Học xong bài này, HS biết:
- Cần phải tôn trọng phụ nữ và vì sao cần tôn trọng phụ nữ.
- Trẻ em có quền được đối xử bình đẳng, không phân biệt trai hay gái.
- Thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Thẻ các màu để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1.
- Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về phụ nữ Việt Nam.
15 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn học Đạo đức - Tuần 15 - Tôn trọng phụ nữ (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của ta?
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp (8’):
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu vì sao địch âm mưu khoá chặt biên giới Việt –Trung.
- Gợi ý: Cho HS xác định biên giới Việt – Trung trên bản đồ, sau đo xác định trên lược đồ những điểm địch đóng quân để khoả biên giới tại đường số 4.
GV giải thích thêm: Cụm cứ điểm là tập hợp một số cứ điểm cùng ở trong một khu vực phòng ngự, có sự chỉ huy thống nhất và có thể chi viện lẫn nhau. (Đông Khê là một trong những cứ điểm nằm trên đường số 4, cùng với nhiều cứ điểm khác liên kết thành một hệ thống đồn bốt nhằm khoá chặt biên giới Việt – Trung).
- GV nêu câu hỏi: Nếu không khai thông biên giới thì cuộc kháng chiến của nhân dân ta sẽ ra sao? (Cuộc kháng chiến của ta sẽ bị cô lập dẫn đến thất bại).
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm (8’):
- GV nêu vấn đề cho HS tìm hiểu về chiến dịch Biên giới thu - đông 1950:
+ Để đối phó với âm mưu của địch, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã quyết định ntn? Quyết định ấy thể hiện điều gì?
+ Trận đánh tiêu biểu nhất trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 diễn ra ở đâu? Hãy tường thuật lại trận đánh ấy ( có sử dụng lược đồ).
+ Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 có tác động ra sao đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Cuối cùng, GV kết luận.
* Hoạt động 4: Làm việc theo nhóm (8’):
- GV chia nhóm và hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo các gợi ý sau:
+ Nhóm 1: Nêu điểm khác chủ yếu nhất của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 với chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 (Thu - đông 1950 ta chủ động mở chiến dịch).
+ Nhóm 2: Tấm gương chiến đấu dũng cảm của anh Lê Văn Cầu thể hiện tinh thần gì?
+ Nhóm 3: Hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới gợi cho em suy nghĩ nghì?
+ Nhóm 4: Quan sát hình ảnh tù binh Pháp bị bắt trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 em có suy nghĩ gì?
- Sau khi HS thảo luận nhóm, GV yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận.
* Hoạt động 5: Làm việc cả lớp (8’):
- GV nêu tác dụng của chiến dịch Biên giới và nhấn mạnh: Nếu như thu - đông 1947, địch chủ động tấn công lên Việt Bắc, chúng đã bị thất bại, phải chuyển sang bao vây, cô lập Căn cứ địa Việt Bắc thì thu - đông 1950, ta chủ động mở chiến dịch, phá tan âm mưu bao vây của địch.
4. Củng cố, dặn dò (2-3’):
- HS đọc bài học SGK.
- Về nhà học bài
- Giờ sau : Bài 16
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ năm ngày 6 tháng 12 năm 2007
Khoa học
Cao su
I. Mục tiêu
- Làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su.
- Kể tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su.
- Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình SGK.
- Sưu tầm một số đồ dùng bằng cao su như quả bóng, dây chun, mảnh săm, lốp
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Nêu tính chất và công dụng của thuỷ tinh.
2. Dạy bài mới (32’):
- GV giới thiệu bài:
GV có thể sử dụng phương pháp hỏi - đáp hoặc phương pháp trò chơi để yêu cầu HS thi kể tên các đồ dùng được làm bằng cao su mà các em biết. Đối với những vùng HS ít có điều kiện tiếp xúc với các đồ dùng bằng cao su, GV có thể cho HS quan sát các hình trang 62/SGK và kể tên các đồ dùng được làm bằng cao su có trong hình vẽ.
