Giáo án lớp 5 môn học Đạo đức - Tuần 11 - Thực hành giữa học kì I

Học xong bài này, học sinh có khả năng:

- Ôn lại các kĩ năng đã được học ở giữa học kỳ I.

- Thực hành kĩ năng giữa kì I.

II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

Phiếu học tập của học sinh.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

 

doc15 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 673 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn học Đạo đức - Tuần 11 - Thực hành giữa học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập. Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thành lập. 3. Tập trung vào hai sự kiện: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và cách mạng tháng 8. - GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận về ý nghĩa lịch sử của hai sự kiện nói trên. - HS thảo luận, trình bày ý kiến của mình. 4. Củng cố, dặn dò (2-3’): - HS đọc bài học SGK. - Về nhà học bài - Giờ sau : Bài 12 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ năm ngày 8 tháng 11 năm 2007 Khoa học Bài 22: tre, mây, song I - Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng: - Lập bảng so sánh đặc điểm và công dụng của tre, mây, song. - Nhận ra một số đồ dùng hằng ngày làm bằng tre, mây, song. - Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song được sử dụng trong gia đình. II - Đồ dùng dạy - học: - Thông tin và hình trang 46, 47 sách giáo khoa. - Rổ, rá.... III - Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Không kiểm tra - Giới thiệu về chủ đề mới Hoạt động 2: Làm việc với sách giáo khoa 1. Mục tiêu: Học sinh lập được bảng so sánh đặc điểm và công dụng của tre, mây, song 2. Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn - Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa/ 46 và kết hợp với kinh nghiệm điền vào phiếu học tập. - Nghe yêu cầu, thực hiện Bước 2: Làm việc theo nhóm - Quan sát hình vẽ, đọc lời chú thích, thảo luận nhóm. - Quan sát, giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn Bước 3: Làm việc cả lớp - Đại diện từng nhóm trả lời - Nhận xét, bổ sung Phiếu học tập Tre Mây, song Đặc điểm Mọc đứng, thành bụi, cao khoảng 10 - 15m, thân tròn, rỗng ở bên trong, gồm nhiều đốt thẳng hình ống. Cây leo, mọc thành bụi, thân gỗ dài, không phân nhánh ứng dụng Làm nhà, nông cụ, dụng cụ đánh cá, đồ dùng trong gia đình. Làm lạt, đan lát, làm bàn, ghế, đồ mĩ nghệ... làm dây buộc, đóng bè 3. Kết luận: Tre, mây, song có những đặc điểm rất khác nhau nhưng chúng đều gắn với cuộc sống của con người như: làm nhà, đan lát, làm bàn ... Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận 1. Mục tiêu: Học sinh nhận ra được một số đồ dùng hàng ngày làm bằng tre, mây, song. Học sinh nêu được cách bảo quản đồ dùng bằng tre, mây, song được sử dụng trong gia đình. 2. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - Yêu cầu học sinh quan sát hình 4,5,6,7/47 và nói tên từng đồ dùng trong mỗi hình, đồng thời xác định đồ dùng đó làm từ vật liệu gì? - Quan sát tranh, thảo luận nhóm, ghi lại ý kiến Bước 2: Làm việc cả lớp H Tên SP Tên VL 4 Đòn gánh Tre ống đựng nước Tre 5 Bàn ghế Mây, song 6 Các loại rổ, rá Tre, mây 7 Tủ, giá để đồ, ghế Mây, song - Đại diện nhóm trình bày: - Nhận xét, bổ sung - Thảo luận cả lớp ? Kể tên một số đồ dùng được làm bằng tre, mây, song mà em biết? -...Chõng tre, sọt, cần câu, thuyền nan, bè, thang, cối xay... làn, giỏ hoa, lạt để cạp rổ... ? Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song có trong nhà em? -...Không treo nơi ẩm mốc, không phơi ngoài ánh nắng, sơn dầu ... - Nhận xét, bổ sung 3. Kết luận: Tre, mây, song là những vật liệu phổ biến, thông dụng ở nước ta. Sản phẩm của những vật liệu này rất đa dạng và phong phú... Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài 23. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thể dục động tác vươn thở, tay chân, văn mình Và toàn thân Trò chơi “chạy nhanh theo số” I - Mục tiêu: Ôn các động tác: Vươn thở, tay chân, vặn mình và toàn thân của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu tập đúng và liên hoàn các động tác. Ôn trò chơi “Chạy nhanh theo số”. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động, nhiệt tình. II - Địa điểm - phương tiện: Địa điểm: trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, bóng và kẻ sân chơi cho trò chơi. III - nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung Định lượng Phương pháp và tổ chức 1. Phần mở đầu GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học 2. Phần cơ bản Chơi trò chơi “Chạy nhanh theo số” Ôn 5 động tác thể dục đã học Thi đua giữa các tổ ôn 5 động tác thể dục 3. Phần kết thúc GV cùng HS hệ thống bài GVnhận xét, đánh giá kết quả bài học Giao bài tập về nhà: Ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung. 6-10phút 1-2 phút 1 phút 2-3 phút 18-22 phút 6-7 phút 10-12 phút 2-3 phút 4-6 phút 2-3 phút 2 phút 1-2 phút Chạy chậm trên địa hình tự nhiên Chơi trò chơi “Nhóm 3 nhóm 7” GV điều khiển trò chơi, yêu cầu các em chơi nhiệt tình, vui vẻ và đoàn kết. Sử dụng phương pháp thi đua trong khi chơi cá nhân hoặc tổ nào thua sẽ bị phạt vui theo hình thức của tổ hoặc cá nhân thắng cuộc đề ra. Lúc đầu, GV cho HS ôn tập chung cả lớp 1-2 lần cả 5 động tác theo đội hình hàng ngang hoặc vòng tròn hoặc đội hình do GV chọn, sau đó chia tổ để HS tự quản ôn tập khoảng 7-8 phút Do GV quy định HS chơi 1 trò chơi hồi tĩnh ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ sáu ngày 9 tháng 11 năm 2007 Địa lý Tiết 11: Lâm nghiệp và thủy sản I - Mục tiêu: - Biết dựa vào sơ đồ, biểu đồ để tìm hiểu về các ngành lâm nghiệp, thuỷ sản của nước ta. - Biết được các hoạt động chính trong lâm nghiệp, thủy sản. - Nêu được tình hình phát triển và phân bố của lâm nghiệp, thủy sản - Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và trồng rừng, không đồng tình với những hành vi phá hoại cây xanh, phá hoại rừng và nguồi lợi thuỷ sản. II - Đồ dùng dạy - học: - Tranh ảnh về trồng và bảo vệ rừng, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. - Bản đồ kinh tế Việt Nam. III - Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: - Nêu ghi nhớ bài Nông nghiệp 2. Giới thiệu bài: Lâm nghiệp và thuỷ sản 3. Dạy bài mới: 3.1. Lâm nghiệp: Hoạt động 1: Làm việc cả lớp (10’): - HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi trong SGK. -> Kết luận: Lâm nghiệp gồm có các hoạt động và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác. Hoạt động 2: Làm việc theo cặp hoặc nhóm nhỏ (10’): - Bước 1: HS quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi trong SGK. GV gợi ý: Để trả lời câu hỏi này, các em cần tiến hành theo các bước sau: a) So sánh các số liệu để rút ra nhận xét về sự thay đổi của tổng diện tích rừng. GV có thể giải thích thêm: Tổng diện tích rừng = diện tích rừng tự nhiên + diện tích rừng trồng. b) Dựa vào kiến thức đã học và vốn hiểu biết để giải thích vì sao có giai đoạn diện tích rừng giảm, có giai đoạn diện tích rừng tăng. - Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời. -> Kết luận: + Từ năm 1980 đến 1985, diện tích rừng bị giảm do khai thác bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy. + Từ 1955 đến 2004, diện tích rừng tăng do Nhà nước, nhân dân tích cực trồng và bảo vệ rừng. - GV nêu câu hỏi: Hoạt động trồng rừng, khai thác rừng có ở những đâu? (Chủ yếu ở miền núi, trung du và một phần ở ven biển). 