MỤC TIÊU: HS cần phải:
- Biết đính khuy hai lỗ.
- Đính được khuy hai lỗ đúng quy định, đúng kĩ thuật.
- Rèn luyện tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Mẫu đính khuy hai lỗ.
- Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
+ Một số khuy hai lỗ được làm bằng các vật liệu khác nhau (như vỏ con trai, nhựa, gỗ )với nhiều màu sắc, kích cỡ, hình dạng khác nhau.
+ 2-3 chiếc khuy hai lỗ có kích thước lớn (có trong bộ dụng cụ khâu, thêu lớp 5 của GV).
+ Một mảnh vải có kích thước 20 cm x 30cm.
96 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 881 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 môn Kĩ thuật: Chương 1: Kĩ thuật phục vụ - Bài 1: Đính khuy hai lỗ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hép sơ đồ?
- Gọi HS trả lời hoặc GV nêu: Cần 16 tấm ghép, cụ thể:
+ 1 Tấm kí hiệu cầu chì
+4 tấm kí hiệu góc vuông
+ 2 tấm kí hiệu dây chữ T
+ 2 tấm kí hiệu pin
+ 2 tấm kí hiệu dây dẫn thẳng
+ 2 tấm kí hiệu bóng đèn điện
+3 tấm kí hiệu công tắc
- GV cho HS quan sát mạch điện song song , sau đó đóng, ngắt mạch điện để HS quan sát hiện tượng xảy ra.
- GV đặt câu hỏi:
+ Để lắp mạch điện song song, cầncó các chi tiết và thiết bị điện nào? (Cần có cầu chì, 3 công tắc, 2 bóng đèn điện, dây dẫn điện, pin, tấm đế)
+ Em có nhận xét gì về cách lắp mạch điện song song ? (Cầu chì nối vào cực dương (+) của pin và nối tiếp với công tắc chính. Công tắc chính nối vào điểm chung của hai công tắc. Công tắc 1 nối tiếp với bóng đèn1, công tắc 2 nối tiếp với bóng đèn 2. Điểm chung của 2 bóng đèn nối vào cực âm (-) của pin). pin).
- Gợi ý cho HS trả lời.
Hoạt động 2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
a) Chọn các chi tiết và các thiết bị điện
- Yêu cầu HS đọc nội dung 1 (SGK)
- Gọi 1 HS đọc tên các chi tiết và thiết bị điện theo bảng trong SGK và 1 HS lên bảng chọn các chi tiết và thiết bị điện.
- HS và GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
- Gọi 1 HS lên bảng chọn các tấm ghép sơ đồ. (Dựa vào danh mục GV đã ghi ở góc bảng).
- GV nhận xét, kết luận bước chọn các chi tiết và thiết bị điện.
b) Lắp ghép sơ đồ mạch điện
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 (SGK).
- Gọi 1 HS lên bảng ghép sơ đồ mạch điện song song .
- HS khác nhận xét cách lắp, GV bổ sung cho hoàn chỉnh.
c)Lắp mạch điện
- Yêu cầu HS đọc nội dung bước 1 của hình 2 (SGK) để trả lời câu hỏi: Để lắp mạch điện song song, theo em cần phải tiến hành những công việc nào?
- Gọi 1 HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung.
- Gọi 1 HS lên lắp các thiết bị điện vào tấm đế.
- GV cho HS khác nhận xét, bổ sung bước lắp của bạn.
- GV tiến hành dùng dây dẫn nối các thiết bị điện cho HS quan sát.
- GV kiểm tra kĩ mạch điện.(Vị trí các thiết bị điện và chất lượng các mối nối dây điện)
- Gọi 1 HS lên bảng đóng 3 công tắc, toàn lớp quan sát hiện tựơng xảy ra và trả lời câu hỏi trong SGK.(Cả 2 bóng đèn đều sáng vì mạch kín).
- Gọi 1 HS khác lên mở 3 công tắc, toàn lớp quan sát hiện tượng xảy ra và trả lời câu hỏi trong SGK. .(Cả 2 bóng đèn đều không sáng vì mạch hở).
- GV đóng công tắc mạch chính, mở công tắc 1, đóng công tắc 2, toàn lớp quan sát hiện tượng xảy ra và trả lời câu hỏi trong SGK. (Bóng đèn 2 sáng, bóng đèn 1 không sáng, vì mạch điện mắc song song nên hoạt động của 2 bóng đèn độc lập nhau.)
- GV đóng công tắc 1, mở công tắc 2, toàn lớp quan sát hiện tượng xảy ra và trả lời câu hỏi trong SGK. (Bóng đèn 2 không sáng, bóng đèn 1 sáng).
- HS thảo luận theo nhóm để trả lời những câu hỏi trên.