- Hình 1: ủng, cục tẩy, đệm.
- Hình 2: Lốp, săm ôtô.
* Hoạt động 1: Thực hành (10’):
+ Mục tiêu:
- HS làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su.
+ Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm:
+ Các nhóm làm thực hành theo chỉ dẫn trang 63/SGK.
- Bước 2: Làm việc cả lớp:
+ Đại diện một số nhóm báo cáo kết qủa làm thực hành của nhóm mình. Nội dung phần trình bày của HS cần nêu được:
Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà, ta thấy quả bóng lại nảy lên.
Kéo căng sợi dây cao su, sợi dây dãn ra. Khi buông tay, sợi dây cao su lại trở về vị trí cũ.
à Kết luận: Cao su có tính đàn hồi.
* Hoạt động 2: Thảo luận (20’):
+ Mục tiêu:
- Kể được tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su.
- Nêu được tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
+ Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc cá nhân:
+ HS đọc nội dung trong mục bạn cần biết trang 63/SGK để trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Bước 2: Làm việc cả lớp:
GV gọi một số HS lần lượt trả lời từng câu hỏi:
+ Có mấy loại cao su? Đó là những loại nào?
+ Ngoài tính đàn hồi tốt, cao su còn có tính chất gì?
+ Cao su được sử dụng để làm gì?
+ Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su.
à Kết luận:
- Có hai loại cao su: Cao su tự nhiên ( được chế biến từ nhựa cây cao su), cao su nhân tạo (thường được chế biến từ than đá và dầu mỏ).
- Cao su có tính đàn hồi; ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh, cách điện, cách nhiệt, không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác.
- Cao su được sử dụng để làm săm, lốp xe, làm các chi tiết của một số đồ điện, máy móc và đồ dùng trong gia đình.
- Không nên để các đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao ( cao su sẽ bị chảy) hoặc ở nơi có nhiệt độ quá thấp (cao su sẽ bị giòn, cứng). Không để các hoá chất dính vào cao su.
3. Củng cố, dặn dò (2-3’):
- HS đọc ghi nhớ/SGK.
- Về nhà học thuộc bài.
- Giờ sau: Bài 31.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thể dục
ôn bài thể dục phát triển chung.
Trò chơi: thỏ nhảy
I. Mục tiêu:
- Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thuộc cả bài và thưc hiện các động tác cơ bản đúng.
- Trò chơi: “Thỏ nhảy” yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi nhiệt tình chủ động.
II. Chuẩn bị dụng cụ:
Sân tập, còi.
III.Nội dung giảng dạy:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp và tổ chức
A. Phần mở đầu:
1)Nhận xét:
- ổn định tổ chức lớp.
- GV nhận lớp phổ biến ND YC tiết học.
2)Khởi động:
B. Phần cơ bản:
1.Bài thể dục phát triển chung.
+ Ôn cả bài thể dục phát triển chung.
- Lần 1: GV điều khiển.
+ GV nhận xét ưu nhược điểm.
-Lần 2: GV điều khiển
+GV nhận xét ưu nhược điểm.
+Lần 3: Lớp trưởng hô nhịp cho HS tập toàn bộ ĐT
+Lần 4: Lớp trưởng hô nhịp không làm mẫu.
+GV quan sát, nhận xét, đánh giá, biểu dương các tổ thi đua tập tốt.
2) Trò chơi: THỏ nhảy
-GV nêu tên trò chơi.
-Giải thích cách chơi, luật chơi
+GV quan sát, nhận xét, biểu dương những cá nhân chơi đúng luật nhiệt tình.
C. Phần kết thúc:
2) GV nhận xét tiết học.
-GV hệ thống bài, nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
5à 8 phút
20à22 phút
3à4lần
1đt 2x8nhịp
8-->10phút
3à 5 phút
- Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo.
- HS chấn chỉnh đội ngũ trang phục tập luyện
- Xoay các khớp: cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai
- Chạy nhẹ nhàng trên sân trường 100 m rồi đi thường thành vòng tròn hít thở sâu.