3.2. Ngành thuỷ sản: Hoạt động 3: Làm việc theo cặp hoặc nhóm (10’): - GV hỏi: Hãy kể tên một số loài thuỷ sản mà en biết (cá, tôm, cua, mực). Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành thủy sản? - Bước 1: HS trả lời các câu hỏi ở mục 2 trong SGK. - Bước 2: HS trình bày kết quả theo từng ý của câu hỏi. -> Kết luận: + Ngành thủy sản gồm: đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. + Sản lượng đánh bắt nhiều hơn nuôi trồng. + Sản lượng thủy sản ngày càng tăng, trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng nhanh hơn sản lượng đánh bắt. + Các loại thuỷ sản đang được nuôi nhiều, các loại cá nước ngọt ( cá ba sa, cá tra, cá trôi, cá trắm, cá mè) cá nước lợ và nước mặn (cá song, cá tai tượng, cá trình), các loại tôm (tôm sú, tôm hùm), trai, ốc + Ngành thủy sản phát triển mạnh ở vùng ven biển và nơi có nhiều sông hồ. 4. Củng cố, dặn dò (2-3’): - HS đọc ghi nhớ/SGK. - Về nhà học thuộc bài. - Giờ sau: Bài 12. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ ba ngày 6 tháng 11 năm 2007 Kỹ thuật Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống I. Mục tiêu: Học sinh cần biết. - Đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình. - Có ý thức bảo quản, giữ gìn vệ sinh, an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ đun, nấu, ăn uống. II. Đồ dùng dạy và học. - Một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống thường dùng trong gia đình (nếu có). - Tranh một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường, - Một số loại phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy và học. 1. Kiểm tra bài cũ (2 - 3') - Em hãy kể tên những công việc có thể giúp gia đình trước và sau bữa ăn? 2. Bài mới a. Giới thiệu bài. b. Nội dung TG Giáo viên Học sinh (7') Hoạt động 1: Tìm hiểu được mục đích và tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi các trường hợp sau: - Chia nhóm: thảo luận nhóm đôi ? Nêu tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống thường dùng? ? Các dụng cụ nấu ăn và ăn uống sau bữa ăn như thế nào? Ta phải làm gì? ? Nêu tác dụng của việc rửa các dụng cụ đó? - Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. - Giáo viên nhận xét. - Học sinh đọc mục 1/SGK/44 (15') Hoạt động 2: Tìm hiểu cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống - Quan sát hình a, b, c (SGK/44) ghi ra giấy nháp trình tự rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống sau bữa ăn ở gia đình? - Học sinh quan sát, trả lời theo dãy. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Đọc nội dung mục 2 SGK trang 44 thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi sau: - Học sinh đọc SGK trả lời câu hỏi. - Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức ở SGK. - Học sinh đọc ghi nhớ theo dãy. * Hướng dẫn học sinh về nhà giúp đỡ gia đình rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống. - Học sinh đọc ghi nhớ theo dãy. - Học sinh đọc lưu ý SGK/48 (10') Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập Trò chơi: "Hái hoa dân chủ" 1) Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống thường được tiến hành vào lúc nào? Nhằm mục đích gì? - Học sinh lần lượt lên hái hoa trả lời câu hỏi theo phiếu câu hỏi. - Lớp nhận xét, bổ sung. 2) Nêu trình tự rửa bát sau bữa ăn? 3) Những dụng cụ dính mỡ,có nhiều mùi tanh ta nên làm như thế nào? 4) Nêu ghi nhớ. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 3. Nhận xét, dặn dò (3') - Nhận xét chung giờ học. - Nhắc nhở, động viên học sinh tham gia giúp đỡ gia đình. - VN: Xem lại bài từ bài 1 --> bài 13: Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu sau giờ học, cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

File đính kèm:

  • docCac mon - Tuan 11.doc