Giáo án lớp 5 môn Đạo đức - Tuần 13: Tiết 25: Người gác rừng tí hon

Mục tiêu: Hs biết:

 Đọc diễn cảm toàn bài văn, thay đổi giọng đọc phù hợp với từng nhân vật.

 Hiểu nội dung bài: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.

II.Chuẩn bị:

 Tranh minh hoạ trang 124, SGK.

 Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn, câu văn cần hướng dẫn luyện đọc.

 

doc17 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 633 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Đạo đức - Tuần 13: Tiết 25: Người gác rừng tí hon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
94 và cho biết tên, tác dụng của lược đồ. GV nêu yêu cầu: Xem hình 3 và tìm những nơi có các ngành công nghiệp khai thác than, dầu mỏ, a-pa-tít; công nghiệp nhiệt điện, thuỷ điện. GV nhận xét câu trả lời của HS. Hoạt động 2: Sự tác động của tài nguyên, sự phân bố của một số ngành công nghiệp Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho phù hợp: GV cho HS trình bày kết quả làm bài trước lớp. GV sửa chữa cho HS. GV sửa chữa phần trình bày cho HS (nếu cần). Hoạt động 3: Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để thực hiện yêu cầu của phiếu học tập. 3. Củng cố, dặn dò: HS nêu: Lược đồ công nghiệp Việt Nam cho ta biết về các ngành công nghiệp và sự phân bố của ngành công nghiệp đó. HS làm việc cá nhân. Công nghiệp khai thác than: Quảng Ninh. Công nghiệp khai thác dầu mỏ: Biển Đông. Công nghiệp khai thác A-pa-tít: Cam Đường. Nhà máy thuỷ điện: vùng núi phía Bắc (Thác Bà, Hoà Bình); vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ (Y-a-ly, sông Hinh, Trị An). Khu công nghiệp nhiệt điện Phú Mỹ ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Kết quả làm bài đúng: 1 nối với d 2 nối với a 3 nối với b 4 nối với c 1 HS nêu đáp án của mình, các HS khác nhận xét. 2 HS lần lượt trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. HS thực hành Thứ sáu ngày tháng năm 2010 Tập làm văn Tiết 26: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả ngoại hình) I.Mục tiêu: Viết đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp dựa vào dàn ý đã lập. II.Chuẩn bị: HS chuẩn bị dàn ý bài văn tả một người mà em thường gặp. III. Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG DẠY 1. Kiểm tra bài cũ 2.. Dạy và học bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn làm bài tập -Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. -Gọi HS đọc phần Gợi ý. -Yêu cầu HS đọc phần tả ngại hình trong dàn ý sẽ chuyển thành đoạn văn. -GV gợi ý, định hướng cho HS. -Yêu cầu HS tự làm bài. GV đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn. -Gọi HS làm ra giấy, dán lên bảng, đọc đoạn văn. GV cùng HS cả lớp nhận xét, sửa chữa để có đoạn văn hoàn chỉnh. -Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn mình viết. -GV chú ý sửa lỗi diễn đạt, dùng từ (nếu có) cho từng HS. -Nhận xét, cho điểm HS làm đạt yêu cầu. 3. Củng cố, dặn dò Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà viết lại đoạn văn nếu chưa đạt và xem lại hình thức trình bày một lá đơn. HOẠT ĐỘNG HỌC -1 HS đọc thành tiếng. -4 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng. -2 HS nối tiếp nhau đọc phần tả ngoại hình. -2 HS viết bài vào giấy khổ to, HS cả lớp làm bài vào vở. -Nhận xét, bổ sung cho bạn. -3 đến 5 HS đọc đoạn văn của mình. Toán Tiết 65: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO 10, 100, 1000, ... I.Mục tiêu: Giúp HS: -Biết và vận dụng được quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ... II.Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Dạy và học bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn thực hiện chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ... * Ví dụ 1 -GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện tính 213,8: 10. -GV nhận xét phép tính của HS, sau đó hướng dẫn các em nhận xét để tìm quy tắc nhân một số thập phân với 10. -Em hãy nêu rõ số bị chia, số chia, thương trong phép chia 213,8: 10 = 21,38. -Em có nhận xét gì về số bị chia 213,8 và thương 21,38. -Như vậy khi cần tìm thương 213,8: 10 không cần thực hiện phép tính ta có thể viết ngay thương như thế nào? * Ví dụ 2 -GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính 89,13: 100. -GV nhận xét phép tính của HS, sau đó hướng dẫn HS nhận xét để tìm ra quy tắc chia một số thập phân cho 100 (tương tự ví dụ 1). * Quy tắc chia một số thập phân với 10, 100, 1000, ... -GV hỏi: Qua ví dụ trên bạn nào cho biết: Khi muốn chia một số thập phân cho 10 ta có thể làm thế nào? Khi muốn chia một số thập phân cho 100 ta làm như thế nào? -GV yêu cầu HS nêu quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ... c. Luyện tập, thực hành Bài 1 -GV yêu cầu HS tính nhẩm. -GV theo dõi và nhận xét bài làm của HS. Bài 2 a,b -GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. -GV gọi 1 HS yêu cầu nhận xét bài làm của bạn trên bảng. -GV yêu cầu HS nêu cách nhẩm từng phép tính trên. -GV hỏi: Em có nhận xét gì về cách làm khi chia một số thập phân cho 10, 100 và nhân một số thập phân với 0,1; 0,01? Bài 3: -Yêu cầu hs đọc đề bài -Hướng dẫn hs làm theo 2 cách 3. Củng cố, dặn dò -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. HS nhận xét theo hướng dẫn của GV. -HS nêu: -Số bị chia là 213,8 -Số chia là 10 -Thương là 21,38 -Nếu chuyển dấu phẩy của 213,8 sang bên trái một chữ số thì ta được số 21,38. -Chuyển dấu phẩy của 213,8 sang bên trái một chữ số thì ta được số thương của 213,8: 10 = 21,38 -1 HS lên bảng thực hiện, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. -HS nhận xét theo hướng dẫn của GV. -Khi muốn chia một số thập phân cho 10 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái một chữ số. -Khi muốn chia một số thập phân cho 100 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái hai chữ số. -3 đến 4 HS nêu trước lớp, HS cả lớp học thuộc quy tắc ngay tại lớp. -HS tính nhẩm, sau đó tiếp nối nhau đọc kết quả trước lớp, mỗi HS làm 2 phép tính. -2 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. HS nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng. -4 HS lần lượt nêu trước lớp, mỗi HS nêu 2 phép tính của mình. -Khi thực hiện chia một số thập phân cho 10; 100 hay nhân một số thập phân với 0,1; 0,01 ta đều chuyển dấu phẩy của số thập phân đó sang bên trái một hai chữ số. -Hs đọc đề -Tự phân tích và giải bài tập vào vở Lịch sử Tiết 13 “THÀ HI SINH TẤT CẢ, CHỨ NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC” I.Mục tiêu: Sau bài học HS nêu được: Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta giành được độc lập nhưng thực dân Pháp quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. Ngày 19-12-1946, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc. Nhân dân Hà Nội và toàn dân tộc quyết đứng lên kháng chiến với tinh thần “thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. II.Chuẩn bị: Các hình minh hoạ trong SGK. HS sưu tầm tư liệu về những ngày toàn quốc kháng chiến ở quê hương. III.Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG DẠY 1. Kiểm tra bài cũ 2. Dạy và học bài mới 1. Giới thiệu bài mới 2. Các hoạt động Hoạt động 1:Thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta GV yêu cầu HS làm việc cá nhân. Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp đã có hành động gì? Những việc làm của chúng thể hiện dã tâm gì? Trước hoàn cảnh đó, Đảng, Chính phủ và nhân dân ta phải làm gì? Hoạt động 2: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh -Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định phát động động toàn quốc kháng chiến vào khi nào? Ngày 20-12-1946 có sự kiện gì xảy ra? Hoạt động 3: “ Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” Thuật lại cuộc chiến đấu của quân và dân Thủ đô Hà Nội, Huế, Đà Nẵng. Ở các địa phương nhân dân đã kháng chiến với tinh thần như thế nào? GV tổ chức cho HS cả lớp đàm thoại để trao đổi các vấn đề sau: Quan sát hình 1 và cho biết hình chụp cảnh gì? Việc quân và dân Hà Nội chiến đấu giam chân địch gần 2 tháng trời có ý nghĩa như thế nào? Hình minh hoạ chụp cảnh gì? Cảnh này thể hiện điều gì? Em biết gì về cuộc chiến đấu của nhân dân quê hương em trong những ngày toàn quốc kháng chiến. 3. Củng cố, dặn dò GV yêu cầu HS nêu cảm nghĩ của em về những ngày đầu toàn quốc kháng chiến. HOẠT ĐỘNG HỌC *1 HS đọc SGK trả lời. Đánh chiếm Sài Gòn, mở rộng xâm lược Nam Bộ. Đánh chiếm Hà Nội, Hải Phòng. Những việc làm trên cho thấy thực dân Pháp quyết tâm xâm lược nước ta một lần nữa. Trước hoàn cảnh đó nhân dân ta không còn con đường nào khác là phải cầm súng đứng lên chiến đấu để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Đêm 18, rạng sáng 19-12-1946 Đảng và Chính phủ đã họp và phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. Ngày 20-12-1946 Đài Tiếng nói Việt Nam phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. *HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 em, lần lượt từng em thuật lại cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội trước nhóm, các bạn trong nhóm cùng nghe và nhận xét. HS suy nghĩ và nêu ý kiến trước lớp: Hình chụp cảnh ở phố Mai Hắc Đế (Hà Nội), nhân dân dùng giường, tủ, bàn, ghế... dựng chiến luỹ trên đường phố để ngăn cản quân Pháp vào cuối năm 1946. Việc quân và dân Hà Nội đã giam chân địch gần 2 tháng trời đã bảo vệ được cho hàng vạn đồng bào và Chính phủ rời thành phố về căn cứ kháng chiến. Hình 2 chụp cảnh chiến sĩ ta đang ôm bom ba càng, sẵn sàng lao vào quân địch. Điều đó cho thấy tinh thần cảm tử của quân và dân Hà Nội. Một số HS trình bày kết quả sưu tầm trước lớp. Một số HS nêu ý kiến trước lớp. Khoa học Tiết 26: ĐÁ VÔI I. Mục tiêu: - Nêu một số tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi. - Quan sát, nhận biết đá vôi. *GDMT: Cần khai thác nguồn đá vôi hợp lí đẻ giữ vẻ đẹp tụe nhien và bảo vệ môi trường xung quanh. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 54, 55 SGK. - Một vài mẫu đá vôi, đá cuội; giấm chua hoặc a-xít (nếu có điều kiện). - Sưu tầm các thông tin, tranh ảnh về các dãy núi đá vôi và hang động cũng như ích lợi của đá vôi. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động HS 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Làm việc với các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được. Mục tiêu: HS kể được tên một số vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng và nêu được ích lợi của đá vôi. Cách tiến hành: - Cho HS làm việc theo nhóm. - Cho HS trình bày kết quả. - GV nhận xét. Kết luận: (SGV) *GDMT: Cần khai thác nguồn đá vôi hợp lí đẻ giữ vẻ đẹp tụe nhien và bảo vệ môi trường xung quanh Hoạt động 3: Làm việc với mẫu hoặc quan sát hình. Mục tiêu: HS biết làm thí nghiệm hoặc quan sát hình để phát hiện ra tính chất của đá vôi. Cách tiến hành: - Cho đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và giải thích kết quả thí nghiệm của nhóm mình. Kết luận: (SGV) 3. Củng cố, dặn dò: - HS viết tên hoặc dán tranh ảnh những vùng đá vôi cùng hang động của chúng và ích lợi của đá vôi sưu tầm được và giấy khổ to. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm thực hành theo hướng dẫn (SGK). Cho HS làm việc theo nhóm.

File đính kèm:

  • doclop 5 tuan 13.doc