Giáo án lớp 5 môn Tập đọc - Tuần 31 - Tiết 61: Công việc đầu tiên (Tiếp)

 - Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.

 Hiểu nội dung bài đọc: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muồn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.

 - Rèn thế ngồi học cho HS:

II, Đồ dùng dạy học

 -Tranh minh họa bài đọc ,bảng phụ .

III,Các hoạt động dạy học.

A- Kiểm tra bài cũ : HS đọc bài Con gái ,trả lời câu hỏi nội dung .

B- Dạy bài mới:

 1) Giới thiệu bài đọc.

 2 ) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài .

 

doc17 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Tập đọc - Tuần 31 - Tiết 61: Công việc đầu tiên (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c sinh ngồi học ngồi viết đúng tư thế. II. Đồ đò dùng dạy học: - Bảng phụ viết đề bài III. các hoạt động dạy học A. kiểm tra bài cũ: -Gọi học sinh kể chuyện giờ trước B ài mới : 1. giới thiệu bài: 2. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài * Dề bài: Kể lại một câu chuyện mà em biết về việc gia đình, nhà trường xã hội, chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi. - Giáo viên gọi một em đọc đề bài từ đó cho học sinh phân tích đề bài, để nắm vững yêu cầu của đề bài. - Giáo viên gọi bốn học sinh đọc nối tiếp các gợi ý trong sách giáo khoa. - Gọi một số học sinh tiếp nối nhau giới thiệu câu truyện mình định kể. - Học sinh lập thành giàn ý cho câu chuyện. 3. Thực hành kể chuyện trao đổi về ý nghĩa của câu truyện a. Kể chuyện theo nhóm - Từng cặp học sinh dựa vào dàn ý đã lập kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện, giáo viên đến từng nhóm uốn nắn. b. Thi kể trước lớp - Các nhóm cử đại diện lên kể - Cả lớp và giáo viên nhận xét bình chọn câu chuyện ý nghĩa nhất, bạn kể chuyện hấp dẫn nhất. 4. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét giờ học. - Dặn dò hs giờ học sau chuẩn bị tiết kể chuyện Nhà vô địch Tiếng việt (ôn) Mở rộng vốn từ: Truyền thống I/ Mục đích, yêu cầu: Giúp HS: - Củng cố và mở rộng hệ thống hoá thêm vốn từ truyền thống. - HS chọn được những từ ngữ thích hợp để viết vào chỗ trống. - Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS. II. Đồ dùng dạy- học HS: - TVNC, vở bài tập. III. Các hoạt động dạy- học A/ Kiểm tra bài cũ - HS trình bày bài tập 3. B/ Bài mới 1. Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2. Hướng dẫn HS luyện tập Bài tập 1: Từng câu ca dao, tục ngữ dưới đây nói về truyền thống gì? a) Muốn coi lên núi mà coi Coi bà Triệu ẩu cưỡi voi đánh rồng. b) Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. c) Tay làm hàm nhai, tay quai miêng trễ d) Lá lành đùm là rách. - HS đọc yêu cầu đầu bài, lớp suy nghĩ trao đổi cặp đôi, phát biểu ý kiến, lớp cùng GV nhận xét, bổ sung. - GV kết luận chung. Bài tập 2: Tìm lời giải nghĩa ở cột B thích hợp với thành ngữ, tục ngữ ở cột A. A B Cày sâu cuốc bẫm a) Một người trong cộng đồng bị tai hoạ, đau đớn thì cả tập thể cùng chia sẻ, đau xót. ăn quả nhở kẻ trồng cây b) Cần cù, chăm chỉ làm ăn. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. c) Khi được hưởng thành quả, phải nhớ đến người có công gây dựng. - HS đọc yêu cầu đầu bài trên bảng phụ, lớp suy làm bài vào vở bài tập. - 2 HS lên bảng làm bài.Lớp cùng nhận xét. - GV chốt ý đúng Bài tập 3: Viết một đoạn văn nói về truyền thống của ông cha ta. - Tổ chức cho HS trao đổi nhóm. - Hai nhóm làm phiếu to, gắn bảng, lớp cùng nhận xét bổ sung - GV nhận xét và chấm điểm. 3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học dặn HS chuẩn bị bài sau, nhớ học thuộc nghĩa của các từ đã giải thích. - GVnhận xét tiết học ,dạn dò học sinh chuẩn bị bài cho tiết học sau. Thứ sáu ngày 6 tháng 4 năm 2012 Toán Tiết155 Phép chia I. Mục tiêu: - Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm. - Rèn học sinh kĩ năng tính toán tốt. - Rèn học sinh ngồi học, ngồi viết đúng tư thế. