Sau bài này, học sinh biết :
Trong cuộc sống , con người thường phải đối mặt với những khó khăn , thử thách. Nhưng có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy sẽ có thể vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống .
Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình, biết đề ra kế hoạch vượt khó khăn của bản thân .
Cảm phục những tầm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình, cho xã hội .
3 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 851 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Đạo đức - Có chí thì nên (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC :
CÓ TRÍ THÌ NÊN
&
A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Sau bài này, học sinh biết :
Trong cuộc sống , con người thường phải đối mặt với những khó khăn , thử thách. Nhưng có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy sẽ có thể vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống .
Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình, biết đề ra kế hoạch vượt khó khăn của bản thân .
Cảm phục những tầm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình, cho xã hội .
B . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Một số tấm gương vượt khó : Nguyễn Ngọc Ký
Phiếu bài tập chõm nhóm.
Bảng phụ .
Thẻ mầu dùng cho hoạt động 3 .
Phiếu tự điều tra bản thân .
C . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi học sinh lên kể lại những việc làm có trách nhiệm của mình từ đầu năm học đến nay . Sau đó nhận xét và cho điểm từng học sinh .
- 2 đến 3 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu của giáo viên : Hãy kể lại những việc làm có trách nhiệm của mình từ đầu năm học đến nay .
II. Bài mới
1 .Tìm hiểu thông tin :
- Giáo viên tổ chức cho học sinh cả lớp tìm hiểu thông tin về anh Trần Bảo Đồng .
+ Yêu cầu học sinh đọc thầm
( Câu chuyện ) Thông tin trang 9 SGK .
- Yêu cầu học sinh thảo luận những vấn đề sau :
+ Trần Bảo Đồng đã gặp khó khăn gì trong cuộc sống và học tập ?
+ Trần Bảo Đồng đã vượt qua khó khăn để vươn lên như thế nào ?
+ Em học được gì từ tấm gương của anh Trần Bảo Đồng ?
- Giáo viên nhận xét các câu trả lời của học sinh .
- Giáo viên kết luận : Dù rất khó khăn nhưng Trần Bảo Đồng đã biết sắp xếp thời gian hợp lý, có phương pháp học tập tốt nên anh đã giúp đỡ được gia đình vừa học giỏi
Hoạt động theo hướng dẫn như sau :
- 1 học sinh đọc lại thông tin cho cả lớp nghe .
- Mỗi câu hỏi 1 học sinh trả lời , học sinh khác bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất :
+ Cuộc sống của gia đình Trần Bảo Đồng rất khó khăn ,anh em đông, nhà nghèo, mẹ lại hay ốm đau ! Vì thế Trần Bảo Đồng phải giúp mẹ bán bánh mì .
+ Trần Bảo Đồng đã biết sử dụng thời gian một cách hợp lí, có phương pháp học tập tốt vì thế suốt 12 năm Trần Bảo Đồng luôn đạt học sinh giỏi, Năm 2005, Đồng thivaof trường Đại học Khoa học tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh và đỗ thủ khoa .
+ Dù hoàn cảnh khó khăn đến dâu nhưng có niềm tin ,ý chí quyết tâm phấn đấu thì sẽ vượt qua được hoàn cảnh .
2. Thế nào là cố gắng vượt qua khó khăn ?
- Giáo viên chia học sinh thành những nhóm nhỏ , phât cho mỗi nhóm 1 tờ giấy ghi 1 trong những tình huống sau, yêu cầu học sinh thảo luận để giải quyết tình huống .
- Các tình huống :
+ Năm nay lên lớp 5 nên A. Hoa và Phan Răng phải xuống tận dưới trường huyện học . Đường tữ huyện xuống huyện rất xa phải qua đèo qua núi . Theo em A. Hoa và Phan Răng có thể có những cách xử lý như thế nào ? Hai bạn làm thế nào mới là biết cố gắng vượt qua khó khăn ?
+ Giữa năm học lớp 4 , Tâm An phải nghỉ để đi chữa bệnh . Thời gian ghỉ quá lâu nên cuối năm Tâm An không lên được lớp 5 cùng các bạn . Theo em Tâm An cỏ thể có những cách xử lý như thế nào ? Bạn làm như thế nào mới là đúng ?
- Giáo viên mời đại diện nhóm trình bầy ý kiến của nhóm mình .
- Giáo viên nhận xét cách ứng sử của học sinh và nêu cách ứng sử đúng .
- Mỗi nhóm 4 học sinh cùng thảo luận để giải quyết 1 trong các tình huống giáo viên đưa ra .
- Cách sử lí :
+ A. Hoa và Phan Răng có thể ngaih đường xa mà boe học không xuống trường huyện nữa.
Theo em , hai bạn nên cố gắng đến trường, dù phải trèo dèo, lội suối. Hai bạn mới học đến lớp 5, còn phải học thêm rất nhiều nữa .
+ Vì phải học lại lớp 4, không được lên lớp 5 cùng các bạn Tâm An có thể chán nảm và bỏ học hoặc học hành sa sút .Tâm An cần giữ gìn sức khỏe, và vui vẻ đến trường cho dù phải học lại lớp 4 .
- 2 nhóm học sinh báo cáo kết quả thảo luận trước lớp, học sinh cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến .
Giáo viên : Cho dù khó khăn đến đâu các em cũng phải cố gắng vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình ,không được bỏ học giữa chừng . Trong tình huống 1 ,2 bạn có thể xin vào trường dân tộc nội trú để không phải đi xa nhiều lần ,nguy hiểm.
3. Liên hệ bản thân .
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm :
a. Em hãy kể 3-4 khó khăn của em trong cuộc sống và học tập và cách giải quyết khó khăn đó cho các bạn trong nhóm cùng nghe .
b. Nếu khó khăn em chưa biết cách khắc phục, hãy nhờ các bạn trong nhóm cùng suy nghĩ và đưa ra cách giải quyết .
- Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm :
+ Yêu cầu học sinh hãy nêu những khó khăn của mình
+ Yêu cầu học sinh khác nêu những hướng giải quyết giúp bạn .
+ Hỏi : Trước những khó khăn của bạn bè, chúng ta nên làm gì ?
- Học sinh chia thành nhóm 4 cùng hoạt động để thực hiện yêu cầu .
- Học sinh thực hiện .
+ Trước những khó khăn của bạn , chúng ta nên giúp đỡ, động viên bạn vượt qua khó khăn .
- Giáo viên : Khi bạn gặp khó khăn, chúng ta cần phải biết giúp đỡ và động viên bạn vượt qua khó khăn . Còn đối với khó khăn của chính mình chúng ta cần cố gắng , quyết tâm , vững vàng ý chí thì sẽ vượt qua được .
4 Hướng dẫn học sinh thực hành :
- Về tìm hiểu những tấm gương vượt khó ở xung quanh em, trên sách báo và truyền hình .
- Yêu cầu HS : Phân tích những khó khăn và thuận lợi của mình theo bảng sau :
STT
Các mặt cuộc sống
Thuận lợi
Khó khăn
1.
2.
3.
4.
Hoàn cảnh gia đình.
Bản thân.
Kinh tế gia đình.
Điều kiện đến trường
File đính kèm:
- 5.ĐẠO ĐỨC c ch■ thì n↑n ti↑́t 1.doc