MỤC TIÊU : Học xong bài này HS biết :
-Cần phải tôn trọng Uỷ ban nhân dân xã (phường) và vì sao phải tôn trọng UBND xã (phường).
-Thực hiện các quy định củaUBND xã (phường), tham gia các hoạt động do UBND xã (phường)tổ chức.
-Tôn trọng UBND xã (phường)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
14 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Đạo đức - Tuần 21: Tiết 21: Uỷ ban nhân dân xã, phường em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âu hỏi.
1 em đọc.
Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.
Học sinh trả lời.
Vài học sinh lên giới thiệu.
Lớp nhận xét, bổ sung.
Đọc lại thông tin, thảo luận hai câu hỏi trang 29/ SGK.
Đại diện nhóm trả lời.
Các nhóm khác bổ sung.
Học sinh làm bài cá nhân.
Trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh.
Một số học sinh trình bày trước lớp nói và giới thiệu về Quốc kì VN, về Bác Hồ, Văn Miếu, áo dài VN.
-Hoạt động nhóm 4.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn : Tuần : 24
Ngày dạy : Tiết : 24
EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM. (Tiết 2).
I.MỤC TIÊU :
-Củng cố kiến thức về đất nước Việt Nam.
-HS biết thể hiện tình yêu quê hương, đất nước trong vai một hướng dẫn viên du lịch và qua tranh vẽ.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
vHoạt động 1 : Làm bài tập 1 SGK.
*MT : Củng cố các kiến thức về đất nước Việt Nam.
sCách tiến hành :
-Cho mỗi nhóm thảo luận giới thiệu một sự kiện, bài hát, thơ, tranh, ảnh nhân vật lịch sử liên quan đến một mốc thời gian hoặc địa danh của Việt Nam đã nêu ở bài tập 1.
-Cho đại diện nhóm trình bày.
-Ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn đọc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ đó, ngày 2/ 9 được lấy làm ngày Quốc Khánh của nước ta.
7/5/1954 Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ.
30/4/1975 Ngày giải phóng Miền Nam.
Ải Chi Lăng : thuộc Lạng Sơn, nơi Lê Lợi đánh tan quân Minh.
Sông Bạch Đằng : gắn với chiến thắng của Ngô Quyền chống quân Nam Hán và nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược MôngNguyên
Cây Đa Tân Trào nơi xuất phát của một đơn vị giải phóng quân tiến về giải phóng Thái Nguyên 15/8/1945.
vHoạt động 2 : Đóng vai (bài tập 3).
MT : HS biết thể hiện tình yêu quê hương, đất nước trong vai một hướng dẫn viên du lịch.
sCách tiến hành :
-GV nêu y/c HS đóng vai như y/c của bài tập 3 SGK.
-Mời đại diện một số nhóm lên đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu trước lớp.
-GV nhận xét. khen các nhóm giới thiệu tốt.
vHoạt động 3 : Triễn lãm nhỏ (bài tập 4 SGK).
MT : HS thể hiện sự hiểu biết và tình yêu quê hương, đất nước của mình qua tranh vẽ.
sCách tiến hành.
-GV yêu cầu HS trưng bày tranh vẽ theo nhóm.
-GV cùng HS xem tranh và trao đổi.
- GV nhận xét về tranh vẽ của HS.
-Cho HS hát, đọc thơ về chủ đề “Em yêu Tổ quốc Việt Nam”
5.Củng cố – Dặn dò :
-Gọi 1 HS đọc ghi nhớ.
-Chuẩn bị : “Em yêu hoà bình”.
-Nhận xét tiết học.
-Các nhóm thảo luận.
-HS trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS chuẩn bị đóng vai trong các chủ đề : văn hoá, kinh tế, lịch sử, danh lam thắng cảnh, trẻ em Việt Nam..
-Các nhóm đóng vai.
-Các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến.
-Các nhóm trưng bày tranh vẽ.
-HS xem tranh trao đổi ý kiến.
-HS đọc thơ, hát.
-HS đọc.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn : Tuần : 25
Ngày dạy : Tiết : 25
EM YÊU HOÀ BÌNH. (T1)
I.MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết :
-Giá trị của hoà bình, trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình.
-Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Yêu hoà bình, quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình ; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
-Tranh, ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân ở những nơi có chiến tranh.
-Tranh ảnh về các hoạt động bảo vệ hoà bình (do nhà trường) chống chiến tranh của thiếu nhi và nhân dân Việt Nam, thế giới.
-Giấy khổ to, bút màu.
-Điều 38, Công ước Quốc tế về quyền trẻ em.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
2’
2’
7’
2’
1.Ổn định :
2.Bài cũ:
-Gọi 2 HS kiểm tra nội dung bài cũ.
-Nhận xét – Ghi điểm.
*Nhận xét chung.
3.Bài mới :
*Giới thiệu bài :
-Cho HS hát bài “Trái Đất này của chúng em”.
+Bài hát nói lên điều gì ?
+Để trái đất mãi mãi tươi đẹp, yên bình, chúng ta cần phải làm gì ?
-GV giới thiệu bài.
v Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin.
MT : Nhằm giúp học sinh hiểu được những hậu quả do chiến tranh gây ra và sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình.
sCách tiến hành.
