. Mục đích yêu cầu.
- Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả
- Hiểu nội dung : Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả ( TL được các câu hỏi SGK )
- HS khá giỏi : Nêu được tác dụng của cách dùng từ đặt câu để miêu tả sự vật sinh động
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh minh họa bài đọc SGK.
Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.
+ HS: Đọc bài, SGK.
III. Các hoạt động dạy-học:
HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS
35 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1054 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 môn Tập đọc: Mùa thảo quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành làm được một sản phẩm yêu thích
II. Đồ dùng dạy- học: Tranh sgk.
III. Các hoạt động dạy-học :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Kiểm tra :
- Nêu cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình?
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới : Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1 :Ôn tập nội dung đã học ở chương 1:
- Cho hs thảo luận theo cặp và trả lời các câu hỏi :
+ Hãy nêu các bài đã học ở chương1
- Gọi đại diện một số cặp trả lời, cho lớp nhận xét.
+ nêu lại cách đính khuy 2 lỗ, cách thêu dấu nhân?
+ Kể tên một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống ?
+ Nêu lại cách nấu cơm, cách luộc rau?
+ Nêu mục đích của việc bày dọn bữa ăn và thu dọn sau bữa ăn?
+ Nêu mục đích của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống ?
-Gv nhận xét và tóm lại nội dung hs vừa nêu.
* Hoạt động 2: Thảo luận để chọn thực phẩm thực hành
- Gv nêu yêu cầu làm sản phẩm tự chọn . Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Mỗi nhóm sẽ chọn một thực phẩm để chế biến món ăn mà các em đã học được ở tiết trước và ở gia đình (các món ở các nhóm không trùng nhau)
- Gv theo dõi các nhóm làm việc
- Gọi đại diện các nhóm nêu kết quả của nhóm làm việc.
- Gv ghi tên nhóm, món ăn của nhóm chọn để theo dõi ở tiết sau.
- Gv tổng hợp ý kiến của các nhóm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Cho hs nêu lại kt bài học.
- Gv hướng dẫn hs chuẩn bị cho tiết sau thực hành nấu món ăn tự chọn.
- Giáo dục hs chú ý vệ sinh sạch sẽ các thực phẩm được chế biến.
- Nhận xét tiết học.
- hs trả lời
- Lớp nhận xét
Thảo luận theo cặp và trả lời :
+ Các bài đã học: Đính khuy 2 lỗ, thêu dấu nhân, một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình, chuẩn bị nấu ăn, nấu cơm, luộc rau, bàydọn bữa ăn trong gia đình, rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
+ Hs nêu lại kt ở bài trước.
+ Các dụng cụ là song,nồi, chén, bát, đĩa thìa, nĩa, rá, rổ, thau
+ Hs nêu lại cách nấu cơm ,cách luộc rau
+ Nêu lại mục đích của việc bày dọn bữa ăn và thu dọn sau bữa ăn.
+ Nêu lại mục đích của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
- Các nhóm thảo luận để chọn thực phẩm để chế biến món ăn của nhóm mình. Thống nhất cách sơ chế và cách nấu, bày món ăn.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến thảo luận.
- Nêu lại nội dung bài học .
Thứ sáu ngày 05 tháng 11 năm 2010
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục đích yêu cầu.
Biết
- Nhân một số TP với một số TP
- Sử dụng TC kết hợp của phép nhân các số TP trong thực hành tính
- Làm các Bt : 1, 2
II. Chuẩn bị:
+ GV:Bảng phụ.
+ HS: Vở bài tập, SGK.
III. Các hoạt động dạy-học.
1.KTBC: Gọi hs lên bảng làm lại bài 3 tiết trước.
Giải.
Quãng đường từ thành phố HCM đến Phan Thiết dài là:
19,8 × 1000000 = 19800000(cm)
Đổi 19800000cm =198 km
Đáp số : 198 km.
-Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới. - Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
GV
HS
Hướng dẫn hs làm bài.
Bài 1. Gọi hs đọc yêu cầu.
- Cho hs thảo luận theo cặp và làm, sau đó nêu kết quả.
- Cho 1 cặp làm bài vào bảng phụ, gọi hs nêu nhận xét giá trị của(a × b) × c và a × (b × c) (nêu như sgk)
- Nhận xét, kết luận: Phép nhân các số tự nhiên, phân số, số thập phân đều có tính chất kết hợp
- Câu b. Yêu cầu hs nêu cách tính từng trường hợp cụ thể.
Bài 2. Cho hs làm bài vào vở, rồi chữa bài.
-C ho 1 em làm bài vào bảng phụ, nhận xét, sửa, nhắc hs lưu ý: cả hai phần a và b đều có ba số là 28,7; 34,5;2,4 nhưng thứ tự thực hiện các phép tính khác nhau nên kết quả tính khác nhau.