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ cho học sinh làm nhóm. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung bài a) Trường hợp chia hết: - Giáo viên ghi phép chia: a : b = c. Cho học sinh nhắc lại các thành phần của phép chia. - Cho học sinh nhắc lại thương của phép chia trong các trường hợp, số chia là 1, số chia và số bị chia bằng nhau và khác 0, số bị chi là 0? ( a: 1 = a; a : a = a (a khác 0); 0 : b = 0 (b khác 0). b) Trường hợp chia có dư: a : b = c (dư r ) và số dư phải bé hơn số chia. * Hướng dẫn học sinh làm các bài tập: Bài 1: Tính rồi thử lại theo mẫu. - Cho học sinh làm bài cá nhân, giáo viên nhận xét chốt lại: a) 8192 : 32 = 256 b) 75,95 : 3,5 = 21,7 97,65 : 21 = 4,65 Bài 2: Tính: Cho học sinh thực hiện ra nháp. Gọi hai em lên bảng chữa. a) Bài 3: Tính nhẩm: - Cho học sinh làm vở giáo viên thu chấm nhận xét bài làm của học sinh: a) 25 : 0,1 = 250 48 : 0,01 = 4800 95 : 0,1 = 950 25 x 10 = 250 48 x 100 = 4800 75 : 0,001 = 75000 b) 11 : 25 = 44 32 : 0,5 = 64 75 : 0,5 = 1500 11 x 4 = 44 32 x 2 = 64 125 : 0,25 = 500 Bài 4: Hướng dẫn về nhà. 4.Củng cố - Dặn dò : Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò giờ học sau. Tập làm văn Tiết 62: Ôn tập về tả cảnh I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Lập được dàn ý một bài văn miêu tả. - Trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập tương đối rõ ràng. - Có ý thức tự giác học tập. - Ngồi học đúng tư thế, rne luyện kĩ năng trình bày tự nhiên. II/ Đồ dùng dạy - học: SGK, bảng phụ, vở BT. III/ Các hoạt động dạy - học: 1/ Kiểm tra bài cũ. 2/ Bài mới. Giới thiệu bài. Nội dung a/ Hướng dẫn làm BT. Bài 1: - HS đọc y/cầu BT. GV hướng dẫn HS làm bài: Cần liệt kê những bài văn tả cảnh đã được học trong các tiết TĐ, LTVC, TLV theo bảng sau đó lập dàn ý vắn tắt cho 1 trong các bài văn ấy. - HS tự làm bài vào vở. 1 HS làm trên bảng lớp. Lớp và GV nhận xét, kết luận: VD về dàn ý bài: * Hoàng hôn trên sông Hương. - Mở bài: Giới thiệu Huế đặc biệt yên tĩnh lúc hoàng hôn. - Thân bài: + Đoạn 1: Tả sự đổi sắc của sông Hương từ lúc bắt đầu hoanngf hôn đến lúc tối hẳn. +/ Đoạn 2: Tả hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn. - Kết bài: Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn. * Bài: Nắng trưa. - Mở bài: Nêu nhận xét chung về nắng trưa. - Thân bài: + Đoạn 1: tả hơi đất trong nắng trưa dữ dội. + Đoạn 2: Tả tiếng võng đưa và câu hát ru em trong nắng trưa. + Đoạn 3: Tả cây cối và con vật trong nắng trưa. + Đoạn 4: Tả hình ảnh của người mẹ trong nắng trưa. - Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người mẹ. Bài 2: - HS làm bài theo nhóm bàn, trình bày ý kiến, nhận xét. GV chốt ý: a/ Bài văn miêu tả buổi sáng ở Thành phố HCM theo trình tự thời gian từ lúc trời hửng sáng đến lúc sảng rõ. b/ (HS nêu theo ý hiểu) c/ Hai câu văn cuối bài: “Thành phố mình đẹp quá! Đẹp quá đi!” thuộc kiểu câu cảm. Hai câu văn đó thể hiện tình cảm tự hào, ngưỡng mộ, yêu quý của tác giả với vẻ đẹp của thành phố. 3/ Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau. Địa lí Tiết 31: Địa lí địa phương: Khái quát địa lí Bắc Giang I/ Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết: - Vị trí địa lí, giới hạn tỉnh BG; Đặc điểm tự nhiên tỉnh BG: địa hình, khoáng sản, khí hậu, sông ngòi, thổ những, sinh vật) của tỉnh BG. - Liên hệ thực tế ở địa phương. - Có ý thức học tập. - Ngồi học đúng tư thế. II/ Đồ dùng dạy học: Tài liệu BDTX (2003 – 2007), lược đồ hành chính BG. II/ Hoạt động dạy học: 1/ HĐ 1: Vị trí địa lí, giới hạn. - Là một tính miền núi thuộc vùng Đông Bắc VN. Giáp: Lạng Sơn, TháI Nguyên, Hà Nội, Bắc Ninh, HảI Dương, Quảng Ninh. - Diện tích: 3828,5 km2, gốm 1 thành phố (loại 3) và 9 huyện, 206 xã, 7 phường, 16 thị trấn. 2/ HĐ 2: Đặc điểm tự nhiên. a/ Địa hình, khoáng sản. * Địa hình: - Cao ở phía đông bắc, dốc nghiêng về phía tây nam, độ cao trung bình: 10 – 1000m và được chia làm hai khu vực địa hình: Khu vực miền núi, khu vực chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi. +/ Khu vực miền núi chiếm phần lớn diện tích tự nhiên, cao ở phía đông, thấp dần ở phía tây. Cá dãy núi thường có hướng vòng cung. +/ Khu vực chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi: Chiếm diện tích nhỏ. Đay là vùng đồi bao gồm những ngọn đồi thoảI, lượn sóng, những bậc thềm phù sa cổ, xen kẽ còn có các thung lũng toả rộng và bãI bồi ven sông. * Khoáng sản: Phát hiện 63 mỏ của 15 loại kháng sản, pơhần lớn là mỏ nhỏ không thuận lợi cho khai thác CN. Một số KS chính: Than Bố Hạ (Yên Thế), Đồng Rì (SĐ); Ba rít (TY); Sắt (YT); Đồng (Lục Ngạn); Vàng (YT, LNgạn); cao lanh (SĐ, YD); b/ Khí hậu. - Khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ TB nam từ 22,70C – 23,80C, độ ẩm TB 80 – 82%...c/ Sông ngòi. c/ Sông ngòi: - Sông Cầu: chiều dài qua tỉnh 41km, chảy qua: HH, TY, YD. - Sông Thương: chiều dài qua tỉnh: 87km, chảy qua: LG, YT, TY, thành phố BG, YD. - Sông Lục Nam: chiều dài qua tỉnh150km chảy qua: SĐ, Lngạn, L nam, YD. - Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10 hằng năm. - Hồ Cấm Sơn (LNgạn) ở độ cao 66,5m, DT: 387km2, chứa 250 triệu m3 nước. d/ Thổ nhưỡng, sinh vật. * Thổ nhưỡng: Có hai loại đất chính: Đất pheralit và đất phù sa. * Sinh vật: Có giới SV đa dạng, phong phú. 3/ HĐ 3: Liên hệ thực tế. - HS kể về các đặc điểm tự nhiên, địa hình, khoáng sản, thổ những, sinh vật của xã, huyện nhà. - Nhận xét, kết luận, liên hệ giáo dục. 4/ HĐ4: Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, dặn dò giờ học sau. Kĩ thuật Tiết 31: Lắp rô - bốt (Tiết 2) I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô - bốt. - Lắp được rô - bốt đúng quy trình kĩ thuật. - Rèn luyện tính khéo léo và kiên nhẫn khi lắp. - Có ý thức học tập, đảm bảo an toàn. II/ Đồ dùng dạy - học: Mẫu lắp sẵn, bộ lắp ghép mô hình KT. III/ Các hoạt động dạy học: 1/ Kiểm tra. 2/ Bài mới. Nội dung c/ Thực hành lắp rô - bốt. * Chọn chi tiết: - HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp vào nắp hộp. GV kiểm tra. * Lắp từng bộ phận. - GV y/ cầu 1 HS đọc lại phần ghi nhớ trong SGK. - Yêu cầu HS phảI quan sát kĩ hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK. - Lưu ý HS: + Cần chú ý vị trí trên, dưới của thanh chữ U dài + Lắp tay rô - bốt phải quan sát kĩ hình 5 (a) và chú ý lắp hai tay đối nhau. + Lắp đầu rô - bốt cần chú ý vị trí thanh chữ U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ phảI vuông góc với nhau. * Lắp ráp rô - bốt. - HS thực hành theo các bước trong SGK. GV quan sát, giúp đỡ HS, nhắc HS kiểm tra sự nâng lên hạ xuống của tay rô - bốt. d/ Đánh giá sản phẩm. - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm. - GV nhắc lại những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm. - Cử 3 HS đánh giá sản phẩm của nhóm bạn. - GV nhận xét, đánh giá, nhắc HS tháo rời các chi tiết và xếp vào vị trí. 3/ Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • docTuan 31.doc
Giáo án liên quan