử, phóng xạ nguyên tử, truyền thuyết.

 - Ý nghĩa: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em trên toàn thế giới.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Bảng phụ chép đoạn luyện đọc.

III. Các hoạt đông dạy học:

 1. Ổn định:

 2. Kiểm tra: ? Học sinh phân vai vở kịch Lòng dân.

 3. Bài mới: Giới thiệu bài.

 

doc23 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 695 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 04, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m đôi) + Khác nhau: Tiếng chiến có âm cuối tiếng nghĩa không có. - Tiếng không có âm cuối: đánh dấu thanh ở chữ cái đầu của nguyên âm đôi. - Tiếng không có âm cuối: đặt dấu thanh ở chữ cái thứ 2 ghi nguyên âm đôi. 4. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét giờ. - Dặn học sinh ghi nhớ rõ qui tắc đánh dấu thanh trong tiếng có nguyên âm đôi ia; iê để đánh không sai vị trí. Khoa học Vệ sinh tuổi dậy thì I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nêu những việc làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì. - Xác định những việc nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. II. Chuẩn bị: - Phiếu học tập. - 3 phiếu: Khoanh vào những ý kiến em cho là đúng: 1. Cần rửa cơ quan sinh dục: a) 2 ngày 1 lần. b) Hàng ngày. 2. Khi rửa cơ quan sinh dục cần chú ý: a) Dùng nước sạch. b) Dùng xà phòng tắm. c) Dùng xà phòng giặt. 3. Khi dùng quần lót cần chú ý: a)2 ngày thay 1 lần. b) 1 ngày thay 1 lần. c) Giặt và phơi trong bóng giâm. d) Giặt và phơi ngoài nắng. - 1 phiếu 2: Khoanh vào những ý kiến em cho là đúng: 1. Cần rửa cơ quan sinh dục: a) 2 ngày 1 lần. b) Hàng ngày. c) Khi thay băng vệ sinh. 2. Khi rửa cơ quan sinh dục cần chú ý: a) Dùng nước sạch. b) Dùng xà phòng giặt. c) Dùng xà phòng tắm. 3. Sau khi đi vệ sinh cần lưu ý: a) Lau từ phía trước ra sau. b) Lau từ phía sau lên trước. III. Các hoạt động lên lớp: 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài. 3.2. Hoạt động 1: Hoạt động đôi. - ở tuổi dậy thì, các tuyến mồ hôi và da hoạt động mạnh. ? Nêu những việc làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì? - Học sinh thảo luận và trả lời. Rửa mặt, gội đầu, tắm rửa, thay quần áo thường xuyên bằng nước sạch. Kết luận: Tất cả những việc làm trên cần thiết để giữ vệ sinh cơ thể nói chung. Nhưng ở tuổi dậy thì cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, vì vậy chúng ta cần biết cách giữ vệ sinh cơ quan sinh dục. 3.3. Hoạt động 2: Nhóm Chia lớp làm 3 nhóm. - Giáo viên đến các nhóm, giúp đỡ. 3.4. Hoạt động 3: Thảo luận đôi: - Giáo viên kẻ bảng. - Cho học sinh lần lượt phát biểu ý kiến. - 2 nhóm nam phát phiếu 1. - 2 nhóm nữ phát phiếu 2. - Phiếu 1: 1- b; 2- a,b ; 3- b,d - Phiếu 2: 1- c,b; 2- a,b ; 3- a Thảo luận: Nên làm Không nên làm Thể dục TT Vui chơi lành mạnh Uống rượu, hút thuốc, ma tuý, xem phim không lành mạnh 4. Củng cố- dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài. Nhận xét giờ: Dặn chuẩn bị bài giờ sau. Thể dục đội hình đội ngũ. Trò chơi: “Mèo đuổi chuột” I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố kĩ thuật động tác quay trái, quay phải, - Yêu cầu học sinh chơi đúng luật, khéo léo II. Chuẩn bị: - Sân bãi, 1 còi. III. Các hoạt động lên lớp: 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra sân bãi: 3. Bài mới: 3.1. Phần mở đầu: - Giới thiệu bài. - Khởi động- Kiểm tra bài cũ: 3.2. Phần cơ bản: 3.2.1. Ôn đội hình đội ngũ. - Cho học sinh ôn theo tổ. 3.2.2. Trò chơi: - Phổ biến luật chơi. 3.3. Phần kết thúc: - Thả lỏng. - Nhận xét giờ. - Dặn về