Học xong bài này, học sinh biết :
- Mô tả sơ lược được vị trí địa lý và giới hạn nước Việt Nam:
+ Trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vừa có đất liền vừa có biển, đảo và quần đảo.
+ Những nước giáp phần đất liền nước ta: Triung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
- Ghi nhớ diện tích phần đất liền Việt Nam: khoảng 330 000km2.
- Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ( lược đồ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
3 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Địa lý - Bài 1 : Việt Nam – đất nước chúng ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ - Phân môn : Địa Lý
Bài 1 : VIỆT NAM – ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA
Ngày dạy : Thứ tư, ngày 18/8/2010
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Học xong bài này, học sinh biết :
- Mô tả sơ lược được vị trí địa lý và giới hạn nước Việt Nam:
+ Trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vừa có đất liền vừa có biển, đảo và quần đảo.
+ Những nước giáp phần đất liền nước ta: Triung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
Ghi nhớ diện tích phần đất liền Việt Nam: khoảng 330 000km2.
Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ( lược đồ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên :
Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, quả Địa cầu.
2 lược đồ trống như hình 1 SGK, 2 bộ bìa nhỏ. Mỗi bộ gồm 7 tấm bìa ghi các chữ : Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
2. Học sinh : Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 3 phút ) :
- GTB : Trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Vị trí địa lí và giới hạn. ( 10 phút )
* Mục tiêu : HS xác định được vị trí và giới hạn của nước ta trên bản đồ và Quả địa cầu.
* Cách tiến hành : Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu Hs quan sát hình 1 trong SGK rồi đặt câu hỏi :
+ Đất nước ta gồm các bộ phận nào?
+ Chỉ vị trí phần đất liền của nước ta trên lược đồ?
+ Phần đất liền nước ta giáp với những nước nào?
+ Biển bao bọc phía nào của nước ta?
+ Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta?
- Yêu cầu HS lên chỉ vị trí nước ta trên Quả địa cầu.
+ Vị trí nước ta có thuận lợi gì cho việc giao lưu với các nước khác?
* Kết luận : Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Nước ta là một bộ phận của châu Á, có vùng biển thông với đại dương nên thuận lợi trong việc giao lưu với các nước bằng đường bộ, đường biển và đường không.
b. Hoạt động 2 : Hình dạng và diện tích. ( 10 phút )
* Mục tiêu : HS xác định được hình dạng và diện tích phần đất liền của nước ta.
* Cách tiến hành : Làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu HS quan sát hình 2 và đọc SGK và hỏi :
+ Phần đất liền của nước ta có đặc điểm gì? ( Nhóm Khá- Giỏi )
+ Từ Bắc vào Nam theo đường thẳng, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu km?
+ Nơi hẹp ngang nhất là bao nhiêu km?
+ Diện tích lãnh thổ nước ta khoảng bao nhiêu km2?
+ So sánh diện tích nước ta với một số nước có trong bảng số liệu?
- GV nhận xét và ghi ý chính lên bảng.
* Kết luận : Phần đất liền của nước ta hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc – Nam với đường bờ biển cong như hình chữ S. Chiều dài từ Bắc vào Nam khoảng 1650 km và nơi hẹp nhất là Đồng Hới khỏang chưa đầy 50 km.
c. Hoạt động 3 : Trò chơi tiếp sức. ( 5 phút )
* Mục tiêu : Củng cố kiến thức bài học , thể hiện tính nhanh nhẹn, đồng đội.
* Cách tiến hành : TC: chơi theo đội.
- GV treo 2 lược đồ trống lên bảng.
- GV hô “ Bắt đầu”.
- Cùng HS nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
3. Hoạt động nối tiếp : ( 3 phút )
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài học trên bảng.
- Nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Gồm đất liền, biển, đảo và quần đảo, vùng trời.
+ 1 em lên chỉ, lớp nhận xét.
+ Giáp với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
+ Phía đông, nam và tây nam.
+ Đảo : Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Quốc, Quần đảo : Trường Sa, Hoàng Sa.
- 1 em lên chỉ, lớp nhận xét.
+ HS Khá- Giỏi: Bờ biển daiø, biển Đông rộng, thông với đại dương.
- Các nhóm quan sát và trả lời vào phiếu học tập của nhóm, sau đó đại diện của nhóm phát biểu, nhóm khác bổ sung :
+ Hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc-Nam và có đường bờ biển cong như hình chữ S.
+ Dài 1650 km.
+ Chưa đầy 50 km.
+ Khoảng 330 000 km2.
+ Diện tích nước ta lớn hơn diện tích các nước Lào, Cam-pu-chia nhưng nhỏ hơn các nước Trung Quốc, Nhật Bản.
- 2 đội chơi đứng xếp hàng trước bảng.
- Mỗi nhóm được phát 7 tấm bìa ( mỗi em 1 tấm ).
- Lần lượt từng HS lên dán tấm bìa vào lược đồ trống cho đúng các địa danh.
- Đội nào dán đúng và xong trước là thắng.
- Cùng GV nhận xét, hoan hô đội thắng cuộc.
- Vài HS nhắc lại.
File đính kèm:
- tuanViet Nam dat nuoc chung ta.doc