Bài 3. Gọi hs đọc đề toán
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Cho hs tự làm vào vở, cho 1 em làm bài vào bảng phụ, sau đó chữa bài
3.Củng cố.
-Phép nhân cá số thập phân, phân số, số tự nhiên có tính chất gì ?
-Người ta vận dụng tính chất đó để làm gì ?
4.Dặn dò.
-Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
*Nhận xét tiết học.
Bài 1.a. Tính rồi so sánh giá trị của (a × b) × c và a × (b × c) :
a
b
c
(a × b) × c
a × (b × c)
2,5
3,1
0,6
(2,5 × 3,1) ×
0,6 = 4,65
2,5 × (3,1 × 0,6) = 4,65
1,6
4
2,5
(1,6 × 4) × 2,5 =16
1,6 × (4 × 2,5) = 16
4,8
2,5
1,3
(4,8 × 2,5) × 1,3 =15,6
4,8 × (2,5 × 1,3) = 15,6
b. Tính bằng cách thuận tiện nhất:
9,65 × 0,4 × 2,5 = 9,65 × (0,4 × 2,5 )
= 9,65 × 1 = 9,65
(lấy số thứ nhất nhân với tích của hai số còn lại), vì 0,4 × 2,5 = 1, nên 9,65 × 1 = 9,65
(tương tự như vậy với các phép tính còn lại)
0,25 × 40 × 9,84 = (0,25 × 40) × 9,84
= 10 × 9,84 = 98,4
7,38 × 1,25 × 80 = 7,38 × (1,25 × 80)
= 7,38 × 100 = 738
34,3 × 5 × 0,4 = 34,3 × (5 × 0,4)
= 34,3 × 2 = 68,6
Bài 2. Tính:
a. (28,7 + 34,5) × 2,4 =
63,2 × 2,4 = 151,68
b. 28,7 + 34,5 × 2,4 =
28,7 + 82,8 = 111,5
Bài 3. HS đọc đề, tìm hiểu đề.
Tóm tắt:
Mỗi giờ đi : 12,5 km
2,5 giờ đi : . . . km ?
Bài giải
2,5 giờ người đó đi được số km là:
12,5 × 2,5 = 31,25 (km)
Đáp số: 31,25 km.
KHOA HỌC
ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG
I. Mục đích yêu cầu :
- Nhận biết một số TC của đồng
- Nêu được một số ừng dụng của đồng trong sản xuất và đời sống hàng ngày
- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm bằng đồng và nêu cách bảo quản.
II. Chuẩn bị:
- Hình vẽ trong SGK trang 50, 51/ SGK ; Một số dây đồng.
- Sưu tầm tranh ảnh, 1 số đồ dùng làm bằng đồng và hợp kim của đồng.
III. Các hoạt động dạy-học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. KTBC :
- Nêu một số công dụng và cách bảo quản của gang, sắt, thép.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới : Giới thiệu bài : GV ghi bảng , HS nhắc lại.
* Hoạt động1: Quan sát và phát hiện một số tính chất của đồng .
- GV đưa 1 số dây đồng ; vật làm bằng đồng ; dây điện cho lớp quan sát.
* Bước 1 : Làm việc theo nhóm
- Quan sát các đoạn dây đồng và mô tả : màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của đoạn dây đồng.
- GV đi từng nhóm giúp đỡ.
* Bước 2 : Gọi đại diện các nhóm nêu kết quả.
* Hoạt động 2 : Tính chất và hợp kim của đồng.
* Đọc thông tin SGK trang 50
Ghi lại câu trả lời vào phiếu bài tập
- Gọi 1 HS trình bày bài làm của mình, các HS khác góp ý.
* GV nhận xét, kết luận :
Đồng là kim loại. đồng-thiếc, đồng-kẽm đều là hợp kim của đồng.
* Hoạt động 3: Một số đồ dùng bằng đồng và cách bảo quản
- Yêu cầu HS : chỉ và nói tên các đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng trong các hình (trang 50,51 SGK)
+ Tên đồ dùng đó là gì ?
+ Đồ dùng đó được làm bằng vật liệu gì ?
Hỏi : + Em còn biết những sản phẩm nào khác được làm từ đồng và hợp kim của đồng ?
+ Ở gia đình em có những đồ dùng làm bằng đồng nào ? Em thường thấy người ta làm như thế nào để bảo quản các đồ dùng bằng đồng ?
- GV kết luận : các đồ dùng làm bằng đồng để ngoài thường bị xẫm màu nên thỉnh thoảng người ta lại dùng thuốc đánh đồng để đánh bóng, lau chùi làm cho đồ dùng sáng bóng trở lại.
3. Củng cố -
Hỏi: đồng và hợp kim có tác dụng gì ? và có ứng dụng gì trong đời sống ?
4.Dặn dò.
Dặn về nhà học thuộc mục bạn cần biết, ghi lại vào vở ; chuẩn bị bài sau : Tìm hiểu tính chất của nhôm
Giáo dục hs bảo quản tốt đồ dùng trong gia đình.
GV nhận xét tiết học ; tuyên dương, nhắc nhở.
- 2hs trả lời, lớp nhận xét.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả.
Các nhóm khác bổ sung (kết quả ; dây đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, không cứng bằng sắt, dẻo, dễ uốn, dễ dát mỏng hơn sắt
Phiếu học tập
Đồng
Hợp kim của đồng
Tính chất
- Có màu đỏ nâu, có ánh kim
- Dễ dát mỏng và kéo sợi .
- Dẫn nhiệt, điện tốt.
.
Có mầu nâu hoặc vàng, có ánh kim và cứng hơn đồng
.
- Quan sát hình minh họa (SGK) trình bày nội dung tranh .
H1 : Lõi dây điện làm bằng đồng, đồng dẫn nhiệt và điện tốt.
H2 : Đôi hạc, tượng, lư hương, bình cổ làm từ hợp kim đồng.
H3 : Kèn (đồng).
H4 : Chuông (đồng).
H5 : Cửa đình ở Huế (hợp kim của đồng)
H6 : Mâm đồng.
- Trống đồng , dây quấn động cơ, thau đồng, chậu đồng, vũ khí, nông cụ lao động.
- Bảo quản : lau chùi, đánh bóng
- Hs đọc mục bạn cần biết SGK
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
I. Mụcđích yêu cầu :
- Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu trong SGK
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bảng phụ ghi sẵn những đặc điểm ngoại hình của người bà, những chi tiết tả người thợ rèn.
III. Các hoạt động dạy-học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. KTBC : Kiểm tra dàn ý chi tiết của bài văn tả một người thân trong gia đình, nhắc lại ghi nhớ tiết tập làm văn trước
2. Bài mới : Giới thiệu bài : GV ghi bảng , HS nhắc lại.
* Bài 1: Gọi hs đọc đề, nêu yêu cầu.
- Gv cho hs đọc bài Bà tôi trao đổi theo cặp và ghi lại những đặc điểm ngoại hình của người bà trong đoạn văn
- Yêu cầu học sinh trình bày kết quả
Cả lớp và giáo viên nhận xét.
- Em có nhận xét gì về cách miêu tả ngoại hình của tác giả?
* Bài 2 : Cách tiến hành tương tự bài1
Tìm những chi tiết người thợ rèn làm việc.
- gv theo dõi nhận xét
- Em có nhận xét gì về cách miêu tả ngoại hình anh thợ rèn của tác giả?
3. Củng cố
-Nêu tác dụng của việc quan sát chọn lọc chi tiết mô tả ?
GV chốt lại : Chọn lọc chi tiết tiêu biểu khi miêu tả sẽ làm cho đối tượng này không giống đối tượng khác ; bài viết sẽ hấp dẫn không lan man, dài dòng.
4. Dặn dò.
Về nhà quan sát và ghi lại có chọn lọc kết quả quan sát một người em thường gặp cô giáo, thầy giáo, chú công an, người hàng xóm ) để lập được dàn ý cho bài văn miêu tả người trong tập làm văn tuần 13
Luyện tập tả cảnh (tả ngoại hình)
- 2 hs đọc lại dàn ý tả về người thân trong gia đình.
- Hs thảo luận theo cặp, đọc bài văn.
- HS gạch dưới các từ chi tiết những đặc điểm ngoại hình của bà trong vở bài tập TV
- 2 HS trình bày kết quả bài làm của mình cho lớp nghe.
- Lớp theo dõi nhận xét.
Ví dụ :
+ Đôi mắt : (khi bà mỉm cười) hai con ngươi ấm áp tươi vui.
+ Khuôn mặt : đôi má ngăm ngăm tươi trẻ.
+ Giọng nói : trầm bổng như những đóa hoa.
- Tác giả quan sát rất kĩ, chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà để miêu tả.
*Những chi tiết tả người thợ.
+ Bắt lấy thỏi thép (vàng) hồng như bắt lấy con cá sống.
+ Quay những nhát búa không chịu khuất phục.
+ Quặp thỏi thép thợ phụ thổi.
+ Lôi con cá lửa ra như trời giáng.
+ Trở tay nép thỏi sắt duyên dáng.
+ Liếc nhìn lưỡi rựa chinh phục mới.
- Tác giả quan sát rất kĩ từng hoạt động của anh thợ rèn.
- Hs trả lời.
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
SINH HOẠT LỚP
File đính kèm:
- giao an lop 5(1).doc