I- MỤC TIÊU:
- Học sinh nhớ lại và trình bày một số bài hát đã học: Quốc ca Việt Nam, Em yêu hoà bình, Chúc mừng, Thiếu nhi thế giới liên hoan.
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu. Tập trình bày các bài hát đã học theo nhóm, cá nhân.
II- GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:
- Nhạc cụ: Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ.
- Trực quan: Tranh minh hoạ(nếu có).
78 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 môn Âm nhạc - Tiết 1 - Ôn tập một số bài hát đã học (Tiết 3), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Trực quan: Đánh nhịp tốt 2 TĐN số 7, số8.
- Tài liệu: Chuẩn bị bài hát Khi tóc thầy bạc trắng.
III- Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động dạy của g viên
Hoạt động học của học sinh
Nội dung 1: Ôn tập đọc nhạc(25phút).
*Tập đọc nhạc số 7:
- Cho HS đọc cao độ theo đàn bằng nhiều cách.
- Gõ lại tiết tấu TĐN số 7.
- Cho HS đọc nhạc, hát lời và luyện tiết tấu.
- Cho HS trình bày theo nhóm, tổ, cá nhân.
- Cho cả lớp đọc nhạc, hát lời và gõ đệm theo phách.- GV nhận xét.
*Tập đọc nhạc số 8:
- Cho HS đọc cao độ theo đàn bằng nhiều cách.
- Gõ lại tiết tấu TĐN số 8.
- Cho HS đọc nhạc, hát lời và luyện tiết tấu.
- Cho HS trình bày theo nhóm, tổ, cá nhân.
- Cho cả lớp đọc nhạc, hát lời và gõ đệm theo phách.
- GV nhận xét.
Nội dung 2: Nghe nhạc bài Khi tóc thầy bạc trắng(8phút).
- Giới thiệu bài: Khi tóc thầy bạc trắng của nhạc sĩ Trần Đức là một trong số 50 ca khúc hay nhất thế kỉ 20, bài hát được nhiều người yêu thích bởi nó miêu tả chân thực về tấm lòng của những người thầy, về những bài học mà thầy cô đã đem dến cho bao thế hệ HS.
- Cho HS nghe hát mẫu.
? Các em có cảm nhận gì sau khi nghe bài hát?
? Hãy nêu những hình ảnh đẹp trong bài hát?
? Hãy diễn tả lại một nét nhạc.
- Cho HS nghe lại bài hát lần nữa.
- Cho HS đứng tại chỗ nhún chân nhịp nhàng theo nhịp, theo giai điệu bài hát.
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- Nửa lớp đọc nhạc và hát lời, nửa lớp gõ tiết tấu và theo phách. Luân phiên hoặc cá nhân.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- HS nhận xét.
- HS thực hiện.
- Nửa lớp đọc nhạc và hát lời, nửa lớp gõ tiết tấu và theo phách. Luân phiên hoặc cá nhân.
- HS trình bày theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện.
- HS nhận xét.
- Lắng nghe GV giới thiệu bài.
- Nghe hát mẫu.
- Nêu cảm nhận về nội dung bài hát theo hiểu biết.- Nghe lại nội dung bài hát.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
4. Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò(1phút)
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhắc nhở HS về nhà học thuộc bài.
Tuần 30 Thứ ngày tháng năm 20
Âm nhạc
Tiết 30 - Học bài hát: Dàn đồng ca mùa hạ
Nhạc:Lê Minh Châu
Lời: Nguyễn Minh Nguyên
I- Mục tiêu:
- Giúp học sinh hát đúng giai điệu bài Dàn đồng ca mùa hạ. Thể hiện đúng những tiếng đảo phách, hát luyến và ngân dài 2,3 phách.
- Trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo phách và nhịp.
- Giáo dục HS yêu quí và bảo vệ thiên nhiên.
II- Chuẩn bị của giáo viên:
- Nhạc cụ: Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ.
- Trực quan: Tranh minh hoạ(nếu có), Bảng phụ chép sẵn lời ca.
- Tài liệu: Tìm hiểu đôi nét về bài hát và tác giả.
III- Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: ổn định tổ chức lớp(1phút)
2. Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ(3phút)- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung của tiết học trước. 2 HS lên bảng đọc lại 2 bài TĐN số 7, số 8.- GV nhận xét, động viên.
3. Hoạt động 3: Học bài mới(28phút)
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động học của học sinh
Nội dung 1: Học hát bài Dàn đồng ca mùa hạ(15phút).
- Giới thiệu bài hát bằng tranh minh hoạ.
