Giáo án lớp 5 môn Đạo đức - Tuần 1 - Tiết 1: Em là học sinh lớp 5 (Tiếp theo)

I - Mục tiêu

 Sau khi học bài này HS biết:

 - Vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước.

 - Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu.

 - Vui và tự hào khi là HS lớp 5.Có ý thức học tập rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.

 II – Tài liệu và phương tiện

 - Các bài hát về chủ đề Trường em.

 - Mi-crô không dây để chơi trò chơi Phóng viên.

 - Giấy trắng, bút màu.

 - Các chuyện nói về tấm gương HS lớp 5 gương mẫu.

 

doc71 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 750 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 môn Đạo đức - Tuần 1 - Tiết 1: Em là học sinh lớp 5 (Tiếp theo), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rả lời. Các việc làm Bảo vệ tài nguyên Không bảo vệ tài nguyên 1. Không khai thác nước ngầm bừa bãi X 2. Đốt rẫy làm cháy rừng X 3. Vứt rác thải, xác động vật chết vào nước ao hồ X 4. Phun nhiều thuốc trừ sâu vào đất trồng X 5. Xả nhiều khói vào không khí X 6. Săn bắt, giết các động vật quý hiếm. X 7. Trồng cây gây rừng X 8. Sử dụng điện hợp lí X 9. Phá rừng đầu nguồn X 10. Sử dụng nước tiết kiệm X 11. Xây dựng, bảo vệcác khu bảo tồn quốc gia, vườn quốc gia thiên nhiên. X Hoạt động 2: Xử lí tình huống. - GV treo bảng phụ có ghi các tình huống. - YC hs thảo luận nhóm để giải quyết các tình huống sau: (8’) 1. Lớp em được đến tham quan rừng quốc gia Gần địa phương em. Trước khi về các bạn rủ em hái mấy bông hoa quý trong rừng mang về làm kỉ niệm. Em sẽ làm gì ? 2. Nhóm bạn An đi picnic ở biển, vì mang nhiều đồ ăn nặng quá, An đề nghị các bạn vứt rác xuống biển cho đỡ phải tìm thùng rác. Nếu có mặt trong nhóm bạn An em sẽ làm gì ? - YC các nhóm sắm vai thể hiện cách sử lí tình huống. Hoạt động 3: Báo cáo về tình hình bảo vệ tài nguyên ở địa phương. - YC hs trình bày kết quả bài tập thực hành đã giao ở tiết 1. (5’) - Các hs thảo luận , liệt kê các tài nguyên ở địa phương và các biện pháp cần thực hiện để bảo vệ các tài nguyên đó. Hoạt động 4: Thực hành xây dựng kế hoạch tiết kiệm điện nước. (5’) - YC hs tự lên kế hoạch sử dụng tiết kiệm điện nước ở gia đình và nhà trường trong thời gian một tuần và ghi kết quả vào phiếu. - HS cùng thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung sau: - Em sẽ khuyên các bạn không hái hoa để bảo vệ rừng. Chọn và nhặt một vài chiếc lá đã rụng làm kỉ niệm cũng được, hoặc chụp ảnh bông hoa đó. - Em sẽ khuyên các bạn sau khi ăn uống phải thu gom rác lại rồi tìm thùng rác để vứt. Động viên nhau cùng cố gắng đi tiếp. Làm như thế sẽ bảo vệ biển không bị ô nhiễm, giữ được cảnh biển sạch đẹp. - Các nhóm phân công các vai. Sau đó đại diện nhóm trình bày. HS đưa ra kết quả bài tập thực hành. 2 -3 hs trình bày trước lớp. Mỗi hs nêu một tài nguyên và biện pháp. - HS nhận mẫu phiếu lắng nghe. - GV hướng dẫn lên kế hoạch ở ngay trên lớp. Tổng kết: Trong năm học vừa qua, chúng ta đã tìm hiểu nhiều bài đạo đức hay, bổ ích. Thầy (cô) mong rằng các em luôn ghi nhớ những bài học đó. Dù ở đâu, bất cứ khi naò, các em hãy luôn nhớ mình là chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam, là những người góp phần xây dựng đất nước trong tương lai. Các em hãy cố gắng vượt qua những khó khăn để học tập, vươn lên xứng đáng với lòng mong mỏi, với công lao dạy dỗ của cha mẹ, của thầy cô. 3. Củng cố – dặn dò: (2’) Nhận xét chung giờ học. Về nhà ghi nhớ những điều vừa học. Thứ 2 ngày tháng năm 200 Tuần 32: Đạo đức: Dành cho địa phương I. Mục tiêu: Giúp hs hiểu: Nếp sống lịch sự , văn minh nơi khu phố ( Thôn xóm) mình đang sống. Hiểu được mối quan hệ hàng xóm láng giềng. Tránh