. Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
- Chỉ được vị trí, giới hạn của nước Việt Nam trên bản đồ (lược đồ) và trên quả địa cầu.
- Mô tả được vị trí địa lí và hình dạng nước ta. Nhớ diện tích lãnh thổ Việt Nam.
- Biết được một số thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí của nước ta đem lại.
II. Đồ dùng dạy - học - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Quả địa cầu.
III. Hoạt động dạy - học
16 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 782 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Địa lí - Tiết 5: Việt Nam - Đất nước chúng ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính.
II. Đồ dùng dạy - học
- Bản đồ Kinh tế Việt Nam.
- Tranh ảnh về các vùng trồng lúa, cây CN, cây ăn quả ở nước ta.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Nêu đặc điểm sự phân bố dân cư ở nước ta?
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp
1. Ngành trồng trọt
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Cho biết ngành trồng trọt có vai trò gì trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta?
-Trồng trọt là ngành sản xuất chính của nông nghiệp, mạnh hơn chăn nuôi.
Hoạt động 4: Làm việc theo cặp
- HS quan sát câu hỏi và trả lời câu hỏi của mục 1 SGK:
+ Kể tên một số cây trồng chính ở nước ta?
+ Cho biết loại cây nào được trồng nhiều hơn cả?
- HS trình bày kết quả , GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
* Kết luận: Nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa gạo là nhiều nhất, các cây CN và cây ăn quả ngày càng được trồng nhiều.
- Gv nêu câu hỏi:
+ Vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng?
+ Nước ta đã đạt được thành tích gì trong việc trồng lúa gạo?
- GV tóm tắt: Việt nam đã trở thành nước xuất gạo hàng đầu thế giới.
Hoạt động 5: Làm việc cá nhân. HS quan sát hình 1
+ Hãy cho biết lúa gạo, cây CN lâu năm được trồng chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên hay đồng bằng?
- HS trình bày, chỉ bản đồ vùng phân bố một số cây trồng chủ yếu ở nước ta.
* Kết Luận:
- Cây lúa gạo được trồng nhiều ở vùng đồng bằng,
- Cây CN lâu năm trồng nhiều ở vùng núi
- Cây ăn quả trồng nhiều ở vùng đồng bằng Nam Bộ,
2. Ngành chăn nuôi
Hoạt động 6: Làm việc cả lớp. GV nêu câu hỏi:
+ Vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng?
+ Kể tên một số vật nuôi ở nước ta?
+ Em hãy cho biết trâu, bò, lợn, gia cầm nuôi nhiều ở vùng núi hay đồng bằng.
Hoạt động 7: Củng cố - dặn dò. HS đọc bài học. Chuẩn bị bài sau.
Địa lí
LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
- Biết dựa vào sơ đồ, biểu đồ để tìm hiểu về các ngành lâm nghiệp, thuỷ sản.
- Biết được các hoạt động chính trong lâm nghiệp, thuỷ sản.
- Nêu được tình hình phát triển và phân bố của lâm nghiệp, thuỷ sản.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ rừng và các nguồn lợi thuỷ sản.
II. Đồ dùng dạy - học
- Bản đồ Kinh tế Việt Nam. Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
+ Hãy kể một số loại cây trồng ở nước ta. Loại cây nào được trồng nhiều nhất?
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp
1. Lâm nghiệp
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp. HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi trong SGK:
Kể tên các hoạt động chính của ngành lâm nghiệp.
* Kết luận: lâm nghiệp gồm các hoạt động trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác.
Hoạt động 4: Làm việc theo cặp. HS quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi trong SGK:
+ Nêu nhận xét về sự thay đổi diện tích rừng ở nước ta.
- HS trình bày kết quả , GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời:
GV : Tổng diện tích rừng = Diện tích rừng tự nhiên + diện tích rừng trồng
* Kết luận:
+ Từ 1980 - 1995, diện tích rừng giảm do khai thác bừa bãi, đốt rừng làm nương.
+ Từ 1995 - 2004, diện tích rừng tăng do Nhà nước, nhân dân tích cực bảo vệ rừng.
- GV: Trồng rừng, khai thác rừng có ở những đâu? (Chủ yếu ở miền núi, trung du và một phần ven biển).
