I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh biết:
- Trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình, dòng họ.
- Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.
- Biết ơn tổ tiên. Tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Truyện, sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, thơ truyện . về lòng biết ơn tổ tiên.
16 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 895 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn học Đạo đức - Tuần 8 - Bài 4: Nhớ ơn tổ tiên ( tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
12 - 9 - 1930, hàng vạn nông dân ...sợ hãi bỏ trốn hoặc đầu hàng.
- Nhận xét, bổ sung
- Cuộc biểu tình ngày 12 - 9 - 1930 đã cho thấy tinh thần đấu tranh của người dân Nghệ An - Hà Tĩnh như thế nào?
-... tinh thần đấu tranh cao, quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp và bè lũ tay sai ...
- Nhận xét, bổ sung
* Kết luận: Đảng ta vừa ra đời đã đưa phong trào cách mạng bùng lên ở một số địa phương. Trong đó, phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao.
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân ( 10 - 12’)
- Yêu cầu học sinh đọc thầm sách giáo khoa, quan sát tranh minh hoạ 2.
- Đọc thầm sách giáo khoa, quan sát tranh
- Hãy nêu nội dung của hình minh hoạ?
-... người dân được cày trên thửa ruộng do chính quyền Xô Viết chia
- Khi sống dưới ách đô hộ của Thực dân Pháp người nông dân có ruộng đất không?
-... không họ phải cày thuê, cuốc mướn cho địa chủ ...
- Đọc thầm sách giáo khoa, ghi lại những điểm mới ở những nơi nhân dân Nghệ - Tĩnh giành được chính quyền?
-... không hề xảy ra trộm cắp, các hủ tục lạc hậu bị bãi bỏ, các thứ thuế vô lý bị xoá bỏ ...
- Khi sống dưới chính quyền Xô viết, người dân có cảm nghĩ gì?
-... ai cũng cảm thấy phấn khởi, thoát khỏi ách nô lệ và trở thành người chủ thôn xóm.
- Bọn đế quốc, phong kiến đã làm gì trước sự thành công của phong trào Xô viết?
-... hoảng sợ, đàn áp phong trào hết sức dã man ...
- Nhận xét, bổ sung
* Kết luận: Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh đã tạo ra được chuyển biến mới ở những nơi giành được chính quyền. Bọn đế quốc và phong kiến vô cùng hoảng sợ, đàn áp phong trào hết sức dã man. Đến giữa năm 1931, phong trào lắng xuống.
Hoạt động 4: Làm việc nhóm đôi ( 7 - 9’)
- Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm đôi.
- Thảo luận nhóm
- Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh nói nên điều gì về tinh thần chiến đấu và khả năng làm cách mạng của nhân dân ta?
-.. dũng cảm của nhân dân ta, nhân dân ta hoàn toàn có thể làm cách mạng thành công.
- Phong trào có tác động gì đối với phong trào của cả nước?
-... khích lệ, cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Nhận xét, bổ sung
* Kết luận: Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh đã tạo một dấu ấn to lớn trong lịch sử cách mạng Việt Nam và có ý nghĩa hết sức to lớn đối với cách mạng Việt Nam
- Ghi nhớ/ 19 -> Đọc ghi nhớ.
Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò ( 2’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Bài 9
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ năm ngày 16 tháng 10 năm 2008.
Địa lí
Bài 8: Dân số nước ta
I. Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết:
- Dựa vào bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết số dân và đặc điểm tăng dân số của nước ta.
- Biết được nước ta có dân số đông, gia tăng dân số nhanh.
- Nhớ số liệu dân số của nước ta ở thời điểm gần nhất.
- Nêu được một số hậu quả do dân số tăng nhanh.
- Thấy được sự cần thiết của việc sinh ít con trong một gia đình.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng số liệu, biểu đồ tăng dân số của Việt Nam sách giáo khoa/83
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ ( 3 - 5’)
- Chỉ vị trí và nêu giới hạn của nước ta trên bản đồ?
- Chỉ và nêu
- Nêu vai trò của Đất, rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
- Trả lời
- Nêu vai trò của biển đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
-... cung cấp thuỷ sản...
- Nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới ( 32 - 33’)
1. Dân số:
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân ( 12’)
- Yêu cầu học sinh quan sát bảng số liệu trong sách giáo khoa/ 83
- Quan sát
- Bảng số liệu này có tác dụng gì?
-.. dựa vào đó ta có thể nhận xét về dân số của các nước ĐNA.
- Các số liệu trong bảng được thống kê vào thời gian nào?
-.. 2004
- Số dân được nêu trong bảng thống kê tính theo đơn vị nào?
-... triệu người
- Dựa vào bảng số liệu, năm 2004, dân số nước ta là bao nhiêu?
-... 82 triệu người
- Nước ta có dân số đứng hàng thứ mấy trong các nước Đông Nam á?
-.. 3 sau Inđô, Phi líp pin
- Em rút ra được đặc điểm gì về dân số Việt Nam?
-.... có dân số đông
- Nhận xét, bổ sung
* Kết luận: Năm 2004, nước ta có số dân khoảng 82 triệu người đứng thứ 3 ở ĐNA và là một trong những nước đông dân trên thế giới.
2. Gia tăng dân số:
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp ( 10’)
- Yêu cầu học sinh theo dõi biểu đồ/ 83
- Quan sát biểu đồ
- Biểu đồ này có tác dụng gì?
- ... nhận xét sự phát triển của dân số Việt Nam qua các năm
- Cho biết số dân của nước ta từng năm?
-...79: 52,7; 89: 64,4; 99: 76,3.
- Từ năm 1979 đến năm 1999, mỗi năm dân số nước ta tăng bao nhiêu người?
-... hơn 1 triệu người
- Từ năm 1979 đến năm 1999, nước ta tăng bao nhiêu lần?
-... 1,5 lần
- Em rút ra điều gì về tốc độ gia tăng dân số của nước ta?
-... tăng nhanh
- Nhận xét, bổ sung
* Kết luận: Tốc độ gia tăng dân số của nước ta rất nhanh. Theo ước tính mỗi năm nước ta tăng thêm hơn 1 triệu người...
Hoạt động 3: Làm việc theo cặp ( 10’)
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2
- Thảo luận nhóm
- Dân số tăng nhanh dẫn tới những hậu quả gì?
-...gây khó khăn trong cuộc sống. Gia đình đông con sẽ có những nhu cầu ăn uống, nhà ở, may mặc lớn....
- Có cách nào làm giảm sự gia tăng dân số không?
-.. có, thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, bổ sung
* Kết luận: Trong những năm gần đây, tốc độ gia tăng dân số ở nước ta đã giảm dần do Nhà nước tích cực vận động nhân dân thực hiện công tác kế hoạch hoá gia đình...
Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò ( 2 - 3’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Bài 9
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Khoa học
Bài 16: Phòng tránh HIV/AIDS
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
- Giải thích một cách đơn giản HIV là gì? AIDS là gì?
- Nêu các đường lây truyền và cách phòng tránh HIV/ AIDS.
- Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng phòng tránh HIV/ AIDS
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 35 SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ ( 3 - 5’)
- Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào?
-... đường tiêu hoá ...
- Chúng ta làm thế nào để phòng bệnh viêm gan A?
-... ăn chín, uống sôi. Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.
- Bệnh nhân mắc bệnh viêm gan A cần phải làm gì?
-... nghỉ ngơi, ăn thức ăn lỏng chứa nhiều chất đạm ...
- Nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới ( 32 - 33’)
Hoạt động 1: Trò chơi " Ai nhanh, ai đúng?" ( 16’)
1. Mục tiêu: Giúp học sinh giải thích được một cách đơn giản HIV là gì? AIDS là gì? Nêu được đường lây truyền HIV ?
2. Cách tiến hành:
* Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- Yêu cầu học sinh đọc thầm sách giáo khoa/ 34
- Đọc thầm sách giáo khoa
- Chia nhóm. Nối các câu trả lời đúng, nhanh nhất
- Nghe
* Bước 2: Làm việc theo nhóm
- Thảo luận, làm việc theo hướng dẫn của giáo viên
- Quan sát giúp đỡ các nhóm
* Bước 3: Thảo luận cả lớp
- Đại diện nhóm trả lời: 1 - c; 2 - b; 3 - d; 4 - e; 5 - a.
