Giáo án lớp 5 môn Đạo đức - Bài 14: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ( Tiết 2 )

• Tài nguyên thiên nhiên cung cấp nguồn sống cho con người ( Đất , nước , không khí , ) . Tài nguyên thiên nhiên co thiên nhiên ban tặng nhưng không phải là vô tận , có thể bị cạn kiệt hoặc bị biến mất . Do đó chúng ta phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên .

• Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người hôm nay và ngày mai .

• Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là sử dụng tiết kiệm hợp lí, giữ gìn các tài nguyên .

2. Thái độ :

• Quý trọng tài nguyên thiên nhiên .

• Có tinh thần ủng hộ các hoạt động bảo vệ tự nhiên ,phản đối những hành vi phá hoại ,lãng phí tài nguyên thiên nhiên .

 

doc5 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Đạo đức - Bài 14: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ( Tiết 2 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC Bài 14 Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ( Tiết 2 ) š&› A MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu : Tài nguyên thiên nhiên cung cấp nguồn sống cho con người ( Đất , nước , không khí ,) . Tài nguyên thiên nhiên co thiên nhiên ban tặng nhưng không phải là vô tận , có thể bị cạn kiệt hoặc bị biến mất . Do đó chúng ta phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên . Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người hôm nay và ngày mai . Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là sử dụng tiết kiệm hợp lí, giữ gìn các tài nguyên . 2. Thái độ : Quý trọng tài nguyên thiên nhiên . Có tinh thần ủng hộ các hoạt động bảo vệ tự nhiên ,phản đối những hành vi phá hoại ,lãng phí tài nguyên thiên nhiên . 3. Hành vi : Có hành vi sử dụng tiết kiệm , phù hợp các tài nguyên thiên nhiên . Khuyền kích mọi người cùng thực hiện bảo vệ tài nguyên thiên nhiên . B. PHƯƠNG PHÁP : Đàm thoại, trao đổi ,tìm hiểu thông tin . Làm bài tập theo nhóm . Giao nhiệm vụ cá nhân . Làm bài tập theo nhóm . Nêu vấn đề . Điều tra thực tế . C. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Bảng phụ (HĐ2- Tiết 2, HĐ3 – tiết 2 ). Phiếu thực hành (HĐ4- tiết 2 ). Phiếu bài tập ( HĐ1- Tiết 2 ) , D. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU I. Kiểm tra bài cũ . Hoạt động dạy Hoạt động học . II. Bài mới . 1. Hoạt động 1 : Việc làm nào góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường thiên nhiên Hoạt động dạy Hoạt động học - Phát cho học sinh phiếu bài tập . - Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân ,xác định việc làm naoc là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ,việc làm nào là không bảo vệ tài nguyên thiên nhiên . - Học sinh nhận phiếu bài tập , - Học sinh làm bài tập theo phiếu để có kết quả sau : Phiếu bài tập Hãy cho biết việc làm nào là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên , việc làm nào là không bảo vệ tài nguyên thiên nhiên bằng cách đánh dấu x vào ô phù hợp . Các việc làm Bảo vệ tài nguyên Không bảo vệ tài nguyên 1. Không thai thác nước ngầm bừa bãi . X 2. Đót rẫy làm cháy rừng . X 3. Vứt rác thải , xác động vật chết vào nước ao hồ X 4. Phun nhiều thuốc trừ sâu vào đất trồng . X 5. Xả nhiều khói vào không khí . X 6. Săn bắt giết các đọng vật quý hiếm . X 7. Trồng cây gây rừng . X 8. Sử dụng điện hợp lí . X 9. Phá rừng đầu nguồn . X 