- Cử đại diện 1-2 nhóm lên trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, kết luận nội dung này.
d) Tháo các chi tiết và thiết bị điện, xếp gọn vào hộp
Cách tiến hành như bài 32.
Ngày dạy : ..//.
Kĩ THUậT
Bài 35
Lắp mạch điện song song
Tiết 2
Hoạt động 3. HS thực hành lắp mạch điện song song
a) Chọn chi tiết và thiết bị điện
- HS chọn đúng, đủ các chi tiết và thiết bị điện theo bảng trong SGK.
- GV kiểm tra HS chọn chi tiết và thiết bị điện.
b) Lắp ghép sơ đồ mạch điện
- Trước khi tiến hành lắp ghép sơ đồ mạch điện, GV nhắc HS quan sát kĩ hình 1 (SGK).
- GV theo dõi, uốn nắn HS (hoặc nhóm) lắp sai hoặc còn lúng túng.
c) Lắp mạch điện
- Trước khi HS tiến hành lắp mạch điện song song GV gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ để toàn lớp nắm vững quy trình lắp và nhắc HS quan sát kĩ hình 2 (SGK) trước khi lắp.
- Trong khi HS thực hành, GV theo dõi, uốn nắn kịp thời.
- GV kiểm tra kĩ mạch điện của HS trước khi cho HS đóng công tắc.
Hoạt động 4. Đánh giá sản phẩm
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc chỉ định một số em.
- GV nhắc lại tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK).
- Cử nhóm 2-3 HS dựa vào tiêu chuẩn đã nêu để đánh giá sản phẩm của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS (cách đánh giá giống như các bài trên).
- GV nhắc HS tháo các chi tiết và thiết bị điện, xếp gọn vào hộp.
IV – nhận xét – dặn dò
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập, kĩ năng lắp ghép mạch điện song song.
- GV nhắc HS đọc trước bài mới và chuẩn bị đầy đủ bộ lắp ghép mô hình điện để học bài “Lắp mạch có thiết bị dùng điện”.
Ngày dạy : ..//.
Kĩ THUậT
Bài 36
Lắp mạch điện có thiết bị dùng điện
(3 Tiết)
I - Mục tiêu
HS cần phải:
- Ghép được sơ đồ và lắp được mạch có nam châm điện và mạch có động cơ điện.
- Biết được những ứng dụng của nam châm điện và động cơ điện trong thực tế.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi ghép sơ đồ và lắp mạch có thiết bị dùng điện.
- Có ý thức về an toàn điện.
II - Đồ dùng dạy học
- Sơ đồ mạch điện có nam châm điện đã lắp sẵn.
- Mạch điện có nam châm điện đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình điện.
III- Các hoạt động dạy – học
Tiết 1
Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
- GV nêu tác dụng của mạch có nam châm điện trong thực tế:
Nam châm điện được ứng dụng vào chuông điện, dùng để hút sắt hoặc để sản xuất các bộ phận tự ngắt.
Hoạt động 1. Quan sát, nhận xét mẫu
- GV cho HS quan sát sơ đồ mạch điện có nam châm điện.
+ GV hướng dẫn HS quan sát thứ tự các thiết bị điện trong sơ đồ mạch điện và cho HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu thứ tự các thiết bị điện trong sơ đồ mạch điện (Pin- cầu chì- công tắc – cuộn dây có lõi thép).
+ GV nhận xét và đặt tiếp câu hỏi: Để lắp được sơ đồ mạch điện có nam châm điện, cần phải có mấy tấm ghép sơ đồ?(Cần 12 tấm ghép)
+ 1 Tấm kí hiệu cầu chì
+4 tấm kí hiệu góc vuông
+ 2 tấm kí hiệu pin
+ 3 tấm kí hiệu dây dẫn thẳng
+ 1 tấm kí hiệu cuộn dây có lõi thép.
+1 tấm kí hiệu công tắc
- GV gọi HS trả lời, GV nhận xét cho hoàn chỉnh.
- GV cho HS quan sát mạch điện có nam châm điện, sau đó đóng mạch đặt con bướm lên lõi thép, cho HS quan sát hiện tượng xảy ra.(Con bướm bị lõi thép hút chặt)
- GV thực hiện tiếp động tác ngắt mạch và cho HS quan sát hiên tượng (con bướm không bị lõ thép hút nữa).
- GV đặt câu hỏi:
+ Để lắp mạch điện có nam châm điện , cần có các chi tiết và thiết bị điện nào? (Cần có cầu chì, công tắc, cuộn dây có lõi thép, dây dẫn điện, pin, tấm đế).
+ Em có nhận xét gì về cách lắp mạch có nam châm điện ?
- Gợi ý cho HS trả lời (Cách lắp tương tự như mạch điện đơn giản, chỉ cần thay bóng đèn bằng cuộn dây có lõi thép).