2. Ngành thuỷ sản
Hoạt động 5: Làm việc theo nhóm. GV phát phiếu học tập.
- HS thảo luận theo câu hỏi trong phiếu học tập:
+ Kể tên một số loài thuỷ sản mà em biết.
+ Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành thuỷ sản?
+ Hãy so sánh sản lượng thuỷ sản của nước ta năm 1990 và năm 2003.
+ Hãy kể một số loài thuỷ sản được nuôi nhiều ở nước ta.
- HS trình bày kết quả.
* Kết luận :+ Ngành thuỷ sản gồm đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
+ Sản lượng thuỷ sản ngày càng tăng, trong đó sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng nhanh hơn sản lượng đánh bắt.
+ Các loại thuỷ sản đang được nuôi nhiều.
Hoạt động 6: Củng cố - dặn dò. HS đọc bài học. Chuẩn bị bài sau.
Địa lí
CÔNG NGHIỆP
I.Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Nêu được vai trò của CN và thủ CN.
- Biết nước ta có nhiều ngành CN và thủ CN.
- Kể được tên sản phẩm của một số ngành CN.
- Xác định trên bản đồ một số địa phương có các mặt hàng thủ công nổi tiếng.
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh ảnh về một số ngành CN, thủ CN và sản phẩm của chúng.
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
+ Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động gì? Phân bố chủ yếu ở đâu?
+ Nước ta có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển ngành thuỷ sản?
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp
1. Các ngành CN
Hoạt động 3: Làm việc theo cặp
- HS làm các bài tập ở mục 1 trong SGK.
- HS trình bày kết quả, GV giúp HS trình bày câu trả lời.
* Kết luận:
- Nước ta có nhiều ngành CN.
- Sản phẩm của từng ngành cũng rất đa dạng.
- Gv nêu câu hỏi: ngành CN có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất? ( Cung cấp máy móc cho sản xuất, các đồ dùng cho sản xuất và xuất khẩu).
2. Nghề thủ công
Hoạt động 4: Làm việc cả lớp
- HS trả lời câu hỏi ở mục 2 trong SGK:
+ Hãy kể tên một số nghề thủ công nổi tiếng ở nước ta mà em biết?
- GV kết luận: Nước ta có rấ nhiều nghề thủ công.
Hoạt động 5: Làm việc cá nhân.
- Nghề thủ công ở nước ta có vai trò và đặc điểm gì?
- HS trình bày, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời và chỉ trên bản đồ những địa phương có các sản phẩm thủ công nổi tiếng.
* Kết luận:
- Vai trò: Tận dụng lao động, nguyên liệu, tạo nhiều sản phẩm phục vụ cho đời sống, sản xuất và xuất khẩu.
- Đặc điểm:
+ Nghề thủ công ngày càng phát triển khắp cả nước, dựa và sự khéo léo của người thợ và nguồn nguyên liệu sẵn có.
+ Nược ta có nhiều hàng thủ công nổi tiếng từ xa xưa như lụa Hà Đông, gốm Bát Tràng, gốm Biên Hoà, hàng cói Nga Sơn,
Hoạt động 6: Củng cố - dặn dò. HS đọc bài học. Chuẩn bị bài sau.
Địa lí
CÔNG NGIỆP (Tiếp theo)
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
- Chỉ trên bản đồ sự phân bố một số ngành CN của nước ta.
- Nêu được tình hình phân bố một số ngành CN.
- Xác định dược trên bản đồ vị trí các trung tâm CN lớn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu,
- Biết một số điều kiện để hình thành trung tâm CN Thành phố HCM.
II. Đồ dùng dạy - học
- Bản đồ Kinh tế Việt Nam.
- Tranh ảnh về một số ngành CN. Phiếu học tập.
II. Hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
+ Kể tên một số ngành CN ở nước ta.
+ Nghề thủ công ở nước ta có vai trò và đặc điểm gì?
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp
3. Phân bố các ngành CN
Hoạt động 3: Làm việc theo cặp. HS trả lời câu hỏi trong mục 3 SGK.
+ Dựa vào hình 3, em hãy tìm những nơi có các ngành CN khai thác tan, dầu mỏ, a-pa-tít, CN nhiệt điện, thuỷ điện.
- HS trình bày, chỉ trên bản đồ nơi phân bố của một số ngành CN.