xa các tệ nạn xã hội. II. Chuẩn bị: Tìm hiểu về nếp sống ở khu phố hoặc thôn xóm nơi em ở. III. Các hợat động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy Giới thiệu bài: (1’) Nêu mục đích YC tiết học. Bài mới: Hoạt động 1: Thi nói tiếp về nếp sống khu phố (Thôn xóm) mình. (21’) - GV tổ chức cho hs làm việc theo nhóm chia nhóm. - Tổ chức cho hs thi nói trước lớp. - GV kết luận chung. Hoạt đông 2: Tìm hiểu những việc cần làm gì để tránh xa các tệ nạn xã hội. (16’) Tổ chức cho hs làm việc theo cặp: Các nhóm liệt kê các việc cần làm để tránh xa các tệ nạn xã hội. Đặt câu hỏi giúp hs liên hệ bản thân: + Nếu như ở gần nhà em có một người mắc phải một trong các tệ nạn xã hội thì em cần làm gì? + Các em cần có mối quan hệ như thế nào đối với mọi người xung quanh? GV nhận xét, kết luận: không nên xa lánh những người đó, cần vận động viên giúp đỡ họ 3. Hoạt động nối tiếp: (2’ - Nhận xét tiết học, dặn dò hs chuẩn bị bài sau. Hoạt động học - HS mỗi nhóm là 1 khu nơi ở hiện tại của hs. - Đại diện nhóm nói về nếp sống khu phố mình đang ở. - HS các nhóm khác nhận xét. - Đại diện nhóm đọc kết qủa thảo luận của nhóm mình. - HS tự liên hệ bản thân và nêu ý kiến riêng của mình. HS thực hiện tốt việc gìn giữ nếp sống văn minh nơi mình sống - Thực hiện yêu cầu của giáo viên. Thứ 2 ngày tháng năm 200 Tuần 33: Đạo đức: Dành cho địa phương (Tiết 2) Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết được tình hình ô nhiểm môi trường ở địa phương. - Có ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường trong sạch. - Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường. Đồ dùng dạy hoc: Tranh ảnh về môi trường địa phương. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động dạy Kiểm tra bài cũ: (3-5’) + Gọi hai hs kể tên những việc nên làm và không nên làm để tham gia giao thông an toàn. + Nhận xét, ghi điểm. Dạy học bài mới: Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Tìm hiểu về tình hình môi trường ở địa phương (10’) + Giới thiệu cho hs biết về tình hình môi trường ở địa phương trong thời gian gần đây. + Yêu cầu hs kể những gì em biết về tình hình môi trường và ô nhiễm môi trường trong thời gian gần đây. + Nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2: Liên hệ thực tế. (13’) * Mục tiêu: Học sinh làm được những việc cụ thể để bảo vệ môi trường. + Yêu cầu hs tự nêu những việc đã làm để bảo vệ môi trường xanh, sạch. + Giáo viên nhận xét, biểu dương những hs có ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp. + Nhắc nhở hs có ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường và tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia. Hoạt động 3: Tìm hiểu về dự án “tình nguyện xanh” (10’). + Tìm hiểu về tình hình môi trường, ở xóm phố nơi em sinh sống, những hoạt động bảo vệ môi trường, những vấn đề còn tồn tại và cách giải quyết. + Nhận xét, đánh giá kết quả của từng nhóm. Hoạt động học + 2 hs trả lời. + Lớp nhận xét, bổ sung. + Chú ý lắng nghe. + Ba hs kể về tình hình môi trường và ô nhiễm môi trường trên địa bàn. + Lớp theo dõi, nhận xét. + 4 – 6 hs kể những việc làm mà bản thân đã làm được để bảo vệ và giữ gìn môi trường xanh, sạch đẹp. + HS chú ý lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. + Các nhóm nhận nhiệm vụ. + Tiến hành thảo luận nhóm. Thư kí ghi kết quả và giấy. + Đại diện các nhóm trình bày kết quả việc làm. + Nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. C. Củng cố- dặn dò: (2’) Nhận xét giờ học. Dặn dò hs chuẩn bị bài sau. Thứ 2 ngày tháng năm 200 Tuần 34: Đạo đức: Dành cho địa phương (Tiết 3) I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết được tình hình giao thông ở đại