Đọc diễn cảm toàn bài văn với giọng hồn nhiên(bé Thu); giọng hiền từ(người ông).
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ trang 102, SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn hướng dẫn luyện đọc.
III. Các họat động dạy học:
28 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 837 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 môn Âm nhạc - Tuần 11 - Tập đọc: Chuyện một khu vườn nhỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- GV yêu cầu HS Tóm tắt bài toán.
- HS có thể Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ hoặc bằng lời.
- GV yêu cầu HS trao đổi với nhau để tìm cách giải bài toán.
- HS thảo luận theo cặp.
- GV yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán.
Bài giải
Số thứ ba là: 8 - 4,7 = 3,3
Số thứ nhất là: 8 - 5,5 = 2,5
Số thứ hai là: 4,7 - 2,5 = 2,2
Đáp số: 2,5 ; 2,2 ; 3,3
- GV nhận xét và cho điểm HS.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
________________________
Khoa học: Tre, mây, song
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Kể được một số đồ dùng làm từ tre, mây, song .
- Nhận biết một số đặc điểm của tre, mây, song.
- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ tre, mây, song và cách bảo quản chúng.
II.Đồ dùng dạy học:
- Cây mây,song,tre thật .Hình minh hoạ trang 46, 47 SGK.
- Phiếu học tập kẻ sẵn bảng so sánh về đặc điểm của tre và mây, song.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1
ĐẶC ĐIỂM VÀ CÔNG DỤNG CỦA TRE, MÂY, SONG
TRONG THỰC TIỄN
- Đưa ra cây tre, mây, song thật hoặc cây giả hoặc tranh ảnh để hỏi về từng cây.
- Quan sát và trả lời theo hiểu biết thực tế của mình. Ví dụ:
+ Đây là cây gì? Hãy nói những điều em biết về loài cây này.
- Yêu cầu HS chỉ rõ đâu là cây tre, cây mây, cây song.
- Các em cùng đọc bảng thông tin trang 46 SGK và làm phiếu so sánh về đặc điểm công dụng của tre và mây, song.
- Chia HS thành nhóm mỗi nhóm 4 HS, phát phiếu học tập cho từng nhóm.
+ Đây là cây tre. Cây tre ở quê em có rất nhiều. Chúng mọc thành bụi lớn, gióng dài hơn dóng mía. Cây tre dùng để làm rất nhiều đồ dùng trong gia đình như bàn, ghế, chạn,...
+ Đây là cây mây. Cây mây thân leo, hóa gỗ, có nhiều gai, mọc thành bụi lón. Cây mây có nhiều ở quê em dùng làm ghế, cạp rỏ rá,...
+ Đây là cây song. Cây song thân leo, hóa gỗ, cây to và dài hơn cây mây, mọc thành bụi lớn. Cây song có nhiều ở vùng núi.
- Yêu cầu HS đọc phần thông tin.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- Yêu cầu HS trong nhóm trao đổi, thảo luận, làm phiếu.
- Trao đổi và cùng hoàn thành phiếu, 1 nhóm làm vào phiếu to để chữa bài.
PHIẾU HỌC TẬP
Bài: Tre, mây, song
Tre
Mây, song
Đặc điểm
- Mọc đứng, thành bụi, cao khoảng 10-15cm, thân trong, rỗng ở bên trong, gồm nhiều đốt thẳng hình ống.
- Cây leo mọc thành bụi, thân gỗ dài, không phân nhánh.
Ứng dụng
- Làm nhà, nông cụ, dụng cụ đánh cá, đồ dùng trong gia đình.
- Làm lạt, đan lát, làm bàn ghế, đồ mĩ nghệ
+ Ngoài những ứng dụng như làm nhà, nông cụ, dụng cụ đánh cá, đồ dùng trong gia đình, em có biết tre còn được dùng vào những việc gì khác?
+ Tre được trồng thành bụi lớn ở chân đê để chống xói mòn.
+ Tre còn dùng để làm cọc đóng móng nhà.
+ Thời xưa tre còn được làm cung tên để giết giặc.
