Giáo án lớp 5 môn Tập đọc - Tuần 5 - Tiết 2: Một chuyên gia máy xúc

- Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.

 - Hiểu được nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3) .

 - Giáo dục học sinh yêu hòa bình, tình đoàn kết hữu nghị.

II. Chuẩn bị:

 - GV: Tranh phóng to (SGK) - Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ: cầu Mỹ Thuận, nhà máy thuỷ điện Hòa Bình.

 - HS : Vẽ tranh (SGK). Sưu tầm tranh ảnh.

 

doc30 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 môn Tập đọc - Tuần 5 - Tiết 2: Một chuyên gia máy xúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ét tiết học Thứ sáu Ngày soạn: 18/9/2010 Ngày giảng: 24/10/2010 TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH I. Yêu cầu: - Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh (về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu...); nhận biết được lỗi trong bài và tự sửa được lỗi . - Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học và say mê sáng tạo. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ ghi các đề kiểm tra viết, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý, sửa chung trước lớp - Phấn màu III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Bài cũ: Ÿ Giáo viên nhận xét và cho điểm - Học sinh đọc bảng thống kê B.Bài mới 1. Giới thiệu bài mới: 2. Nhận xét bài làm của lớp - Hoạt động lớp - Gv nhận xét chung về kết quả làm bài của lớp - Đọc lại đề bài + Ưu điểm: Xác định đúng đề, kiểu bài, bố cục hợp lý, ý rõ ràng diễn đạt mạch lạc. + Thiếu sót: Viết câu dài, chưa biết dùng dấu ngắt câu. Viết sai lỗi chính tả khá nhiều. 3. Hướng dẫn học sinh biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi của bản thân trong bài viết. - Gv trả bài cho học sinh - Gv hướng dẫn học sinh sửa lỗi - Hs đọc lời nhận xét của thầy cô, học sinh tự sử lỗi sai. Tự xác định lỗi sai về mặt nào (chính tả, câu, từ, diễn đạt, ý) - Gv theo dõi, nhắc nhở các em - Lần lượt hs đọc lên câu văn, đoạn văn đã sửa xong -Gv nhận xét - Lớp nhận xét - Gv hướng dẫn hs sửa lỗi chung - Hs theo dõi câu văn sai hoặc đoạn văn sai - Gv theo dõi nhắc nhở hs tìm ra lỗi sai - Xác định sai về mặt nào - Một số HS lên bảng lần lựơt từng đôi - Học sinh đọc lên - Cả lớp nhận xét 4. Củng cố, dặn dò - Hoạt động lớp - Hướng dẫn hs học tập những đoạn văn hay - Hs trao đổi tìm ra cái hay, cái đáng học và rút ra kinh nghiệm cho mình - Gv đọc những đoạn văn, bài hay có ý riêng, sáng tạo - Gv hướng dẫn hs quan sát cảnh sông nước, vùng biển, dòng sông, con suối đổ. - Chuẩn bị: Luyện tập làm đơn - Nhận xét tiết học TOÁN MI-LI-MÉT VUÔNG - BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH I.Yêu cầu: - Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi - li - mét vuông; biết quan hệ giữa mi - li mét vuông và xăng - ti - mét vuông. - Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơi vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích. II.Đồ dùng dạy học - Hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1cm - Bảng kẻ sẵn các cột như phần b SGK nhưng chưa viết chữ và số. III.Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Bài cũ -2 hs lên bảng làm bài tập 4/27 -Cả lớp nhận xét, sửa bài . B.Bài mới 1.Giới thiệu bài  2.Giới thiệu đơn vị đo diện tích mm2 a)Hình thành biểu tượng về mm2 -Gv treo hình vuông minh họa như SGK -Tính diện tích hình vuông có cạnh dài 1mm ? - mm2 là gì ? -Nêu kí hiệu của mm2 ? b)Tìm mối quan hệ giữa mm2và cm2. -Diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm gấp bao nhiêu lần diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm ? -1 cm2 = ? mm2.  