- Nhận xét, bổ sung
3. Kết luận: HIV là một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch của cơ thể. Tức là nó làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể đối với các bệnh nguy hiểm, các bệnh khác. Khi bị nhiễm HIV, lượng bạch cầu trong mạch máu bị tiêu diệt dần, làm cho sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu và dẫn đến tử vong.
Hoạt động 2: Sưu tầm thông tin hoặc tranh ảnh và triển lãm ( 14 - 16’)
1. Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được cách phòng tránh HIV/AIDS. Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng phòng tránh HIV/AIDS.
2. Cách tiến hành:
* Bước 1: Tổ chức và hương dẫn
- Yêu cầu học sinh trình bày các thông tin đã sưu tầm được
- Trình bày
* Bước 2: Học sinh thảo luận
- trình bày thông tin
- Quan sát, nhận xét
* Bước 3: Thảo luận cả lớp:
- Nhận xét thông tin của các nhóm
- Yêu cầu học sinh quan sát hình /35
- Quan sát hình
- Những biện pháp nào để phòng tránh HIV/ AIDS?
-.. không nghiện hút, tiêm chích ma tuý, dùng bơm kim tiêm tiệt trùng ...
- Làm thế nào để phát hiện ra người bị nhiễm HIV/ AIDS
-... đưa người đó đi xét nghiệm máu
- ở lứa tuổi chúng ta phải làm gì để có thể tự bảo vệ mình khỏi bị lây nhiễm HIV/ AIDS?
-... sống lành mạnh, không tham gia các tệ nạn xã hội như: ma tuý ...
3. Kết luận: Để không bị nhiễm HIV/ AIDS chúng ta phải tuyên truyền, vận động mọi người cùng phòng tránh vì trên thực tế có nhiều trường hợp do sơ xuất bị nhiễm HIV/AIDS...
Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò ( 2 - 3’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài 17.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thể dục
Bài 16: Động tác vươn thở và tay
Trò chơi : Dẫn bóng
I. Mục tiêu:
- Học hai động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác
- Trò chơi: "Dẫn bóng". Yêu cầu hào hứng, nhiệt tình, chơi đúng luật
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường.
- Phương tiện: Còi, bóng, kẻ sân chơi trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp:
Nội dung
Đ.Lượng
Phương pháp và tổ chức
1. Phần mở đầu
6 - 10’
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu.
- Chạy quanh sân trường
2 - 3’
1 - 2’
- Đội hình hàng ngang:
x
x x x x x x x x x x x
- Xoay các khớp
1 - 2’
x x x x x x x x x x x
- Trò chơi: " Bỏ khăn"
1 - 2’
x x x x x x x x x x x
2. Phần cơ bản
18 - 22’
a) Học động tác vươn thở:
10 - 12’
- Nêu tên động tác
- Phân tích động tác
3 - 4 lần
- Giáo viên làm mẫu chậm
- Giáo viên hô, học sinh tập
- Uốn nắn động tác sai.
b) Học động tác tay:
- Nêu tên động tác
- Phân tích động tác
3 - 4 lần
- Giáo viên làm mẫu chậm
- Giáo viên hô, học sinh tập
- Uốn nắn động tác sai.
c) Ôn hai động tác vươn thở và tay
2 - 3 lần
- Chia tổ tập luyện
- Từng tổ trình diễn
- Nhận xét
d) Trò chơi vận động "Lăn bóng"
- Nêu tên trò chơi.
- Nhắc lại cách chơi
7 - 8’
Tập hợp đội hình hàng dọc
- GV giải thích cách chơi.
- Học sinh chơi thử
- Cả lớp thi đua chơi giữa các tổ với nhau.
- GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ chơi nhiệt tình, đúng luật.
- Tổng kết trò chơi.
3. Phần kết thúc
4 - 6’
Đội hình hàng ngang
- Thực hiện một số động tác thả lỏng.
1 - 2’
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài.
1- 2’
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà.
1- 2’
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ sáu ngày 17 tháng 10 năm 2008
Kỹ thuật
Nấu cơm (Tiết 2)
(Soạn ngày 10/10)
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
File đính kèm:
- Cac mon - Tuan 8.doc