Nghiên cứu chương trình phân môn Kể chuyện 5, chúng tôi nhận thấy có những bài dùng để củng cố kỉ năng kể chuyện đã được hình thành ở lớp dưới, đó là những câu chuyện được in trong SGK, trình bày bằng tranh kèm lời giải ngắn gọn, được thầy cô kể cho học sinh nghe và học sinh kể lại. Kiểu bài này có mục đích chung là rèn kĩ năng nói và nghe cho học sinh. Nâng cao hơn nữa là những tiết kể chuyện đã nghe, đã đọc ngoài SGK hoặc kể chuyện được tham gia, chứng kiến nhằm hình thành kĩ năng kể chuyện theo cách sáng tạo . Với loại bài này học sinh cần phải sưu tầm trong sách báo hoặc đời sống hằng ngày những câu chuyện kể người thật, việc thật.
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 727 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 - Chuyên đề dạy tốt phân môn kể chuyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ DẠY TỐT PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN
LỚP 5
I/LÝ DO THÚC ĐẨY BIỆN PHÁP:
Môn Tiếng Việt bao gồm các phân môn Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn, Luyện từ và câu, Kể chuyện.Trong đó phân môn Kể chuyện từ chương trình cũ hầu như ít quan tâm, học sinh lại nhút nhát khi đứng trước đám đông nên thường trong tiết kể chuyện, các em thích nghe kể nhưng sợ phải kể lại.
Như chúng ta đã biết,quan điểm biên soạn sách giáo khoa tiếng Việt 5 là :Giao tiếp,tích hợp & tích cực hóa HS .Theo chương trình mới, phân môn Kể chuyện gắn liền với phân môn Tập đọc và Tập làm văn nên dạy tốt Tập đọc sẽ giúp các em nhớ nội dung những bài Tập đọc là truyện kể, dạy tốt Tập làm văn sẽ giúp các em nắm được dàn ý của câu truyện kể và ngược lại, học tốt phân môn Kể chuyện các em sẽ có nhiều ý sáng tạo khi làm văn.. Trên cơ sở đó,cần rèn cho HS các kĩ nămg nói, nghe ,đọc tạo điều kiện giao tiếp,tổ chức nhiều hình thức,các hoạt động cho các emđể giúp các em hình thành những kỹ năng mới về kể chuyện và mở rộng vốn hiểu biết,góp phần vào việc hình thành nhân cách con người.
Từ những nguyên nhân trên đã thúc đẩy chúng tôi có biện pháp “Dạy tốt phân môn Kể chuyện – lớp 5” nhằm giúp các em có thể kể lại một câu chuyện được nghe, được đọc hoặc được chứng kiến hay tham gia một cách rành mạch, tự tin và đạt được mục tiêu từng bài học của phân môn kể chuyện.
II/NỘI DUNG CÁC BIỆN PHÁP:
Nghiên cứu chương trình phân môn Kể chuyện 5, chúng tôi nhận thấy có những bài dùng để củng cố kỉ năng kể chuyện đã được hình thành ở lớp dưới, đó là những câu chuyện được in trong SGK, trình bày bằng tranh kèm lời giải ngắn gọn, được thầy cô kể cho học sinh nghe và học sinh kể lại. Kiểu bài này có mục đích chung là rèn kĩ năng nói và nghe cho học sinh. Nâng cao hơn nữa là những tiết kể chuyện đã nghe, đã đọc ngoài SGK hoặc kể chuyện được tham gia, chứng kiến nhằm hình thành kĩ năng kể chuyện theo cách sáng tạo . Với loại bài này học sinh cần phải sưu tầm trong sách báo hoặc đời sống hằng ngày những câu chuyện kể người thật, việc thật. Từ đó, kích thí các em ham đọc sách, có thói quen quan sát và ghi nhớ. Do đó để đạt kết quả tốt khi giảng dạy trong môn kể chuyện chúng tôi áp dụng một số các biện pháp sau:
* BIỆN PHÁP 1:
- Giáo viên phải nắm được mối tương quan của các phân môn Tiếng Việt trong chương trình để tạo ra mối liên kết chặt chẽ .
VD: Môn Tập đọc và Kể chuyện có mối liên quan trong từng chủ điểm. Ở chủ đề 2 “C¸nh chim vµ hßa b×nh” thì các bài tập đọc đều có nội dung này và môn kể chuyện sẽ có tiết kể chuyện về ca ngîi hßa b×nh, chèng chiÕn tranh. Do đó, nếu môn Tập đọc chúng ta giúp các em nắm được nội dung bài thì ít nhiều các em cũng có thể kể lại các câu chuyện mình đã học trong bài tập đọc, nhất là những em chậm hơn các bạn cũng có thể khuyến khích các em kể một đoạn. Bên cạnh đó, nên động viên các em khá, giỏi kể các câu chuyện khác ngoài chương trình.