10. Sử dụng nước tiết kiệm . X 11. Xây dựng ,bảo vệ các khu bảo tồn quốc gia . vườn quốc gia thiên nhiên . X - Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày kết quả : Giáo viên đọc lần lượt từng ý với mỗi ý gọi 1 học sinh lên bảng gắn bằng giấy ghi ý đó vào cột : Bảo vệ tài nguyên hoặc Không bảo vệ tài nguyên chophù hợp vào bảng như sau : - Học sinh lắng nghe , đối chiếu ví dụ kết quả đã làm của mình để gắn ý kiến cho đúng , các học sinh khác nhận xét , góp ý . Bảo vệ tài nguyên Không bảo vệ tài nguyên Học sinh gắn các ý : 1,7,8,9,10,11 Học sinh gắn các ý : 2,3,4,5,6,9, - Giáo viên nhận xét góp ý . Yêu cầu học sinh nêu những việc nên làm để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên , yêu cầu học sinh nêu những việc không nên làm . - Học sinh nêu ý ở cột “ Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ”. - Học sinh nêu ý ở cột “ Không bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ”. 2. Hoạt động 2 :Xử lý tình huống . Hoạt động dạy Hoạt động học - Giáo viên treo bảng phụ có ghi các tình huống . - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để giải quyết các tình huống ghi trong bảng phụ : 1. Lớp em được đến thăm rừng quốc gia Cát Tiên . Trước khi về các bạn rủ em hái mấy bông hoa quý trong rừng đem về làm kỉ niệm . Em sẽ làm gì ? 2. Nhóm bạn An đi picnic ở biển , vì mang nhiều đồ nặng quá , An đề nghị các bạn vứt rác xuống biển cho đỡ phải tìm thùng rác . Nếu có mặt trong nhóm bạn An em sẽ làm gì ? - Yêu cầu các nhóm sắm vai thể hiện các xử lí tình huống . - Cho học sinh trình bày kết quả . - Giáo viên nêu câu hỏi để kết luận : Chúng ta cần làm gì với tài nguyên thiên nhiên để sử dụng lâu dài ? - Với hoạt động phá hoại tài nguyên thiên nhiên ,chúng ta phải có thái độ như thế nào ? - Với hoạt động bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên ,chúng ta phải có thái độ như thế nào ? - Học sinh đọc tình huống . - Học sinh thảo luận nhóm , giải quyết tình huống . 1. Em sẽ khuyên các bạn không hái hoa để bảo vệ rừng . Chọn và nhặt 1 vài chiếc lá đã rụng làm kỉ niệm cũng được , hoặc chụp ảnh bông hoa đó . 2. Em sẽ khuyên các bạn sau khi ăn uống phải gom rác lại rồi tìm thùng rác để vứt . Động viên cùng cố gắng đi tiếp . Làm như thế sẽ bảo vệ được biển không bị ô nhiễm ,giữ được cảnh biển sạch sẽ . - Các nhóm học sinh phân công các vai để xử lí tình huống . - Các nhóm học sinh đại diện trình bày . Các nhóm khác theo dõi , góp ý , bổ sung . - Chúng ta cần bảo vệ tài nguyên ,sử dụng hợp lí tiết kiệm . - Cần nhắc nhở mọi người không phá hoại tài nguyên thiên nhiên , nếu cần báo công an và chính quyền . - Cần ủng hộ và thực hành theo . 3. Hoạt động 3 : Báo cáo về tình hình bảo vệ tài nguyên thiên nhiên . Hoạt động dạy Hoạt động học - Yêu cầu học sinh trình bày kết quả bài tập thực hành ( đã giao ở tiết 1 ) . - Yêu cầu học sinh đọc nội dung tìm hiểu được . giáo viên cho học sinh nhận xét góp ý . - Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm . + Hướng dẫn học sinh treo bảng phụ trước lớp . + Các học sinh thảo luận , liệt kê các tài nguyên ở địa phương và các biện pháp cần thực hành để bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên đó để hoàn thành bảng sau : Tài nguyên thiên nhiên Biện pháp bảo vệ ............ - Yêu cầu học sinh trình bày kết quả . Giáo viên giúp học sinh ghi nhanh trên bảng các ý kiến một cách tổng hợp . - Yêu cầu học sinh nhắc lại các tài nguyên thiên nhiên và những biện pháp bảo vệ . - Giáo viên kết luận : Địa phương chúng ta có tài nguyên thiên nhiên cần được bảo vệ , các em hãy gương mẫu thực hiện giúp tài nguyên ở quê hương được duy trì lâu dài , giúp ích nhiều cho con người . - Học sinh đưa ra kết quả bài tập thực hành . - 2’3 học sinh trình bày trước lớp . Các học sinh khác lắng nghe , nhận xét , góp ý . - Các học sinh làm việc theo nhóm cùng tập hợp các tài nguyên thiên nhiên ở địa phương , rối liệt kê vào bảng . Sau đó thảo luận với nhau các biệnpháp cần thiết để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đó . - Đại diện từng nhóm lên trình bày ( Mỗi lần chỉ nêu 1 tài nguyên và biện pháp ) . Các nhóm khác lắng nghe ,nhận xét , bổ sung . - Mỗi học sinh nêu 1 tài nguyên và biện pháp ( dựa vào bảng tổng hợp ) . - Học sinh lắng nghe . 4. Hoạt động 4 :Thực hành xây dựng kế hoạch tiết kiệm điện . Hoạt động dạy Hoạt động học - Yêu cầu học sinh tự lên kế hoạch Sử dụng tiết kiệm điện và nước ở gia đình và nhà trường trong thời gian 1 tuần và ghi kết quả vào phiếu sau ( ghi chữ tiết kiệm hoặc không tiết kiệm phù hợp với cách sử dụng của mình vào các ô thứ ) : - Học sinh nhận mẫu phiếu , lắng nghe giáo viên hướng dẫn lên kế hoạch ngay ở trên lớp . Phiếu thực hiện tiết kiệm điện Ở nhà Ở trường Cách sử dụng Theo dõi thực hiện ( có thực hiện đánh dấu X) Cách sử dụng Theo dõi thực hiện ( có thực hiện đánh dấu X) T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN .... . Phiếu thực hiện tiết kiệm nước . Ở nhà Ở trường Cách sử dụng Theo dõi thực hiện ( có thực hiện đánh dấu X) Cách sử dụng Theo dõi thực hiện ( có thực hiện đánh dấu X) T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN .... . - Giáo viên xác nhận kế hoạch . - Giáo viên yêu cầu học sinh xác định kế hoạch ngay trên lớp sau đó thảo luận với bạn về cách thực hiện đó xem có hợp lí không . Sau đó nộp cho giáo viên xác nhận . - Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện theo kế hoạch và đanhs dấu X để theo dõi việc thực hiện qua mỗi ngày trong tuần . - Yêu cầu học sinh cùng bàn cùng nhắc nhau thực hiện . - Yêu cầu học sinh lấy xác nhận của bố mẹ và nộp lại cho giáo viên vàogiờ tổng kết . - Cha mẹ xác nhận việc thực hiện ở nhà - Bạn cùng nhóm xác nhận việc thực hiện ở trường . - Học sinh lập kế hoạch ngay trên lớp , trao đổi với bạn bên cạnh . Sau đó nộp giáo viên xác nhận . - Học sinh lắng nghe , ghi nhớ cách làm phối hợp với các bạn cùng thực hiện và làm theo hướng dẫn của giáo viên . - Giáo viên tổng kết môn học : Trong năm học vừa qua ,chúng ta đã tìm hiểu nhiều bài đạo đức hay,bổ ích . Thầy ( cô ) mong rằng các em luôn luôn ghi nhớ những bài học đó . Dù ở đâu , bất cứ khi nào , các em hãy luôn ghi nhớ mình là chủ nhân tương lại của đất nước Việt Nam ,là những người góp phần xây dựng đất nước trong tương lai . Các em hày cố gắng vượt qua những khó khăn để học tập ,vươn lên xứng đáng với lòng mong mỏi , với công lao dạy dỗ của cha mẹ ,của thầy cô. III .Củng cố dặn dò . - Giáo viên cho học sinh nhắc lại phần ghi nhớ . - Giáo viên nhận xét tiết học . tuyên dương các em học sinh tích cực tham gia hoạt động bài , nhắc nhở các em còn chưa cố gắng .

File đính kèm:

  • docB¢i 14 Bảo vệ t¢i nguy↑n thi↑n nhi↑n Tiết 2.doc
Giáo án liên quan