- 1 HS tập chậm 1 lần, mỗi ĐT 2x 8 nhịp.
-HS cả lớp tập chậm từng nhịp để dừng lại sửa chỗ sai cho HS. .
-Cả lớp tập theo động tác hô và tập mẫu của cán sự.
-Các tổ thi đua trình diễn.
-HS tập hợp theo đội hình chơi.
-1Nhóm HS chơi mẫu- Lớp quan sát.
- Cả lớp chơi.
-HS tập một số động tác thả lỏng
- Đứng tai chỗ hát Vỗ tay nhịp nhàng.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ sáu ngày 7 tháng 12 năm 2007
Địa lý
Thương mại và du lịch
I. Mục tiêu
- Biết sơ lược về các khái niệm: thương mại, nội thương, ngoại thương, thấy được vai trò của ngành thương mại trong đời sống và sản xuất.
- Nêu được tên các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu ở nước ta.
- Nêu được các điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch ở nước ta.
- Xác định trên bản đồ các trung tâm thương mại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các trung tam du lịch lớn của nước ta.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về các chợ lớn, trung tâm thương mại và về ngành du lịch (phong cảnh, lễ hội, di tích lịch sử, di sản văn hoá và di sản thiên nhiên thế giới, hoạt động du lịch).
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Kể tên các phương tiện giao thông thường được sử dụng?
2. Giới thiệu bài: Thương mại và du lịch
3. Dạy bài mới:
3.1. Hoạt động thương mại
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân (10’):
- Bước 1: HS dựa vào SGK, chuẩn bị trả lời các câu hỏi sau:
+ Thương mại gồm những hoạt động nào?
+ Những địa phương nào có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước?
+ Nêu vai trò của ngành thương mại.
+ Kể tên các mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu của nước ta.
- Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ về các trung tâm thương mại lớn nhất cả nước.
à Kết luận:
- Thương mại là ngành thực hiện việc mua bán hàng hoá, bao gồm:
+ Nội thương: buôn bán ở trong nước.
+ Ngoại thương: buôn bán với nước ngoài.
- Hoạt động thương mại phát triển nhất ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Vai trò của thương mại: Cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng.
- Xuất khẩu: khoáng sản (than đá, dầu mỏ) hàng công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm (giầy dép, quần áo, bánh kẹo) hàng thủ công nghiệp (đồ gỗ các loại, đồ gốm sứ, mây tre đan, tranh thêu), nông sản (gạo, sản phẩm cây công nghiệp, hoa quả), thuỷ sản ( cá tôm đông lạnh, cá hộp).
- Nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu.
3.2. Ngành du lịch:
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm:
- Bước 1: HS dựa vào SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết để:
+ Trả lời câu hỏi của mục 2 trong SGK.
+ Cho biết vì sao những năm gần đây, lượng khách du lịch đến nước ta đã tăng lên?
+ Kể tên các trung tâm du lịch lớn của nước ta.
- Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ vị trí các trung tâm du lịch lớn.
à Kết luận:
- Nước ta có nhiều điều kiện để phát triển du lịch.
- Số lượng khách du lịch trong nước tăng do đời sống được nâng cao, các dịch vụ du lịch phát triển. Khách du lịch nước ngoài đến nước ta ngày càng tăng.
- Các trung tâm du lịch lớn: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu
Nếu có điều kiện, GV có thể cho HS nêu những điều kiện để phát triển du lịch của một trung tâm. Ví dụ: Hà Nội có nhiều hồ và phong cảnh đẹp như: Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây và nhiều di tích lịch sử khác ( Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hoàng Thanh, khu phố cổ, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh)
4. Củng cố, dặn dò (2-3’):
- HS đọc ghi nhớ/SGK.
- Về nhà học thuộc bài.
- Giờ sau: Bài 16.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
File đính kèm:
- Cac mon - Tuan 15.doc