Có kế hoạch để tạo điều kiện cho các em đọc sách trong lớp 1 tuần ít nhất 2 lần để rèn các em thói quen đọc sách báo.
Tổ chức học sinh thực hiện yêu cầu bài tập bằng hình thức thích hợp như sưu tầm tranh ảnh, truyện kể; lập dàn ý trước khi kể chuyện ; xây dựng cốt truyện ; kể chuyện trong nhóm ; kể chuyện trước lớp .
Trong tiết kể chuyện, khi phân nhóm, giáo viên cần sắp xếp sao cho mỗi nhóm có các bạn khá giỏi kết hợp với các bạn chậm, nhút nhát, để khi kể chuyện theo nhóm, các bạn khá giỏi mạnh dạn kể trước rồi động viên các bạn kia kể sau. Giáo viên cần chú ý theo dõi để khuyến khích các em này và có sự tuyên dương kịp thời nhằm động viên.
Ngoài ra trong giờ kể chuyện, giáo viên cần chú ý một số biện pháp dạy học chủ yếu để giúp các em đạt kết quả tốt trong tiết học như:
Sử dụng lời kể của giáo viên làm chỗ tựa cho học sinh kể lại.
Sử dụng tranh minh họa của SGK để gợi mở, hướng dẫn học sinh kể từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện .
Sử dụng câu hỏi gợi ý hoặc dàn ý để học sinh xây dựng câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
*BIỆN PHÁP 2: Ở nhà
- Yêu cầu các em tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Giới thiệu một vài câu chuyện để các em tìm đọc ( có thể kiểm tra bằng cách hỏi vài câu hỏi liên quan đến nội dung của câu chuyện như “Hôm qua cô giới thiệu chuyện gì? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Kết thúc câu chuyện như thế nào?...” )
* BIỆN PHÁP 3:
- Biểu dương các em có thành tích khá giỏi trong học tập.
- Động viên kịp thời các em có tiến bộ, tạo cho các em sự phấn khởi trong học tập
- Đặc biệt chú trọng và động viên các em yếu kém.
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý:
a) Cần đưa phân môn Kể chuyện về đúng vị trí của nó , với đúng đặc trưng của môn học.Do đó , dạy kể chuyện cần tạo không khí lớp học sinh động , phát huy tính tích cực của HS.
b) GV cũng cần tế nhị khi hướng dẫn HS kể
- Nếu có em đang kể bỗng lúng túng vì quên chuyện GV có thể nhắc một cách nhẹ nhàng để em nhớ lại chuyện.
-Nên động viên, khuyến khích để các em kể tự nhiên, hồn nhiên như là
đang kể cho anh, chị, bạn bè nghe.
c) GV cần quan niệm một cách đúng mức về kể sáng tạo.
- Không phải là kể khác nguyên văn mà là kể tự nhiên như sống với câu chuyện, kể bằng ngôn ngữ, giọng điệu của mình, thể hiện được cảm nhận của mình về của chuyện đó.
- Các em có thể thêm vào câu chuyện một số câu chữ của mình để giọng kể tự nhiên hơn .
III/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Sau khi áp dụng những biện pháp đã nêu trên, kết quả đạt được khích lệ chúng tôi rất nhiều vì chất lượng học tập của các em có tiến bộ rõ rệt.
Các em thích giờ kể chuyện để nghe bạn kể. Các bạn lúc đầu nhút nhát cũng xung phong lên kể 1 đoạn.
Nắm được ý của câu chuyện, bước đầu biết kể theo cốt truyện, nhưng vẫn còn
một số ít các em kể chưa trôi chảy hoặc còn nhút nhát chưa diễn tả điệu bộ.
Ham thích đọc truyện, các em còn đọc truyện trong giờ chơi ở thư viện hoặc tại lớp.
Từ tiến bộ về kể chuyện, cảm thụ được câu chuyện kể.Trau dồi vốn Tiếng Việt ngày càng phong phú hơn. Qua đó các em có thể dễ dàng học tốt các môn học khác . Nhất là đối với phân môn Tập làm văn ở lớp 4 và lớp 5 sau này.Khi làm văn các em cũng có nhiều ý hay, sáng tạo, hạn chế rất nhiều việc sử dụng
VI / MINH HỌA
File đính kèm:
- DAY TOT KE CHUYEN LOP 5.doc