- HS và GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
Hoạt động 2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
* Mạch điện có nam châm điện.
a) Chọn các chi tiết và các thiết bị điện
- Yêu cầu HS đọc nội dung mục I (SGK)
- Gọi 1 HS lên bảng chọn các tấm ghép sơ đồ.
- HS và GV nhận xét, bổ sung cho đúng.
- Gọi 1 HS đọc tên các chi tiết và thiết bị điện theo bảng trong SGK và 1 HS lên bảng chọn các chi tiết và thiết bị điện.
b) Lắp ghép sơ đồ mạch điện
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 (SGK).
- Gọi 1 HS lên bảng ghép các tấm ghép sơ đồ .
- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.
- GV nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện.
c)Lắp mạch điện
- Yêu cầu HS đọc nội dung bước 1 của mục 2 và quan sát hình 2(SGK).
- Gọi 1 HS lên lắp các thiết bị điện vào tấm đế.(cầu chì, công tắc, cuộn dây có lõi thép, pin).
- Gọi 1 HS khác quan sát, nhận xét. GV bổ sung cho hoàn chỉnh.
- Gọi 1 HS khác dùng dây dẫn điện nối các thiết bị điện.
- GV cho HS nhận xét, bổ sung.
- GV kiểm tra kĩ cách lắp mạch điện (các điểm nối dây) và đóng công tắc, đặt con bướm lên lõi thép.
- Cho HS quan sát hiện tượng xảy ra, GV hỏi: Tại sao con bướm bị hút vào lõ thép? Khi có dòng điện chạy qua ống dây có lõi thép, lõi thép trở thành nam châm điện, con bướm (bằng sắt hay có dính miếng thép) bị hút vào lõi thép).
- GV mở công tắc và cho HS quan sát hiện tượng để trả lời 2 câu hỏi cuối trang 107-SGK.
* Mạch điện có động cơ
d) Tháo các chi tiết và thiết bị điện, xếp gọn vào hộp
- Yêu cầu HS quan sát hình 3 (SGK) và trả lời câu hỏi:
+ Hãy so sánh sơ đồ mạch có nam châm điện với sơ đồ mạch có động cơ điện.
+ Hãy so sánh mạch có nam châm điện với mạch có động cơ điện.
- HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
- Gọi 1 HS lên lắp sơ đồ mạch có động cơ điện (dựa vào sơ đồ mạch có nam châm điện).
- Gọi 1 HS lên lắp mạch có động cơ điện (dựa vào sơ đồ mạch có nam châm điện).
- Toàn lớp quan sát và nhận xét bổ sung cho bạn. GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
d) Tháo các chi tiết và thiết bị điện, xếp gọn vào hộp
Cách tiến hành như các bài ở trên
Ngày dạy : ..//
Kĩ THUậT
.
Bài 36
Lắp mạch điện có thiết bị dùng điện
Tiết 2, 3
Hoạt động 3. HS thực hành lắp mạch có nam châm điện
Trước khi cho HS thực hành, GV phân công 50% HS hoặc nhóm thực hành lắp mạch có nam châm điện và 50% HS hoặc nhóm lắp mạch có động cơ điện.
a) Chọn chi tiết và thiết bị điện
- HS chọn đúng, đủ các chi tiết và thiết bị điện theo bảng trong SGK.
- GV kiểm tra HS chọn chi tiết và thiết bị điện.
b) Lắp ghép sơ đồ mạch điện
- Trước khi tiến hành lắp ghép sơ đồ mạch điện, GV nhắc HS quan sát kĩ hình 1 (SGK).
- GV theo dõi, uốn nắn HS (hoặc nhóm) lắp sai hoặc còn lúng túng.
c) Lắp mạch điện
- Trước khi HS tiến hành lắp mạch điện, GV gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ để toàn lớp nắm vững quy trình lắp và nhắc HS quan sát các hình mạch điện cụ thể trong (SGK).
- Trong khi HS thực hành, GV theo dõi, uốn nắn , kiểm tra kĩ cách nối dây dẫn điện của HS.
- GV quan sát và kiểm tra toàn lớp nếu đã đóng xong mạch có nam châm điện thì yêu cầu các em lắp tiếp mạch có động cơ điện hoặc ngược lại.
Hoạt động 4. Đánh giá sản phẩm
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc chỉ định một số em.
- GV nhắc lại tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK).
- Cử nhóm 3-4 HS dựa vào tiêu chuẩn đã nêu để đánh giá sản phẩm của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS (
- GV nhắc HS tháo các chi tiết và thiết bị điện, xếp gọn vào hộp.
IV – nhận xét – dặn dò
- GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập, kĩ năng lắp ghép mạch có thiết bị dùng điện.
- GV hướng dẫn các em tự lắp những mô hình điện khác dựa trên những kiến thức đã học để tạo sự hứng thú, yêu thích môn học.
File đính kèm:
- GA KI THAT 5.doc