Giáo án Lớp 5 Trường Tiểu học Tân Dương 2

I.Mục đích, yêu cầu:

 Sau bài học, HS biết:

1.Đọc, viết phân số.

 2.Biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết số tự nhiên dưới dạng phân số.

II.Đồ dùng dạy học:

 Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình vẽ trong SGK.

 

doc38 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1165 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Trường Tiểu học Tân Dương 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đường bờ biển dài có thuận lợi gì cho việc phát triển giao thông đường biển của Việt Nam ?). -Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận. -Nhận xét kết quả làm việc. -Suy nghĩ theo gợi ý của GV và rút ra câu trả lời cho mình: +Phần đất liền của Việt Nam giáp với các nước Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia nên có thể mở đường bộ giao lưu với các nước này, khi đó cũng có thể đi qua các nước này để giao lưu với các nước khác. +Việt Nam giáp biển, có đường bờ biển dài, thuận lợi cho việc giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường biển. +Vị trí địa lí của Việt Nam có thể thiết lập đường bay đến nhiều nước trên thế giới. -Vài HS nêu ý kiến trước lớp. -Cả lớp cùng nhận xét, bổ sung ý kiến. Hoạt động 3 Hình dạng và diện tích -Yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu sau (GV theo dõi giúp đỡ nhóm yếu): -Thảo luận theo nhóm 4 và hoàn thành phiếu BT của nhóm mình (1 nhóm làm vào phiếu khổ to): PHIẾU THẢO LUẬN Bài: Việt Nam – Đất nước chúng ta Nhóm:...................................... Các em hãy cùng xem lược đồ Vệtt Nam (trang 67, SGK), bảng số liệu về diện tích của một số nước châu Á và thảo luận để hoàn thành các bài tập sau: 1.Phần đất liền của nước ta có đặc điểm gì ? Em hãy đánh dấu Ỵ vào ô £ sau các ý đúng: a)hẹp ngang £ Phần đất liền của Việt Nam b)rộng, hình tam giác £ c)chạy dài £ d)có đường biển như hình chữ S £ 2.Điền chữ hoặc số thích hợp vào ...............................trong các câu sau: a)Từ Bắc vào Nam theo đường thẳng, phần đất liền nước ta dài: ................................................... b)Từ Tây sang Đông, nơi hẹp nhất là ở: ..................................... chưa đầy .................................... c)Diện tích lãnh thổ Việt Nam rộng khoảng ................................................................................... d)So với các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Cam-pu-chia thì diện tích nước ta rộng hơn diện tích các nước ............................................................................................. và hẹp hơn diện tích của ................................................................................................................................................... -Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận. -Dán phiếu khổ to lên bảng, trình bày kết quả làm bài: -Nhận xét kết quả làm việc và tuyên dương các nhóm là việc tốt. -Kết luận: 1.