3.Bảng đơn vị đo diện tích -Gv treo bảng phụ -Em hãy nêu các đơn vị đo từ bé đến lớn ? -1  m2 = ? dm2 ; = ? dam2  -Hs đọc  đề, phân tích đề và về nhà làm bài. -Hs lên bảng điền tương tự với các đơn vị khác để hình thành bảng b/SGK/27. -Nhận xét gì về bảng trên ?  4.Thực hành Bài 1 a) Gv viết số đo diện tích. b) Gv đọc số đo diện tích. Bài 2  - Gv hướng dẫn.   - Gv chữa bài, nhận xét. Bài 3 -Gv hướng dẫn. - Gv chấm ,chữa bài ,nhận xét. -1 mm2 -Là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm . -Gấp 100 lần .  -1 cm2 = 10 mm2  -1 m2 = 100 dm2 =  dam2  -Hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì hơn hoặc kém nhau 100 lần . - Hs đọc. - Hs viết - Hs lên bảng làm a) 5 cm2  = 500 mm2  12 km2 = 1200 hm2 1 hm2  = 10000 m2 7 hm2  = 70000 m2 b) 800 mm2  = 8 m2 12000 hm2  = 120 km2   150 cm2  =1 dm2  50 cm2    - Hs làm vào vở 1 mm2  =  cm2   ;  1 dm2  =  m2   8 mm2  =  cm2   :  7 mm2  =  m2   29 mm2  =  cm2   : 34 dm2  =  m2 5.Củng cố, dặn dò - Hs nhắc lại bảng đơn vị đo diện tích từ lớn đến bé và ngược lại. - Hs nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền kề nhau. - Làm bài tập VBTT - Chuẩn bị: Đơn vị đo diện tích: a - ha - Nhận xét tiết học :KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN Đà NGHE, Đà ĐỌC I. Yêu cầu: - Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hòa bình, chóng chiến tranh; biết trao đổi về nội dung , ý nghĩa câu chuyện. -Yêu hòa bình, có ý thức đoàn kết với tập thể lớp. II. Chuẩn bị: -GV: Sách, truyện ngắn với chủ điểm hòa bình - HS : Sách, truyện ngắn với chủ điểm hòa bình III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Bài cũ: Ÿ Giáo viên nhận xét - ghi điểm - 2 học sinh nối tiếp kể lại câu chuyện “Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai” B.Bài mới 1. Giới thiệu bài mới: 2. Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu của giờ học - Hoạt động lớp, cá nhân - Đề bài: Hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc đã được đọc về chủ điểm hòa bình. - 1 hs đọc đề bài -Hs gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài. - Gv hướng dẫn hs hiểu đúng yêu cầu đề bài - Cả lớp đọc thầm toàn bộ phần đề bài và phần gợi ý - Truyện tham khảo: Vua Lê Đại Hành - lần lượt hs nêu lên câu chuyện em sẽ kể - Nhắc các em chú ý kể chuyện theo trình tự: + Giới thiệu với các bạn tên câu chuyện em chọn kể; cho biết em đã nghe, đọc truyện đó ở đâu, vào dịp nào. + Phần kể chuyện đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc. + Kể tự nhiên, có thể kết hợp động tác, điệu bộ cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn. 3.Hs thực hành kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện. - Hoạt động nhóm - Gv hướng dẫn hs thực hành kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện - Hs làm việc theo nhóm -Từng hs kể câu chuyện của mình. - Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Gv hướng dẫn hs thi kể chuyện theo nhóm. - Đại diện nhóm kể chuyện (Động tác, điệu bộ, giọng kể) - Nhận xét, tính điểm về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện - Cả lớp nhận xét 4. Củng cố, dặn dò - Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. - Chọn câu chuyên yêu thích, vì sao? - Suy nghĩ của bản thân khi nghe câu chuyện. - Chuẩn bị: Kể lại câu chuyện em đã là thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước. - Nhận xét tiết học ®Þa lÝ (TiÕt: ) Bµi 5: Vïng biÓn n­íc ta I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có thể: - Trình bày được một số đặc điểm của vùng biển nước ta. - Chỉ được vùng biển nước ta trên bảng đồ (lược đồ). - Nêu tên và chỉ trên bản đồ (lược đồ) một số điểm du lịch, bãi tắm nổi tiếng. - Nêu được vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống, sản xuất. - Nhận biết được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác tài nguyên biển một cách hợp lí. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam; Bản đồ Hành chính VIệt Nam. - Lược đồ khu vực biển Đông. - Các hình minh họa trong SGK. - Phiếu học tập của HS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: HO¹T ®ÉNG D¹Y HO¹T ®ÉNG HÄC KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI MỚI - Kiểm tra bài cũ: + Nêu đặc điểm sông ngòi của nước ta? + Sông ngòi nước ta có vai trò gì? + Ở địa phương em có những con sông nào? - Giới thiệu bài: Vùng biển nước ta có đặc điểm gì? Vùng biển có vai trò như thế nào đối với khí hậu, đời sống và sản xuất của nước ta? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. Hoạt động 1: VÙNG BIỂN NƯỚC TA - GV treo lược đồ Việt Nam. - GV chỉ vùng biển của Việt Nam trên biển Đông và nêu: Nước ta có vùng biển rộng, biển của nước ta là một bộ phận của Biển Đông. - GV yêu cầu HS quan sát lược đồ và hỏi HS: Biển Đông bao bọc ở những phía nào của phần đất liền Việt Nam? - HS nêu: Biển Đông bao bọc phía đông, phía nam và tây nam phần đất liền của nước ta. - GV yêu cầu HS chỉ vùng biển của Việt Nam trên bản đồ (lược đồ). - 2 HS lên chỉ. - GV kết luận: Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông. Hoạt động 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA VÙNG BIỂN NƯỚC TA - GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc mục 2 trong SGK để: + Tìm những đặc điểm của biển Việt Nam. + Mỗi đặc điểm trên có tác động thế nào đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta? - HS làm việc theo cặp, đọc SGK, trao đổi, sau đó ghi ra giấy các đặc điểm của vùng biển Việt Nam. - GV gọi HS nêu các đặc điểm của vùng biển Việt Nam - 1 HS nêu ý kiến, cả lớp theo dõi bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất: Các đặc điểm của biển Việt Nam: Nước không bao giờ đóng băng. Miền Bắc và miền Trung hay có bão. Hằng ngày, nước biển có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống. - GV yêu cầu HS trình bày tác động của mỗi đặc điểm trên đến đời sống và sản xuất của nhân dân. - 3 HS nối tiếp nhau nêu ý kiến . Mỗi HS nêu 1 ý, cả lớp theo dõi, nhận xét: Vì biển không bao giờ đóng băng nên thuận lợi cho giao thông đường biển và đánh bắt thủy hải sản trên biển. Bão biển đã gây ra những thiệt hại lớn cho tàu thuyền và những vùng ven biển Nhân dân vùng biển lợi dụng thủy triều để lấy nước làm muối và ra khơi đánh cá. Hoạt động 3 VAI TRÒ CỦA BIỂN - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 6: - HS chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 - 6 HS nhận nhiệm vụ, sau đó thảo luận để thực hiện nhiệm vụ. Biển tác động như thế nào đến khí hậu của nước ta? Biển cung cấp cho chúng ta những loại tài nguyên nào? Các loại tài nguyên này đóng góp gì vào đời sống và sản xuất của nhân dân ta? Biển giúp cho khí hậu nước ta trở nên điều hòa hơn. Biển cung cấp dầu mỏ, khí tự nhiên làm nhiên liệu cho ngành công nghiệp; cung cấp muối, hải sản cho đời sống và ngành sản xuất chế biến hải sản. Biển mang lại thuận lợi gì cho giao thông ở nước ta? Bờ biển dài với nhiều bãi biển góp phần phát triển ngành kinh kế nào? Biển là đường giao thông quan trọng. Các bãi biển đẹp là nơi du lịch , nghỉ mát hấp dẫn, góp phần đáng kể phát triển ngành du lịch. - GV mời đại diện 1 nhóm trình bày ý kiến. - GV sửa chữa, bổ sung câu trả lời cho HS. - 1 nhóm trình bày ý kiến trước lớp, các nhóm khác theo dõi, bổ sung. - GV kết luận: Biển điều hòa khí hậu, là nguồn tài nguyên và đường giao thông quan trọng. Ven biển có nhiều nơi du lịch, nghỉ mát hấp dẫn. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Hướng dẫn viên du lịch” - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • docgiao an.doc
Giáo án liên quan