+ Từ bài thơ của tác giả Nguyễn Minh Nguyên, nhạc sĩ Lê Minh Châu đã phổ thơ tạo nên bài hát Dàn đồng ca mùa hạ. Bài hát có nhịp điệu sôi nổi, vui tươi nhưng cũng rất tha thiết, trong sáng. Bài hát được bình chọn là một trong số 50 ca khúc thiếu nhi hay nhất thế kỉ 20.
- GV hát mẫu.
- Đàn giai điệu cho HS nghe 1 lần.
- Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu.
- Hướng dẫn HS tập hát từng câu nối tiếp đến hết bài. Nhắc các điểm cần chú ý trong bài Dàn đồng ca mùa hạ có sử dụng một số kí hiệu âm nhạc như: Dấu lặng đơn, dấu nối, dấu luyến và viết nhạc 2 bè(đoạn kết) khi hát chỉ hát bè chính. Chú ý cách lấy hơi ở đầu câu hát.
- Xong GV cho hát lại nhiều lần để thuộc lời ca, giai điệu.
- GVnhận xét, sửa sai cho HS.
Nội dung 2: Hát kết hợp gõ đệm (15’).
- Hướng dẫn học sinh trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp và phách. GV hoặc HS khá thực hiện mẫu.
Chẳng nhìn thấy ve đâu, chỉ râm ran
X x x
X x xx x
- GV hướng dẫn HS tập hát đúng nhịp độ. Thể hiện tính chất vui tươi, rộn ràng, trong sáng tha thiết, hồn nhiên của bài hát.
- Hướng dẫn HS trình bày bài hát theo nhóm tổ.
- Quan sát tranh minh hoạ lắng nghe GV giới thiệu bài.
- Nghe GV hát mẫu.
- Lắng nghe giai điệu đàn.
- Đọc lời ca theo hướng dẫn của GV.
- Tập hát đồng loạt. Chú ý thực hiện đúng những chỗ GV lưu ý.
- HS luyện hát:
+ Đồng thanh.
+ Từng dãy.
+ Cá nhân.
- HS nhận xét.
- HS xem GV hoặc bạn thực hiện mẫu.
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách kết hợp sử dụng nhạc cụ gõ.
- HS chú ý hát đúng sắc thái.
- Thực hiện theo tổ nhóm.
4. Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò(3phút)
- Trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.- Nhắc HS về nhà học thuộc bài hát.
Tuần 31 Thứ ngày tháng năm 20
Âm nhạc
Tiết 31 - Ôn tập bài hát: Dàn đồng ca mùa hạ
- Nghe nhạc
I- Mục tiêu:
- Giúp HS thuộc lời ca,thể hiện sắc thái rộn ràng, vui tươi trong sáng của bài Dàn đồng ca mùa hạ.
- HS biết hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.Trình bày bài hát theo hình thức tốp ca.
- Học sinh nghe bài hát Em đi giữa biển vàng, Nhạc Bùi Đình Thảo, lời Nguyễn Đăng Khoa - Bùi Đình Thảo.
II- Chuẩn bị của giáo viên:
- Nhạc cụ: Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ.
- Trực quan: Một vài động tác phụ hoạ cho bài hát.
- Tài liệu: chuẩn bị bài hát Em đi giữa biển vàng.
III- Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: ổn định tổ chức lớp(1phút)
2. Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
3. Hoạt động 3: Học bài mới(31phút)
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động học của học sinh
Nội dung 1: Ôn tập bài hát Dàn đồng ca mùa hạ(23phút).
- Đàn giai điệu bài hát 1-2 lần để HS nhớ lại bài hát đã được học.
- HD HS hát bài hát kết hợp gõ đệm:
+Sửa lại những chỗ hát sai, thể hiện sắc thái rộn ràng, vui tươI, trong sáng của bài hát.
- HD HS trình bày bài hát bằng cách hát lĩnh xướng, đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm.
- HD cả lớp hát vận động theo nhạc.
+ Cho 2- 3 HS làm mẫu.
+ Cả lớp hát và vận động theo nhạc.
- Trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
Nội dung 2: Nghe nhạc Em đi giữa biển vàng(8phút)
- Giới thiệu bài hát.
+ Bài Em đi giữa biển vàng là một trong số 50 ca khúc thiếu nhi hay nhất thế kỉ 20. bài hát được nhạc sĩ Bùi đình Thảo phổ từ bài thơ của Nguyễn Đăng Khoa. Bài hát có giai điệu mềm mại, uyển chuyển miêu tả rất sinh động về hình ảnh thanh bình, tươi đẹp của cánh đồng lúa quê hương.
- Cho HS nghe hát.- Đàn giai điệu bài 2-3 lần
? Em hãy nêu cảm nhận của mình về bài hát?
? Hãy nói lên những hình ảnh đẹp trong bài hát?
- Cho HS nghe lại lần 2.
+ Hướng dẫn HS vận động theo nhạc của bài hát.
