I. Yêu cầu giáo dục:
-Giúp học sinh nhận thức được công lao dạy dỗ của các thầy giáo, cô giáo.
-Giáo dục tình cảm tôn trọng, kính yêu và biết ơn thầy giáo, cô giáo.
-Thể hiện lòng biết ơn thông qua hoạt động văn hóa- văn nghệ mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20- 11, viết thư thăm hỏi các thầy, cô giáo cũ, làm báo tường
8 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 2494 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Chủ điểm 2: Kính yêu thầy cô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐIỂM 2
Kính yêu thầy cô
- Thời gian thực hiện: Tháng 11
Yêu cầu giáo dục:
-Giúp học sinh nhận thức được công lao dạy dỗ của các thầy giáo, cô giáo.
-Giáo dục tình cảm tôn trọng, kính yêu và biết ơn thầy giáo, cô giáo.
-Thể hiện lòng biết ơn thông qua hoạt động văn hóa- văn nghệ mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20- 11, viết thư thăm hỏi các thầy, cô giáo cũ, làm báo tường
Các hình thức hoạt động:
Phát động phong trào thi đua tháng học tốt, tuần học tốt, ngày học tốt giành nhiều điểm cao mừng thầy, cô giáo.
Ra báo tường về ngày Nhà giáo Việt Nam 20- 11.
Các hoạt động văn hóa – nghệ thuật mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20- 11.
Lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.
Viết thư thăm hỏi thầy, cô giáo cũ.
Công trình lao động “Mừng ngày Nhà giáo Việt Nam”.
CHỦ ĐIỂM 3
Yêu đất nước Việt Nam
- Thời gian thực hiện: Tháng 12
I/ Yêu cầu giáo dục:
-Giáo dục cho học sinh hiểu biết về truyền thống của dân tộc, sự giàu đẹp của quê hương đất nước.
-Giáo dục thái độ tôn trọng với những chiến công, những chiến sĩ đã quên mình vì Tổ quốc. Qua đó giáo dục ý thức rèn luyện bản thân qua học tập.
-Sưu tầm tranh ảnh, các bài hát ca ngợi quê hương đất nước, các chiến sĩ bộ đội
II/ Các hình thức hoạt động:
Tìm hiểu về những cảnh đẹp của quê hương đất nước.
Sưu tầm tranh ảnh về anh bộ đội, về quê hương, đất nước.
Cuộc thi “Em góp phần bảo vệ cảnh đẹp quê hương”.
Ca hát về anh bộ đội.
Tổ chức ngày 22-12- Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam – Ngày Quốc phòng toàn dân.
Hội thi vui học tập chuẩn bị cho thi học kì 1.
CHỦ ĐIỂM 4
Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc
- Thời gian thực hiện: Tháng 1-2
I/ Yêu cầu giáo dục:
-Giáo dục học sinh hiểu biết về truyền thống văn hóa dân tộc địa phương.
-Giáo dục ý thức bảo vệ, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc cho các em.
-Bồi dưỡng cách giao tiếp, cách ứng xử cho các em.
II/ Các hình thức hoạt động:
Tìm hiểu những cái hay cái đẹp trong phong tục tập quán của quê hương : Lao động mùa xuân, tết trồng cây, ngày hội mùa xuân
Học tập những điều cần làm trong ngày tết cổ truyền (có thảo luận).
Ca hát về mùa xuân quê hương, về sự đổi mới của quê hương, về Đảng, về Bác.
Vui chơi các trò chơi dân gian, dân tộc : Hội vật, hội ném còn, chọi gà, chọi trâu, đua thuyền, cỗ nhơn
Thi nét đẹp tuổi thơ.
Tham quan các viện bảo tàng hoặc các di tích lịch sử của quê hương.
CHỦ ĐIỂM 5
Yêu quý mẹ và cô giáo
- Thời gian thực hiện: Tháng 3
I .Yêu cầu giáo dục:
-Hiểu ý nghĩa ngày Quốc tế Phụ nữ 8- 3 và ngày 26 - 3.
-Giáo dục cho học sinh lòng kính trọng, quý mến mẹ và cô giáo – hai người mẹ hiền – người phụ nữ Việt nam,
-Biết cách thể hiện sự quý trọng người phụ nữ Việt Nam.
II .Các hình thức hoạt động:
Phát động phong trào thi đua lập thành tích mừng ngày 8- 3 và ngày 26 - 3 .
Ra báo tường về ngày Quốc tế Phụ nữ, ca hát về mẹ và cô giáo.
Tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ : 8 – 3 và ngày 26 – 3.
Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hội trại chào mừng ngày Quốc tế Phụ và ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Quyền và bổn phận trẻ em.
An toàn giao thông.
CHỦ ĐIỂM 6
Hoà bình và hữu nghị
- Thời gian thực hiện: Tháng 4
I .Yêu cầu giáo dục:
-Hiểu ý nghĩa ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước (30-4- 1975).
- Yêu mến hòa bình và hữu nghị các đân tộc trên thế giới.
-Biết yêu quê hương đất nước Việt Nam .
II .Các hình thức hoạt động:
Tổ chức cho học sinh sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu về cuộc sống của tihếu nhi các nước trên thế giới.
Tổ chức kỉ niệm ngày Giải phóng Miền Nam, giải phóng Hoài Nhơn.
Văn nghệ chào mừng ngày 30-4 và ngày 1-5.
Giao lưu về quyền và bổn phận của trẻ em.
Tổ chức vui học tập, câu lạc bộ khoa học, nghệ thuật.
CHỦ ĐIỂM 7
Bác Hồ kính yêu
- Thời gian thực hiện: Tháng 5
I .Yêu cầu giáo dục:
-Giáo dục cho HS hiểu biết về Bác Hồ, hiểu biết về truyền thống của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
-Giáo dục cho HS lòng kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II .Các hình thức hoạt động:
Phát động thi đua cuối năm học, lập thành tích dâng lên Bác Hồ kính yêu.
Tổ chức “Hái hoa dân chủ” phục vụ cho ôn tập cuối năm.
Tổ chức buổi “Gặp gỡ hữu nghị”.
Tìm hiểu về thời niên thiếu của Bác Hồ.
Ca múa về Bác Hồ.
Tìm hiểu về truyền thống Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ.
Chuẩn bị kế hoạch hoạt động hè 2009.
CHỦ ĐIỂM 1
Truyền thống nhà trường
- Thời gian thực hiện: Tháng 9-10
I .Yêu cầu giáo dục:
-Giáo dục sự hiểu biết về trách nhiệm của người họa sinh với truyền thống của nhà trường.
-Rèn luyện nề nếp, thói quen tốt ở người học sinh tiểu học, học sinh lớp cuối cấp.
-Bồi dưỡng tình cảm, thái độ đối với trường lớp.
II .Các hình thức hoạt động:
1. Tổ chức tập dợt đội hình chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới.
2. Dự lễ khai giảng năm học mới.
3. Học tập nội qui nhà trường.
4. Ôn luyện các bài hát đã được học từ năm học trước.
5. Tìm hiểu những nhiệm vụ trọng tâm, những chỉ tiêu chính của năm học mới, hướng phấn đấu của bản thân và của tập thể lớp trong năm học mới.
6. Lao động tu sữa trường lớp.
7. Phối hợp với Tổng phụ trách Đội tổ chức Đại hội Liên-Chi đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
File đính kèm:
- GV 5.doc