Hoạt động 2
MỘT SỐ ĐỒ DÙNG LÀM BẰNG TRE, MÂY, SONG
- GV sử dụng các tranh minh hoạ trang 47 SGK. HS hoạt động theo cặp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, tìm hiểu về từng hình theo yêu cầu.
- Quan sát tranh minh hoạ và cho biết:
+ Đó là đồ dùng nào?
+ Đồ dùng đó làm từ vật liệu nào?
- 3 HS tiếp nối nhau trình bày.
+ Em còn biết những đồ dùng nào làm từ tre, mây, song?
+ Tre: chõng tre, ghế, sọt, cần câu, thuyền nan, bè, thang, cối xay, lồng bàn,...
Hoạt động 3
CÁCH BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG BẰNG TRE, MÂY, SONG
- Hoạt động lớp: Hỏi: Nhà em có đồ dùng nào làm từ tre, mây, song. Hãy nêu cách bảo quản đồ dùng đó của gia đình mình.
- Tiếp nối nhau trả lời.
Nhà em có các loại rổ làm bằng tre nên sử dụng xong phải giặt sạch treo lên cao, không treo chỗ ướt, nắng để tránh ẩm mốc, hoặc giòn sẽ nhanh hỏng.
Nhà em có một bộ bàn ghế tiếp khách hằng ngày. Thỉnh thoảng bố em lại sơn dầu để cho đẹp và tránh ẩm mốc.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà tìm hiểu những đồ dùng trong nhà được làm từ sắt, gang, thép.
________________________
Thứ 6 ngày 6 tháng 11 năm 2009
Toán: Nhân một số thập phân với một số tự nhiên
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm và vận dụng được quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Bước đầu hiểu được ý nghĩa của phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Kiểm tra bài cũ:
HS làm bài 2 SGK
- HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
2/Bài mới:
- HS nghe
GIỚI THIỆU QUY TẮC NHÂN MỘT SỐ TP VỚI MỘT SỐ TỰ NHIÊN
a. Ví dụ 1 * Hình thành phép nhân.
- GV vẽ hình lên bảng và nêu bài toán.
- HS nghe và nêu lại bài toán ví dụ.
- HS: Chu vi của hình tam giác ABC bằng tổng độ dài 3 cạnh:
1,2m + 1,2m + 1,2m
(HS có thể nêu luôn là 1,2 x 3)
-3cạnh hình tam giác ABC có gì đặc biệt?
- 3 cạnh tam giác ABC đều bằng 1,2m.
- Vậy để tính tổng của 3 cạnh, ngoài cách thực hiện phép cộng 1,2m + 1,2m + 1,2m ta còn có cách nào khác?
- Ta còn cách thực hiện phép nhân
1,2m x 3
* Đi tìm kết quả- Tìm cách chuyển 1,2m thành số đo viết dưới dạng số tự nhiên rồi tính.
- GV yêu cầu HS nêu cách tính của mình.
- HS thảo luận theo cặp.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
1,2m = 12cm
x
12
3
36dm
36dm = 3,6cm
Vậy 1,2 x 3 = 3,6 (m)
- GV nghe HS trình bày và viết cách làm trên lên bảng như phần bài học trong SGK.
- Vậy 1,2m nhân 3 bằng bao nhiêu mét?
- HS: 1,2m x 3 = 3,6m
* Giới thiệu kĩ thuật tính
b. Ví dụ 2: GV nêu yêu cầu ví dụ 2: Đặt tính và tính 0,46 x 12.
- 2 HS lên bảng thực hiện phép nhân, cả lớp thực hiện phép nhân vào giấy nháp.
- GV yêu cầu HS tính đúng nêu cách tính của mình.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- GV nhận xét cách tính của HS.
2.2. Ghi nhớ
- GV hỏi: Qua 2 ví dụ, bạn nào có thể nêu cách thực hiện phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên?
- Một số HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK và yêu cầu học thuộc luôn tại lớp.
2.3. Luyện tập - thực hành
Bài 1: GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Bài tập yêu cầu đặt tính và tính.
- 4HS lên bảng làm bài,mỗi HS làm 1 phép tính.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- 1 HS nhận xét, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
Bài 2: HS K,G: GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi.
- HS tự làm bài vào vở bài tập.