Yêu cầu học sinh quan sát các bức tranh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em các vùng có chiến tranh, về sự tàn phá của chiến tranh và trả lời câu hỏi:
+Em nhìn thấy những gì trong tranh?
-Y/c HS đọc các thông tin trang 37-38 SGK.
-GV mời đại diện mỗi nhóm trình bày một câu hỏi, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận: Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát, đau thương, chết chóc, bệnh tật, đói nghèo, thất học, Vì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
vHoạt động 2 : Bày tỏ thái độ.
MT : học sinh biết trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình.
sCách tiến hành.
GV lần lượt đọc từng ý kiến trong bài tập 1 và yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước.
GV mời một số HS giải thích lí do.
GV kết luận : Các ý kiến (a), (d) là đúng ; ý kiến (b), (c) là sai. Trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình.
vHoạt động 3: Làm bài 3 SGK.
MT : Giúp học sinh hiểu được những biểu hiện của tinh thần hoà bình trong cuộc sống hằng ngày.
sCách tiến hành :
-Y/c các nhóm thảo luận bài tập 3.
-Cho đại diện từng nhóm trình bày.
-GV kết luận, khuyến khích HS tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng.
5.Củng cố – Dặn dò :
-GV mời 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
Sưu tầm tranh, ảnh, bài báo, băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình của nhân dân Việt Nam và thế giới. Sưu tầm thơ, truyện, bài hátvề chủ đề “Em yêu hoà bình”.
Vẽ tranh về chủ đề “Yêu hoà bình”.
Nhận xét tiết học.
2 HS trả lời câu hỏi.
-HS hát.
-HS trả lời.
Học sinh quan sát tranh.
Trả lời.
Lớp nhận xét, bổ sung.
Đọc các thông tin 37 – 38 (SGK)
Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
Đại diện các nhóm trình bày.
Các nhóm khác bổ sung.
-HS lắng nghe.
-HS giơ thẻ màu để bày tỏ thái độ.
-HS nêu lí do mình chọn ý kiến.
-HS lắng nghe.
-HS thảo luận bài tập 3.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-HS bổ sung.
-Đọc ghi nhớ.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn : Tuần : 26
Ngày dạy : Tiết : 26
EM YÊU HOÀ BÌNH. (T2)
I.MỤC TIÊU :
-HS biết được các hoạt động để bảo vệ hoà bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới.
-Củng cố nhận thức về giá trị của hoà bình và những việc làm để bảo vệ hoà bình cho HS.
-HS triển lãm nhỏ về chủ đề “Em yêu hoà bình”.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
10’
18’
12’
vHoạt động 1 : Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm (bài tập 4 SGK).
Mục tiêu: Học sinh biết được về các hoạt động để bảo vệ hoà bình của nhân dân Việt Nam và thế giới.
sCách tiến hành.
-GV cho HS giới thiệu trước lớp các tranh, ảnh, băng hình, bài báo về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh mà các em đã sưu tầm được.
-GV nhận xét giới thiệu thêm một số tranh, ảnh và kết luận :
+ Thiếu nhi và nhân dân ta cũng như các nước đã tiến hành nhiều hoạt động để bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh,
+ Chúng ta cần tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức.
v Hoạt động 2: Vẽ cây “Hoà bình”.
Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại nhận thức về giá trị của hoà bình và những việc làm để bảo vệ hoà bình.
sCách tiến hành :
Chia nhóm và hướng dẫn các nhóm vẽ cây hoà bình ra giấy to.
-GV :Rể cây là các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, là các việc làm, các cách ứng xử thể hiện tinh thần hoà bình trong sinh hoạt cũng như trong cách ứng xử hàng ngày.
+ Hoa, quả, lá cây là những điều tốt đẹp mà hoà bình đã mang lại cho trẻ em nói riêng và mọi người nói chung.
-Cho HS giới thiệu tranh.
Khen các tranh vẽ của học sinh.
® Kết luận : Hoà bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho trẻ em và mọi người. Song để có được hoà bình, mỗi người, mỗi trẻ em chúng ta cần phải thể hiện tinh thần hoà bình trong cách sống và ứng xử hằng ngày, đồng thời cần tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
vHoạt động 3: Triển lãm nhỏ về chủ đề Em yêu hoà bình.
MT : Củng cố bài.
sCách tiến hành :
-Y/c HS giới thiệu tranh vẽ theo chủ đề “Em yêu hoà bình” của mình trước lớp.
-Cho HS xem tranh,bình luận.
-Cho HS trình bày các bài thơ, bài hát, điệu múa, tiểu phẩm về chủ đề “Em yêu hoà bình”.
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : “Em tìm hiểu về Liên Hiệp Quốc”.
Hát
-HS giới thiệu theo nhóm.
-HS lắng nghe.
-Học sinh lắng nghe.
Các nhóm vẽ tranh.
Từng nhóm giới thiệu tranh của mình.
Các nhóm khác hỏi và nhận xét.
Học sinh treo tranh và giới thiệu tranh trước lớp.
Lớp xem tranh và giới thiệu tranh trước lớp.
Lớp xem tranh, bình luận, chất vấn.
Trình bày các bài thơ, bài hát, tiểu phẩm về chủ đề “Em yêu hoà bình”.
RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- DAO DUC TUAN 21 - 26.doc