phương. - Có ý thức chấp hành luật giao thông. - Nhắc nhở mọi người, bạn bè có ý thức chấp hành luật giao thông. II. Đồ dùng dạy học: Một số tư liệu về an toàn giao thông đường bộ, một số tư liệu về các vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động dạy Kiểm tra bài cũ: (3-5’) + Gọi 2 hs trả lời câu hỏi: - Kể những việc nên làm, không nên làm để bảo vệ môi trường? + Nhận xét, ghi điểm. Dạy học bài mới: Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Tìm hiểu về tình hình giao thông ở địa phương. (10’) + Giới thiệu cho hs biết về tình hình giao thông ở địa phương trong thời gian gần đây. + Yêu cầu hs kể những gì em biết về tình hình giao thông xảy ra trên đại bàn. Hoạt động 2: Liên hệ thực tế. (23’) * Mục tiêu: Học sinh chấp hành nghiêm túc luật giao thông đối với bản thân. + Yêu cầu hs tự nêu về việc chấp hành luật giao thông của bản thân. + Nhận xét, biểu dương hs có ý thức chấp hành luật lệ giao thông. + Nhắc nhở hs chấp hành luật giao thông và tuyên truyền cho mọi người cần có ý thức chấp hành luật giao thông. * Trò chơi: Đèn xanh, đèn đỏ + Phổ biến luật chơi và tính chất cho hs tham gia chơi. + Theo dõi, nhận xét, khen nhóm hs thực hiện tốt Hoạt động học + 2 hs trả lời. + Lớp nhận xét, bổ sung. + Chú ý lắng nghe. + 3 hs kể. + Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. + 4 – 6 hs liên hệ về việc chấp hành luật giao thông của bản thân. + HS chú ý lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. C. Củng cố – dặn dò: (2’) - Nhận xét giờ học. - Nhắc nhở hs thực hiện tốt luật an toàn giao thông. Thứ 2 ngày tháng năm 200 Tuần 35: Đạo đức Thực hành cuối học kì ii và cuối năm 1.Mục tiêu: Giúp hs thực hành thành thạo qua nội dung các bài đã học, tái hiện lại những việc hs đã làm và nên làm qua các bài học từ đầu năm đến nay. Giáo dục hs có những hành vi đạo đức tốt. 2. Các hoạt động dạy học chủ yếu. Hoạt động dạy Bài mới. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức (20’) * Mục tiêu: HS năm được các bài đạo đức đã học từ đầu năm đến nay. H: Từ đầu nam đến nay chúng ta đã học những bài đạo đức nào ? - GV ghi tên các bài đạo đức lên bảng. - GV nhấn mạnh lại và củng cố nội dung. H: Các bài đạo đức trên cho em biết điều gì ? GV nhận xét bổ sung. + GV nêu các câu hỏi củng cố kiến thức đã học từ đầu năm đến nay đến nay. - YC hs thảo luận nhóm bàn. GV nhận xét bổ sung. Hoạt động 2: Thực hành (18’) - GV chia lớp thành 6 nhóm và phân mỗi nhóm 1 nhiệm vụ sắm vai các tình huống qua nội dung của từng bài học . + Yêu cầu thể hiện rõ nội dung của từng vai diễn. Qua hành động hoặc việc làm cụ thể . - GV cùng cả lớp theo dõi bình chọn nhóm thực hành xuất sắc nhất. Bình chọn bạn diễn xuất sắc nhất . Hoạt động học. * Đầu năm đến nay chúng ta đã học được 14 bài đạo đức đó là: + Em là hs lớp 5. + Có trách nhiệm về việc làm của mình + Có chí thì nên + Nhớ ơn tổ tiên + Tình bạn + Kính già, yêu trẻ + Tôn trọng phụ nữ + Hợp tác với những người xung quanh + Em yêu quê hương + Uỷ ban nhân dâu xã, phường em + Em yêu tổ quốc Việt Nam. + Em yêu hoà bình + Em tìm hiểu về Liên Hợp quốc + Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - Các bài đạo đức trên nhằm giáo dục các em phải có trách nhiệm với việc mình đã làm , Biết kính già yêu trẻ, Biết tôn trọng phụ nữ và biết hợp tác với những người xung quanh, biết yêu quê hương đất nước và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - Các nhóm cùng thảo luận và nối tiếp nhau trình bày. HS định hướng, nối tiếp nhau trả lời. Các nhóm cùng thực hành sắm vai các tình huống. 2. Hoạt động nối tiếp. (2’) Nhận xét chung giờ học. Về nhà tự thực hành.

File đính kèm:

  • docDao Duc 5 Chi tiet Xuan.doc