- HS gắn các bức ảnh lên bản đồ hoặc tìm trên bản đồ những địa điểm tương ứng với các bức ảnh thể hiện một số ngành CN.
* kết luận:
- CN phân bố tập trung chủ yếu ở đồng bằng, vùng ven biển.
- Phân bố các ngành:
+ Khai thác khoáng sản: Than ở Quảng Ninh; a-pa-tít ở Lào cai, dầu khí ở thềm lục địa phía Nam nước ta.
+ Điện: Nhiệt điện Phả Lại, Bà Rịa - Vung Tàu,; thuỷ điện ở Hoà Bình,
Hoạt động 4: Làm việc cá nhân - GV phát phiếu học tập.
- HS dựa vào SGK và hình 3, Sắp xếp các ý ở cột A với cột B sao cho đúng.
A - Ngành CN
B - Phân bố
1. Điện (nhiệt điện)
2. Điện (thuỷ điện)
3. Khai thác khoáng sản
4.Cơ khí, dệt may, thực phẩm.
a. ở nơi có khoáng sản
b. ở gần nơi có than, dâu khí
c. ở nơi có nhiều lao động, nguyên liệu, người mua hàng.
d. ở nơi có nhiều thác ghềnh
4. Các trung tâm CN lớn ở nước ta
Hoạt động 5: Làm việc theo nhóm
- HS làm các bài tập của mục 4 SGK.
- HS trình bày, chỉ trên bản đồ các trung tâm CN lớn ở nước ta.
.Hoạt động 6: Củng cố - dặn dò: HS đọc bài học. Chuẩn bị bài sau.
Địa lí
GIAO THÔNG VẬN TẢI
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
- Biết nước ta có nhiều loại hình và phương tiện GT. Loại hình vận tải đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá và hành khách.
- Nêu được một vài đặc điểm phân bố mạng lưới GT của nước ta.
- Xác định được trên bản đồ GT Việt Nam một số tuyến đường GT, các sân bay quốc tế và cảng biển lớn.
- Có ý thức bảo vệ các đường GT và chấp hành luật GT khi đi đường.
II. Đồ dung dạy - học
- Bản đồ Giao thông Việt Nam. Tranh ảnh về loại hình và PT GT. Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
+ CN khai thác KS tập trung ở đâu, những ngành CN khác tập trung chủ yếu ở đâu?
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp
1. Các loại hình giao thông vận tải
Hoạt động 3: Làm việc theo cặp. HS trả lời câu hỏi ở mục 1 trong SGK.
+ Hãy kể tên các loại hình GT vận tải trên đất nước ta mà em biết.
+ Loại hình vận tải nào quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá.
- HS trình bày câu hỏi, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
* Kết luận:
- Nước ta có đủ các loại hình GT vận tải: đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không.
- Đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá và hành khách.
- Yêu câu HS kể tên các phương tiện GT thường được sử dụng.
- GV: Vì sao loại hình vận tải đường ô tô có vai trò quan trọng nhất?
2. Phân bố một số loại hình giao thông
Hoạt động 4: Làm việc cá nhân. HS làm bài tập ở mục 2 trong SGK.
- GV: Khi nhận xét sự phân bố, các em chú ý quan sát xem mạng lưới giao thông của nước ta phân bố toả khắp đất nước hay tập trung ở một số nơi. Các tuyến đường chính chạy theo chiều Bắc - Nam hay theo chiều Đông - Tây?
- HS trình bày kết quả.
* Kết luận:
- Nước ta có mạng lưới giao thông toả đi khắp đất nước.
- Các tuyến giao thông chính chạy theo chiều Bắc – Nam.
- Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam là tuyến đường ô tô và đường sắt dài nhất, chạy dọc theo chiều dài đất nước.
- Sân bay quốc tế: Nội Bài (Hà Nội), Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chi Minh), Đà Nẵng.
- Những thành phố có cảng biển lớn: Hải phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh.
- GV hỏi thêm: Hiện nay nước ta đang xây dựng tuyến đường nào để phát triển kinh tế - xã hội ở vùng núi phía Tây của đất nước? (Đường Hồ Chí Minh).
Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò. HS đọc bài học. Chuẩn bị bài sau.
File đính kèm:
- Dia li 5 ca nam.doc