Đánh dấu các ý a, c, d. 2.a)1650 km. b)Đồng Hới; chưa đầy 50km. c)330000 km2 d)Lào, Cam-pu-chia; Trung Quốc. Nhật bản. -Các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến. -Lắng nghe: Phần đất liền của nước ta với diện tích khoảng 330000 km2, hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc – Nam với đường bờ biển cong hình chữ S. Từ Bắc vào Nam theo đường thẳng dài khoảng 1650 km. Từ Tây sang Đông, nơi hẹp nhất Đồng Hới (Quảng Bình) chưa đầy 50 km. Củng cố – dặn dò -Tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Việt Nam đất nước tôi”. -Nêu cách chơi: Mỗi tổ chọn 1 bạn tham gia chơi. Các em sẽ nhận được 1 lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á còn trống một số chú thích và một bộ gồm 7 thẻ từ ghi tên các đảo, quần đảo của Việt Nam, các nước giáp với phần đất liền của Việt Nam. Các em sử dụng các đồ dùng này, vận dụng kiến thức trong bài để giới thiệu về vị trí địa lí, giới hạn, hình dạng, diện tích của Việt Nam. -Yêu cầu các nhóm bóc thăm phần dự thi và cử đại diện tham gia thi. -Nhận xét về cuộc thi, tuyên dương nhóm và cá nhân giới thiệu hấp dẫn nhất. -Các tổ nghe GV hướng dẫn, nhận đồ dùng và chuẩn bị trong tổ, sau đó phân chia các phần giới thiệu cho từng bạn: +HS1: Chào mừng các bạn đến với Việt Nam, đất nước xinh đẹp của chúng tôi. +HS 2: Đất nước chúng tôi nằm trên bán đảo Đông Dương trong khu vực Đông Nam Á (chỉ vào lược đồ) Phía Bắc nước tôi giáp với Trung Quốc, phía Tây và Tây Bắc giáp với Lào, phía Tây Nam giáp với Cam-pu-chia (lần lượt gắn thẻ từ lên lược đồ). +HS 3: Phần đất liền nước tôi trông giống như chữ S, trải dài 1650 km từ Bắc đến Nam, từ Tây sang Đông nơi hẹp nhất là Đồng Hới (Quảng Bình) chưa đầy 50 km. +HS 4: Ngoài phần đất liền, nước tôi còn có biển với các đảo và quần đảo như Phú Quốc, Hoàng sa, Trường Sa (gắn thẻ từ lên lược đồ) -Đại diện các nhóm (HS khá giỏi) tham gia trình bày trước lớp. -Cả lớp nhận xét và bình chọn bạn giới thiệu hấp dẫn nhất. -GV tổng kết giờ học, tuyên dương các HS tích cực hoạt động tham gia xây dựng bài. -Dặn HS về nhà học thuộc bài và làm VBT; Chuẩn bị bài: Địa hình và khoáng sản. ------------------------------------------------------------------- Tuần 1 – Tiết 1 Lao động – kĩ thuật Đính khuy hai lỗ (Bài 1 – Tiết 1) Ø&× I.Mục tiêu: HS cần phải: ĩBiết cách đính khuy hai lỗ. ĩĐính được ít nhất một khuy hai lỗ. ĩKhuy đính tương đối chắc chắn. II.Đồ dùng dạy học: õMẫu đính khuy hai lỗ. õMột số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ. õVật liệu và dụng cụ cần thiết: + Một số khuy hai lỗ được làm bằng các vật liệu khác nhau (như vỏ con trai, nhựa, gỗ,...) với nhiều màu sắc kích cở, hình dạng khác nhau. + 2- 3 chiếc khuy hai lỗ có kích thước lớn (có trong bộ dụng cụ khâu, thêu lớp 5 của GV). + Một mảnh vải có kích thước 20cm Ỵ 30cm. + Chỉ khâu hoặc sợi. + Kim khâu len và kim khâu thường. + Phấn vạch, thước (có vạch chia thành từng xentimet), kéo. Hoạt động dạy Hoạt động học Giới thiệu bài Giới thiệu và nêu mục đích giờ học Hoạt động 1 Quan sát, nhận xét mẫu -Yêu cầu HS quan sát một số mẫu khuy hai lỗ và hình 1a (SGK). -Yêu cầu HS nhận xét về đặc điểm, hình dạng, kích thước, màu sắc của khuy hai lỗ. -Giới thiệu mẫu dính khuy hai lỗ, hướng dẫn HS quan sát kết hợp với quan sát hình 1a, yêu cầu HS nêu nhận xét về đường