luyện tập thêm. - Phổ biến nội dung bài. Xoay các khớp, giậm chân tại chỗ. “Mèo đuổi chuột” - Học sinh chơi 7 đến 8 phút. - Hít sâu. Thứ sáu ngày tháng năm 200 Đạo đức Có trách nhiệm về việc làm của mình (Tiết 2) I. Mục tiêu: Học song bài biết. - Mỗi người cần có trách nhiệm về việc làm của mình. - Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình. - Tán thành những hành vi đúng và không tán thành những hành vi sai, trốn trách nhiệm. II. Phương tiện và tài liệu: Những mẫu chuyện về người có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi. III. Hoạt đông dạy học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu ghi nhó bài? (2 học sinh) 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài. b) Giảng bài. + Hoạt động 1: Xử lí tình huống. - Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ " giao nhiệm vụ xử lí tình huống. - Học sinh thảo luận "lên trình bày. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Giáo viên kết luận: Mỗi tình huống có nhiều cách giải quyết. Người ta chọn cách giải quyết thể hiện rõ trách nhiệm của mình và phù hợp với hoàn cảnh. + Hoạt động 2: Tự liên hệ bản thân. - Gợi ý để học sinh nhớ lại 1 việc làm, chứng kiến mình đã có trách nhiệm và tự rút ra bài học. + Chuyện xả ra như thế nào? Lúc đó em làm gì? + Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào? - Giáo viên kết luận: Khi giải quyết công việc có trách nhiệm chúng ta thấy vui, thanh thản và ngược lại. Người có trách nhiệm trước khi làm việc gì cũng quy nghĩ cẩn thận, nhằm mục đích tốt đẹp, cách thức phù hợp; khi làm hỏng việc hoặc thấy có lỗi, họ dám nhận lỗi và sẵn sàng làm cho tốt. - 2 đến 3 học sinh đọc ghi nhớ sgk. 4. Củng cố- dặn dò: áp dụng bài học vào mình. Tập làm văn Tả cảnh (Kiểm tra viết) I. Mục đích- yêu cầu: - Học sinh viết một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh. - Rèn kĩ năng viết văn tả cảnh thành thạo. - Giáo dục học sinh ý thích yêu thiên nhiên. II. Đồ dùng dạy học: - Giấy kiểm tra. - Bảng viết sẵn cấu tạo bài văn: mở bài, thân bài, kết luận. III. Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài. b) Kiểm tra. - Giáo viên ra đề theo gợi ý (sgk - trang 44) - Giáo viên hướng dẫn: Chọn một trong 3 đề. Lưu ý khi làm bài: - Học sinh mở sách, đọc thầm. - Học sinh đọc đề. - Làm theo cấu tạo bài văn (Giáo viên dán lên bảng) 1. Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả. 2. Thân bài: Tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian. 3. Kết luận: Nêu lên cảm nghĩ hoặc nhận xét của người viết. - Lập dàn ý ra nháp, sau đó viết vào vở. - Viết cho đúng chính tả, có sử dụng dấu chấm, dấu phẩy trong bài văn. - Học sinh làm bài. 4. Củng cố- dặn dò: - Thu bài của học sinh. - Chuẩn bị cho tuần sau. Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố cách giải toán về “Tìm 2 số biết tổng (hiệu) và tỉ số của 2 số đó” và bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ đã học. - Rèn học sinh kĩ năng giải toán thành thạo. II. Đồ dùng dạy học: - Sách giáo khoa. III. Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài tập của học sinh. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài. b) Giảng bài. Bài 1: Giáo viên gợi ý học sinh giải toán theo cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó. - Tổng 25 học sinh. - Tỉ số Bài 2: Giáo viên hướng dẫn"giải toán bằng cách “Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số”. Bài 3: Giáo viên hướng dẫn: giải toán bằng phương pháp “Tìm tỉ số”. Bài 4: Giáo viên hướng dẫn giải bài toán bằng cách “Rút về đơn vị”. - Giáo viên gợi ý cách 2. - Học sinh đọc đề bài "học sinh vẽ sơ đồ. Giải Ta có sơ đồ: 28 HS Số học sinh nam: 28 : (2 + 5) x 2 = 8 (học sinh) Số học sinh nữ: 28 – 8 = 20 (học sinh) Đáp số: 8 học sinh nam, 20 học sinh nữ. - Học sinh đọc đề và phân tích. Giải Sơ đồ: Theo sơ đồ chiều rộng : 15 : (2 - 1) x 1 = 15 (m) Chiều dài là: 15 + 15 = 30 (m) Chu vi là: (30 + 15) x 2 = 90 (m) Đáp số: 90 m. - Học sinh đọc đề và tóm tắt. 100 km : 12 lít xăng. 50 km : ? lít xăng. Giải 100 km gấp 50 km số lần là: 100 : 50 = 2 (lần) Ô tô đi 50 km tiêu thụ hết số lít xăng: 12 : 2 = 6 (lít) Đáp số: 6 lít. - Học sinh đọc đề. Giải Nếu mỗi ngày xưởng mộc làm 1 bộ bàn ghế thì phải làm trong thời gian là: 30 x 12 = 360 (ngày) Nếu mỗi ngày làm 18 bộ bàn ghế thì hoàn thành kế hoạch trong thời gian là: 360 : 18 = 20 (ngày) Đáp số: 20 ngày. 4. Củng cố- dặn dò: - Giáo viên nhận xét giờ học. - Về nhà làm bài tập 4 cách 2. Kể chuyện Tiếng vĩ cầm ở mỹ lai I. Mục đích- yêu cầu: - Rèn kĩ năng nói: Dựa vào lời kể của giáo viên, hình ảnh minh hoạ, kể lại được câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai. Kết hợp với cử chỉ điệu bộ một cách tự nhiên. - Hiểu được ý nghĩa chuyện. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ sgk, băng (Tiếng vĩ cẩm Mỹ Lai). III. Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kể lại một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước của một người em biết. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài. b) Giảng bài. * Hoạt động 1: Giáo viên kể mẫu. - Giáo viên kể lần 1: kết hợp tranh ảnh. - Giáo viên kể lần 2: kết hợp tranh ảnh. +) Đoạn 1: đọc chậm dãi, chầm nắng. +) Đoạn 2: giọng nhanh hơn, căm hờn, nhấn giọng những từ ngữ tả tội ác của lính Mỹ. +) Đoạn 3: giọng hồi hộp. +) Đoạn 4: giới thiệu ảnh tư liệu. +) Đoạn 5: giới thiệu ảnh 6, 7. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kể, trao đổi ý nghĩa câu chuyện. - Học sinh nghe. + ảnh 1: Cựu chiến binh Mỹ Mai- cơ, ông trở lại Việt Nam với mong ước đánh một bản đàn cầu nguyện cho linh hồn của những người đã khuất ở Mỹ Lai . + ảnh 2: Năm 1968 quân đội Mỹ đã huỷ diệt Mỹ Lai, với những tấm lá bằng chứng về vụ thảm sát. + ảnh 3: Hình ảnh chiếc trực thăng của Tôm-xơn và đồng đội đậu trên cách đông Mỹ Lai tiếp cứu 10 người dân vô tội. + ảnh 4: Hai lính Mỹ đang dìu anh lính da đen Hơ-bớt, tự bắn vào chân mình để khỏi tham gia tội ác. + ảnh 5: Nhà báo Tô-nan đã tố cáo vụ thảm sát Mỹ Lai trước công chúng. - Tôm-xơn và Côn-bơn đã trở lại Việt Nam sau 30 năm xảy ra vụ thảm sát. - Học sinh kể từng đoạn theo nhóm. - Thi kể trước lớp. - ý nghĩa truyện? 4. Củng cố- dặn dò: - Học sinh nêu ý nghĩa câu chuyện. - Giáo viên nhận xét tiết học. Sinh hoạt Kiểm điểm học tập I. Mục tiêu: - Học sinh thấy ưu, nhược điểm của mình trong học tập. - Tự biết sửa chữa và vươn lên trong tuần sau. - Giáo dục các em thi đua học tập tốt. II. Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp: 2. Sinh hoạt: a) Nhận xét 2 mặt của lớp: Văn hoá, nề nếp - Giáo viên nhận xét: + Ưu điểm + Nhược điểm. - Lớp trưởng nhận xét. - Tổ thảo luận và kiểm điểm. - Lớp trưởng xếp loại. Biểu dương những em có thành tích, đạo đức ngoan. Phê bình những học sinh vi phạm nội qui lớp và có hình thức kỉ luật thích hợp. b) Phương hướng tuần sau: - Thực hiện tốt các nề nếp, phát huy những ưu điểm. - Tuần sau không có học sinh vi phạm đạo đức, điểm kém. - Khăn quàng đầy đủ, học bài và làm bài tập trước khi đến lớp. 3. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài tuần sau.

File đính kèm:

  • doctuan4lop5.doc
Giáo án liên quan