- Lắng nghe giai điệu đàn.
- Hát ôn theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện các hình thức hát theo hướng dẫn của GV.
- Hát kết hợp vận động theo nhạc như GV hướng dẫn.
- Các nhóm, tổ thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe GV giới thiệu bài.
- Nghe GV hát.
- Nghe giai điệu đàn.
- Phát biểu cảm nhận của mình khi nghe bài hát.
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Nghe lại bài lần 2.
+ Đứng tại chỗ đung đưa, nhún nhịp nhàng theo nhịp của bài hát.
4. Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò(3phút)
- Cho HS hát lại bài Dàn đồng ca mùa hạ kết hợp vận động theo nhạc.
Tuần 32 Thứ ngày tháng năm 20
Âm nhạc
Tiết 32 - Học bài hát: Đất nước tươi đẹp sao
Nhạc: Ma- Lai- xi- a
Lời: Vũ Trọng Tường
I- Mục tiêu:
- Giúp HS hát đúng giai điệu bài hát, biết bài hát Nhạc là của đát nước Ma-Lai-xi-a, lời của Vũ Trọng Tường.
- Trình bày bài hát theo nhóm kết hợp gõ đệm hoặc vận động phụ hoạ.
II- Chuẩn bị của giáo viên:
- Nhạc cụ: Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ.
- Trực quan: Bảng phụ chép sẵn lời ca bài hát.
- Tài liệu: Tìm hiểu đôi nét về bài hát.
III- Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: ổn định tổ chức lớp(1phút)
2. Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
3. Hoạt động 3: Học bài mới(31phút)
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động học của học sinh
Nội dung 1: Học bài hát(17phút).
- GV giới thiệu tên, xuất xứ của bài hát.
- GV hát mẫu cho HS nghe giai điệu bài hát.
- Đàn giai điệu bài hát cho HS nghe.
- GV hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu.
- GV hướng dẫn HS tập hát từng câu nối tiếp đến hết bài.
- GV cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời ca, giai điệu.
- GV nhận xét.
Nội dung 2: Hát kết hợp gõ đệm(14p)
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách mạnh, tiết tấu lời ca. GV thực hiện mẫu.
Đẹp sao đất nước như bài thơ. Biển...
x x xx ...
x x x x x x x x ...
GV hướng dẫn HS hát kết hợp nhún chân theo nhịp.
- Lắng nghe GV giới thiệu.
- HS chú ý nghe GV hát mẫu và đàn giai điệu.
- HS đọc lời ca theo tiết tấu.
- HS tập hát đồng loạt.
- HS luyện hát:
+ Hát tập thể.
+ Từng dãy.
+ Cá nhân.
- HS nhận xét
- HS xem GV thực hiện mẫu và thực hiện theo hướng dẫn.
- HS hát kết hợp vận động theo nhạc như GV hướng dẫn.
4. Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò(3phút)
- Cho HS hát lại bài hát kết hợp vận động theo nhạc.
- Nhắc nhở HS về nhà học bài.
Tuần 33 Thứ ngày tháng năm 20
Âm nhạc
Tiết 33 - Ôn tập 3 bài hát
I- Mục tiêu:
- Giúp HS thuộc 3 bài hát.
- HS hát thuộc lời, đúng giai điệu bài hát và tập hát diễn cảm.
- Trình bày bài hát theo nhóm kết hợp gõ đệm hoặc vận động phụ hoạ.
II- Chuẩn bị của Giáo Viên:
- Nhạc cụ: Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ.
- Trực quan: Tranh minh hoạ(nếu có).
III- Các hoạt động Dạy- học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: ổn định tổ chức(1phút).
2. Hoạt động 2: Học bài mới(32phút).
Hoạt động dạy của Giáo Viên
Hoạt động học của Học Sinh
Nội dung: Ôn 3 bài hát: Tre Ngà bên lăng Bác, Màu xanh quê hương, Em vẫn nhớ trường xưa.
- GV hướng dẫn HS ôn tập bằng nhiều hình thức thi giữa các tổ. Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- GV lưu ý cho HS hát diễn cảm, thể hiện những kí hiệu ghi trên tác phẩm.
- GV chỉ định cá nhâ, nhóm nhỏ HS đứng tại chỗ hoặc lên trước lớp hát theo yêu cầu, hát 1 trong 3 bài đã ôn.
- GV nhận xét.
- HS chú ý thực hiện hát ôn theo hướng dẫn.
- Chú ý thực hiện.
- Thực hiện theo sự hướng dẫn của GV.
3. Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò(2phút).
- GV nhận xét buổi học. Đánh giá buổi học hôm nay có những ưu điểm cần phải phát huy và những nhược điểm cần phải khắc phục.
File đính kèm:
- Am nhac k5.doc