Thừa số
3,18
8,07
2,389
Thừa số
3
5
10
Tích
9,54
40,35
23,890
- GV gọi HS đọc kết quả tính của mình.
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
Bài 3: GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Trong 4 giờ ô tô đi được là:
42,6 x 4 = 170,4 (km)
Đáp số: 170,4km
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV tổng kết tiết học, dặn dò
- Về nhà làm những bài chưa xong trên lớp vào vở
__________________
Luyện từ và câu: Quan hệ từ
I.Mục tiêu:
- Bước đầu nắm được khái niệm về quan hệ từ(ND ghi nhớ).
- Nhận biết được một số quan hệ từ trong các câu văn(BT1,III); xác định được cặp quan hệ từ và tác dụng của nó trong câu(BT2); biết đặt câu với quan hệ từ(BT3).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết sẵn các câu văn ở phần nhận xét.
- Bài tập 2, 3 phần Luyện tập viết vào bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu có đại từ xưng hô.
- 2 HS làm trên bảng.
2/Bài mới:
TÌM HIỂU VÍ DỤ
Bài 1- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS làm việc theo cặp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.
+ Từ in đậm nối những từ ngữ nào trong câu?
+ Quan hệ mà từ in đậm biểu diễn quan hệ gì?
- Gọi HS phát biểu, bổ sung (nếu cần).
- GV chốt lại lời giải đúng.
- Tiếp nối nhau phát biểu, bổ sung. Mỗi HS chỉ nói về 1 câu.
+ Quan hệ từ là gì?
- Trả lời theo khả năng ghi nhớ.
+ Quan hệ từ có tác dụng gì?
Bài 2- Cách tiến hành tương tự bài 1.
- Gọi HS phát biểu. GV ghi nhanh lên bảng câu trả lời đúng.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
GHI NHỚ
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. HS dưới lớp đọc thầm.
LUYỆN TẬP
Bài 1- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp dùng bút chì gạch chân vào các quan hệ từ có trong các câu văn.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Theo dõi bài chữa của GV, tự sửa bài mình nếu sai.
Bài 2- GV tổ chức cho HS làm bài 2 tương tự như cách tổ chức bài làm 1.
Bài 3- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 2 HS đặt câu trên bảng lớp. HS dưới lớp làm vào vở.
- Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng.
- Nhận xét.
- HS dưới lớp đọc câu mình đặt. GV chú ý sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho từng HS.
- 3 đến 5 HS tiếp nối nhau đặt câu. Ví dụ.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Gọi HS nhắc lại phần Ghi nhớ.
- Dặn HS về nhà học bài.
________________________
Tập làm văn: Luyện tập làm đơn
I. Mục tiêu: Viết được lá đơn kiến nghị đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, nêu được lí do kiến nghị, thể hiện nội dung cần thiết.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở BTTV in mẫu đơn.
- Bảng lớp viết mẫu đơn.
III. các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Bài cũ:
2/ Bài mới:
HDHS viết đơn
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS đọc mẫu đơn đã trình bày sẵn trên bảng.
- GV lưu ý HS cách viết đơn
- HS trình bày lí do viết đơn (tình hình thực tế, những tác động xấu đã xảy ra hoặc có thể xảy ra) sao cho gọn, rõ, có sức thuyết phục ......
- HS đọc đoạn văn, bài văn các em đã viết lại cho hay hơn.
Tên của đơn
Nơi nhận đơn
Giới thiệu bản thân
Mẫu đơn:
Quốc hiệu, tiêu ngữ
Nơi viết, ngày tháng năm
Tên của đơn
Nơi nhận đơn
Giới thiệu bản thân
Lí do, mục đích viết đơn
Lời hứa
Lời cảm ơn
Kí tên
- HS nói đề bài các em đã chọn.
- HS viết đơn
- Trình bày đơn, cả lớp theo dõi, nhận xét.
Củng cố, dặn dò
- Nhận xét chung tiết học
- Một số em làm bài chưa tốt về sửa chữa hoàn chỉnh lá đơn.
- CB tiết sau: Lập dàn ý bài văn tả người.
File đính kèm:
- TUAN 11 LOP 5 CKTKN.doc