Giáo án lớp 4D Tuần 23

- Biết so sánh hai phân số.

- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9 trong một số trường hợp đơn giản.

- Kết hợp 3 bài Luyện tập chung trang 123 và 124 thành 2 bài Luyện tập chung:

 + Làm được Bt1(ở đầu trang 123); Bt2(ở đầu trang 123); Bt1a,c(ở cuối trang 123) (a chỉ cần tìm một chữ số)

- Hs khá giỏi: Làm hết các Bt còn lại.

 

doc46 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4D Tuần 23, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đại diện ban quản lí di tích. - Giải đáp những thắc mắc của HS trong quá trình tham quan. - Trong khi giải lao, GV có thể tổ chức cho HS chơi một số trò chơi nhằm tạo sự thoải mái, vui vẻ. Bước 3: Tổng kết, đánh giá - GV có thể nêu một số câu hỏi thảo luận, ví dụ: + Buổi tham quan đã để lại cho em những ấn tượng gì? + Em có suy nghĩ và hành động gì trong việc giữ gìn, bảo vệ di tích lịch sử (di tích văn hóa) ở địa phương mình? + Để góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp văn minh, là một HS, em sẽ làm gì? … - GV nhận xét, đánh giá ý thức thái độ của HS. Thứ sáu ngày 14 tháng 2 năm 2014 Tiết 1: Tiếng Anh (GV bộ môn) Tiết 2: Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁI ĐẸP I/ Mục tiêu: Biết được một số câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp (BT1); nêu được một trường hợp có sử dụng một câu tục ngữ đã biết (BT2); dựa theo mẫu để tìm được một vài từ ngữ tả mức độ cao của cái đẹp (BT3); đặt câu được với một từ tả mức độ của cái đẹp (BT4). II/ Đồ dùng dạy-học: Bảng phụ ghi sẵn nội dung bảng BT1. Một số bảng nhóm để HS làm bài 3,4 III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ KTBC: Dấu gạch ngang - Gọi hs lên báng đọc lại đoạn văn kể lại cuộc nói chuyện giữa em và bố mẹ... có dùng dấu gạch ngang. - Nhận xét, ghi điểm. B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của giờ học 2) HD hs làm bài tập Bài tập 1: Gọi hs đọc YC của BT - YC hs tự làm bài - Gọi hs phát biểu ý kiến. - Mở bảng phụ đã kẻ bảng ở BT1, mời hs hs có ý kiến đúng lên bảng đánh dấu + vào cột chỉ nghĩa thích hợp với từng câu tục ngữ. - Yc hs nhẩm các câu tục ngữ - Tổ chức thi đọc thuộc lòng các câu tục ngữ Bài tập 2: Gọi hs đọc y/c - Gọi hs làm mẫu: nêu một trường hợp có thể dùng câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. - Các em hãy suy nghĩ, tìm những trường hợp có thể sử dụng 4 câu tục ngữ nói trên - Gọi hs phát biểu ý kiến Bài tập 3,4: Gọi hs đọc Y/c - Như ví dụ, các em thảo luận nhóm 4 tìm thêm những từ ngữ có thể đi kèm với từ đẹp. (phát phiếu cho 3 nhóm). Sau đó đặt câu với mỗi từ tìm được. - Gọi các nhóm làm xong lên dán phiếu - Cùng hs nhận xét - YC hs làm vào vở BT, mỗi em viết 8 từ ngữ và 3 câu. C/ Củng cố, dặn dò: - Giáo dục HS và liên hệ thực tế. - Về nhà HTL 4 câu tục ngữ trong BT1 - Bài sau: Mang đến lớp ảnh gia đình để học bài: Câu kể Ai là gì? - Nhận xét tiết học. - HS lên bảng thực hiện YC - Lắng nghe - HS đọc y/c - Tự làm bài - Lần lượt phát biểu - Lần lượt lên bảng thực hiện - HS tự nhẩm - Vài hs thi đọc thuộc lòng trước lớp. - HS đọc y/c - HSG thực hiện: Bà dẫn em đi mua cặp sách. Em thích một chiếc cặp có màu sắc rực rỡ, nhưng bà lại khuyên em chọn một chiếc có quai đeo chắc chắn, khóa dễ đóng mở và có nhiều ngăn. Em còn đang chần chừ thì bà bảo: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, cháu ạ. Cái cặp kia màu sắc vui mắt đấy, nhưng ba bảy hai mươi mốt ngày là hỏng thôi. Cái này không đẹp bằng nhưng bền và tiện lợi." - Tự làm bài - Lần lượt phát biểu + Bạn Linh ớ lớp em học giỏi, ngoan ngoãn, nói năng rất dễ thương. Một lần bạn đến chơi nhà em, khi bạn về, mẹ em bảo: "Bạn con nói năng thật dễ nghe. Đúng là : Người thanh nói tiếng cũng thanh. Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu." + Em thích ăn mặc đẹp và rất hay ngắm vuốt trước gương. Bà thấy vậy thường cười bảo em: "Cháu của bà làm đỏm quá! Đừng quên là Cái nết đánh chết cái đẹp đấy nhé. Phải chịu rèn luyện để có những đức tính tốt của người con gái cháu ạ!" + Em theo mẹ ra chợ mua cam. Cô bán cam mời mẹ: "Chị mua cho em đi. Những quả cam đẹp thế này , không mua cũng hoài." Mẹ cười: "Cam đẹp thật, nhưng chẳng biết có ngon không?" Cô bán hàng nhanh nhảu: "Ngon chứ chị. Trông mặt mà bắt hình dong. Con lợn có béo thì lòng mới ngon mà chị." - HS đọc Y/c - Thảo luận nhóm 4 - Dán bảng phụ và đại diện nhóm trình bày + Các từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp: tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn, mê li, vô cùng, không tả xiết, khôn tả, như tiên, không tưởng tượng được. + Đặt câu: . Phong cảnh nơi đây đẹp tuyệt vời. (tuyệt đẹp, đẹp tuyệt diệu, đẹp mê hồn, đẹp không tả xiết...) . Bức tranh đẹp mê hồn. (tuyệt trần, vô cùng, không bút nào tả xiết...) - Tự làm bài vào VBT - Lắng nghe, thực hiện Tiết 3: Toán LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: Rút gọn được phân số. Thực hiện được phép cộng hai phân số. Bài tập cần làm bài 1, bài 2, bài 3 và bài 4* dành cho HS khá giỏi II/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ KTBC: Phép cộng hai phân số (tt) - Muốn cộng hai phân số khác mẫu (cùng mẫu) ta làm thế nào? - Gọi hs lên bảng thực hiện phép tính cộng hai phân số khác mẫu - Nhận xét, ghi điểm. B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học 2) HD luyện tập: Bài 1: Y/c hs làm vào B Bài 2: Gọi hs lên bảng thưc hiện, cả lớp làm vào vở. Bài 3: Ghi bảng phép cộng , gọi hs lên bảng thực hiện - Yc hs nhận xét cách làm và kết quả. - Bạn nào có cách làm khác? - Mỗi phân số có nhiều cách rút gọn, tuy nhiên trong BT này, các em rút gọn để thực hiện pháp cộng các phân số, vì thế trước khi rút gọn các em nên nhẩm thử để chọn rút gọn có kết quả là hai phân số cùng mẫu - Y/c hs tự làm phần b,c *Bài 4: Gọi hs đọc đề bài - Muốn biết số đội viên tham gia hai hoạt động trên bằng bao nhiêu phần số đội viên chi đội tà làm sao? - Gọi hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp. - Cùng hs nhận xét, kết luận lời giải đúng. C/ Củng cố, dặn dò; - Muốn cộng hai phân số cùng mẫu (khác mẫu) ta làm thế nào? - Về nhà xem lại bài - Bài sau: Luyện tập - HS thực hiện - Lắng nghe a) - Lần lượt hs lên bảng thực hiện, cả lờp làm vào vở . a) b) - HS lên thực hiện , qui đồng mẫu số rồi cộng 2 phân số mới với nhau. - HS lên bảng thực hiện ; - Lắng nghe - HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp. b) *c) ; Qui đồng ; Vậy: - HS đọc to trước lớp - Thực hiện tính cộng. - HS lên bảng thực hiện Số đội viên tham gia tập hát và đá bóng là: số đội viên chi đội) Đáp số: số đội viên - HS trả lời - HS lắng nghe và thực hiện. Tiết 4: Tập làm văn ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI I/ Mục tiêu: - Nắm được đặc điểm, nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối (ND Ghi nhớ). - Nhận biết và bước đầu biết xây dựng một đoạn văn nói về lợi ích của loài cây em biết (BT1, 2, mục III). II/ Đồ dùng dạy-học: - Tranh ảnh cây gạo ở bộ ĐDDH III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ KTBC: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối Gọi hs lên bảng thực hiện BT2 và BT về nhà - Nhận xét, ghi điểm. B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Trong tiết học trước, các em đã biết cấu tạo cua một bài văn tả cây cối. Tiết học hôm nay, các em xây dựng các đoạn văn tả cây cối. 2) Tìm hiểu bài: Bài 1,2,3: Gọi hs đọc y/c - Các em hãy đọc thầm lại bài Cây gạo (SGK/32), trao đổi với bạn bên cạnh tìm các đoạn trong bài văn nói trên và cho biết nội dung chính của mỗi đoạn văn là gì? - Gọi hs phát biểu Kết luận: Qua tìm hiểu bài Cây gạo, các em thấy trong bài văm miêu tả cây cối mỗi đoạn văn có một nội dung nhất định, chẳng hạn: tả bao quát, tả từng bộ phận của cây hoặc tả theo từng mùa, từng thời kì phát triển,...Hết một đoạn văn thì thường xuống dòng. - Gọi hs đọc ghi nhớ 3) Luyện tập: Bài 1: Gọi hs đọc nội dung - Các em hãy đọc thầm lại bài Cây trám đen, xác định các đoạn và nội dung chính của từng đoạn. - Gọi hs phát biểu Bài 2: Gọi hs đọc Y/c - Gợi ý: Trước hết, các em xác định xem mình sẽ viết về cây gì. Sau đó, suy nghĩ về ích lợi mà cây đó mang đến cho con người. - Y/c hs tự làm bài - Gọi hs đọc to đoạn văn mình viết trước lớp - Cùng hs nhận xét, góp ý - Chấm bài, y/c hs đổi bài, góp ý cho nhau. C/ Củng cố, dặn dò: - Gọi hs đọc lại ghi nhớ. - Giáo dục HS và liên hệ thực tế. - Về nhà viết tiếp đoạn văn (nếu chưa hoàn thành) - Đọc trước tiết TLV tuần tới, quan sát cây chuối tiêu ở nơi em ở hoặc qua tranh, ảnh để chuẩn bị bài sau. - HS 1 đọc đoạn văn tả một loài hoa hay thứ quả mà em yêu thích. (BT2) - HS 2 nói về cách tả của tác giả trong đoạn văn Hoa mai vàng hoặc trái vải tiến vua. - Lắng nghe - HS nối tiếp nhau đọc BT1,2,3 - Làm việc nhóm đôi - Lần lượt phát biểu. + Bài Cây gạo có 3 đoạn, mỗi đoạn mở đầu có chỗ lùi vào 1 chữ đầu dòng và kết thúc ở chỗ chấm xuống dòng. + Mỗi đoạn tả một thời kì phát triển của cây gạo. . Đoạn 1: Thời kì ra hoa . Đoạn 2: Lúc hết mùa hoa . Đoạn 3: Thời kì ra quả. - Lắng nghe - Vài hs đọc to trước lớp - - HS đọc to trước lớp - Tự làm bài - Lần lượt phát biểu + Bài Cây trám đen có 4 đoạn, mỗi đoạn mở đầu ở chỗ lùi vào một chữ đầu dòng và kết thúc ở chỗ chấm xuống dòng. + Đoạn 1: Tả bao quát thân cây, cành cây, lá cây trám đen. + Đoạn 2: Hai loại trám đen: trám đen tẻ và trám đen nếp. + Đoạn 3: Ích lợi của quả trám đen + Đoạn 4: Tình cảm của người tả với cây trám đen. - HS đọc Y/c - Lắng nghe, suy nghĩ chọn cây mình sẽ viết - Tự làm bài - Vài hs đọc - Nhận xét, góp ý cho bài của bạn - Đổi vở , góp ý cho nhau. - HS đọc to trước lớp. - Lắng nghe, thực hiện Tiết 5: SINH HOẠT LỚP TUẦN 23 I. Mục tiêu: - Học sinh thấy được ưu và nhược điểm của mình trong tuần qua. - Từ đó sửa khuyết điểm, phát huy ưu điểm, nắm được phương hướng tuần sau. - Giáo dục học sinh thi đua học tập. 1. Ổn định tổ chức. 2. Lớp trưởng nhận xét. - HS ổn định và duy trì nề nếp đi học đúng giờ và bước đầu thực hiện đúng theo nội quy của lớp và nhà trường đề ra. - Tổ trưởng nhận xét, đánh giá, xếp loại các thành viên trong lớp. - Tổ viên có ý kiến - Các tổ thảo luận, tự xếp loai tổ mình,chọn một thành viên tiến bộ tiêu biểu nhất. - Lớp trưởng nhận xét đánh giá chung tình hình lớp tuần qua - Xếp loại các tổ 3. GV nhận xét chung: - Chọn một thành viên xuất sắc nhất để nhà trường khen thưởng. 4. Phương hướng tuần tới: - Phổ biến công việc chính tuần 24 - Thực hiện tốt công việc của tuần 24 - Tiếp tục thực hiện nội qui nề nếp của trường lớp đã đề ra. - Tiếp tục thi đua học tập tốt .

File đính kèm:

  • doclop 4 tuan 23 LUONG PT1 CHUAN.doc