chỉ đính khuy, khoảng cách giữa các khuy đính trên sản phẩm. -Tổ chức cho HS quan sát khuy đính trên sản phẩm may mặc như áo, vỏ gối,... yêu cầu HS nhận xét về khoảng cách giữa các khuy, so sánh vị trí của các khuy và lỗ khuyết trên hai nẹp áo. -Nhận xét các câu trả lời của HS. -Quan sát mẫu và hình 1a trong SGK. -Một số HS nêu nhận xét của mình. -Quan sát theo hướng dẫn và nêu nhận xét -Quan sát theo hướng dẫn và nêu nhận xét. -Cả lớp nhận xét, bổ sung. -Chốt lại: -Lắng nghe: Khuy hay còn gọi là cúc (hoặc nút) được làm bằng nhiều loại vật liệu khác nhau như nhựa, gỗ, trai, ... với nhiều màu sắc, kích thước, hình dáng khác nhau. Khuy được đính vào vải bằng các đường khâu qua hai lỗ khuy để nối khuy với vải (dưới khuy). Trên 2 nẹp áo, vị trí của khuy ngang bằng vị trí của 2 lỗ khuyết. Khuy được cài qua lỗ khuyết để gài 2 nẹp của sản phẩm vào nhau. Hoạt động 2 Hướng dẫn thao tác kĩ thuật -Yêu cầu HS đọc lướt nội dung mục II (SGK) -Yêu cầu HS nêu tên các bước trong quy trình đính khuy. -Yêu cầu HS thực hiện các thao tác trong bước 1. (GV quan sát, uốn nắn) -Hướng dẫn nhanh lại một lượt các thao tác trong bước 1. -Yêu cầu HS nêu cách chuẩn bị dính khuy trong mục 2a và hình 3. -Sử dụng khuy có kích thước lớn hướng dẫn HS cách đính khuy: đặt tâm khuy đúng vào điểm vạch dấu, hai lỗ khuy thẳng hàng với đường vạch dấu; giữ cố định khuy trên điểm vạch dấu khi chuẩn bị dính khuy; xâu chỉ đôi và không quá dài (nếu dài sẽ khó khâu và dễ bị rối chỉ khi khâu). -Yêu cầu HS đọc mục 2b và quan sát hình 4 (SGK) và nêu các đính khuy. -Lưu ý HS: Khi đính khuy, mũi kim phải đâm qua xuyên qua lỗ khuy và phần vải dưới lỗ khuy. Mỗi khuy phải đính 3 – 4 lần cho chắc chắn. -Hướng dẫn và làm mẫu lần khâu thứ nhất: lên kim qua lỗ khuy thứ nhất, xuông kim qua lỗ khuy thứ hai. -Yêu cầu HS thực hiện tiếp các lần khâu còn lại. -Hướng dẫn HS quan sát hình 5, hình 6 (SGK). -Yêu cầu HS nêu cách quấn chỉ quanh chân khuy và kết thúc đính khuy. -Hướng dẫn HS thực hiện thao tác quấn chỉ quanh chân khuy: lên kim nhưng không qua lỗ khuy, quấn chỉ chặt vừa phải để đường quấn chỉ chắc chắn nhưng vải không bị đúm. -Yêu cầu HS kết hợp quan sát khuy được đính trên sản phẩm (áo) và hình 5 (SGK) trả lời câu hỏi trong SGK. -Yêu cầu HS thực hiện thao tác kết thúc đính khuy. -Hướng dẫn nhanh lần thứ hai các bước đính khuy. -Tổ chức cho HS thực hành gấp nẹp, khâu lược nẹp, vạch dấu các điểm đính khuy. -1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm trong SGK. -1 HS nêu trước lớp. -2 HS lên bảng thực hiện. -Theo dõi. -1 HS nêu trước lớp. -Theo dõi. -1 HS nêu trước lớp. -Lắng nghe. -Theo dõi. -2 HS lên bảng thực hiện thao tác. -Quan sát. -1 HS nêu trước lớp. -Theo dõi. -Thực hiện theo yêu cầu. -2 HS lên bảng thực hiện thao tác -2 HS nhắc lại và thực hiện các thao tác đính khuy hai lỗ. -Thực hành theo yêu cầu. Hoạt động tiếp nối Củng cố – dặn dò -Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực tham gia các hoạt động, nhắc nhở các HS chưa tích cực. -Dặn HS về nhà: chuẩn bị dụng cụ, vật liệu thực hành đính khuy 2 lỗ của HS. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTUAN 1.doc