I.MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phù hợp nội dung diễn tả.
- Hiểu ND: Cuộc sống thiếu vắng tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán (trả lời được các CH trong SGK).
II.CHUẨN BỊ:
GV: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK .
- Bảng phụ viết sẵn các từ, câu trong bài cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
32 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4C Tuần thứ 32, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể sống?”
Sau bài này học sinh biết:
-Phân loại động vật theo thức ăn của chúng.
-Kể tên một số con vật và thức ăn của chúng.
b)Phát triển bài:
Hoạt động 1:Tìm hiểu nhu cầu thức ăn của các loài động vật khác nhau
- Tập trung tranh ảnh.
- Yêu cầu HS phân chia động vật theo các nhóm thức ăn của chúng.
Kết luận:
- Như mục “Bạn cần biết” trang 117 SGK.
Hoạt động 2:Trò chơi đố bạn “Con gì?”
* Hướng dẫn cách chơi.
- HS đeo hình hay ảnh một con vật nào đó và úp mặt lại.
- HS đó phải đặt câu hỏi về đặc điểm của con vật theo cách hỏi đúng hoặc sai và các bạn trong lớp đoán (Chỉ nêu đúng hoặc sai.)
* Chơi thử.
* Chơi theo nhóm
- Chốt vấn đề.
4.Củng cố :
-Qua bài học em biết những gì?
*Phân loại động vật theo thức ăn của chúng.
*Kể tên một số con vật và thức ăn của chúng.
5.Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Học thuộc mục cần biết SGK/ 127.
- Chuẩn bị : “Trao đổi chất ở động vật?”
- Hát
-HS lần lượt phát biểu
-Nhận xét
- Lắng nghe
* Quan sát và trả lời câu hỏi: Nói tên những động vật ăn cỏ, lá cây, quả, … và những động vật ăn thịt, sâu bọ,…
- Các nhóm thu gom tranh ảnh đã sưu tầm về động vật và thức ăn của chúng.
-Chia theo các nhóm thức ăn;
+Nhóm ăn thịt.
+Nhóm ăn cỏ và lá cây.
+Nhóm ăn hạt.
+Nhóm ăn sâu bọ.
+Nhóm ăn tạp.
…..
- HS trình bày lên giấy khổ to như báo tường.
-Trình bày sản phẩm và xem sản phẩm của nhóm khác đánh giá lẫn nhau.
* Liên hệ thực tế và trả lời : Kể tên một số đông vật ăn tạp mà bạn biết.
-Nêu đặc điểm các con vật trong hình để các bạn khác đoán. Vd :
+ Con vật này có 4 chân phải không?
+ Con vật này ăn thịt phải không ?.
+ Con vật này sống trên cạn phải không?
- HS nêu
- Lắng nghe
- Lắng nghe
Địa lí
BIỂN, ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO
I.MỤC TIÊU:
- Nhận biết được vị trí của Biển Đông, một số vịnh, quần đảo, đảo lớn của Việt Nam trên bản đồ (lược đồ): vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
- Biết sơ lược về vùng biển, đảo và quần đảo của nước ta: Vùng biển rộng lớn với nhiều đảo và quần đảo.
- Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo:
+ Khai thác khoáng sản: dầu khí, cát trắng, muối.
+ Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
- GDMT: GD một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ở biển, đảo và quần đảo: vùng biển nước ta có nhiều hải sản, khoáng ản, có nhiều bãi tắm đẹp. Khai thác tài nguyên hợp lí.
II.CHUẨN BỊ:
GV: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh về biển, đảo Việt Nam.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
2’
26’
3’
2’
1. Ổn định lớp
2.Bài cũ : Thành phố Đà Nẵng
- Xác định vị trí của thành phố Đà Nẵng trên bản đồ Việt Nam.
- Giải thích vì sao Đà Nẵng vừa là thành phố cảng vừa là thành phố du lịch?
- GV nhận xét
3.Bài mới :
a)Giới thiệu bài: Biển, Đảo và Quần đảo
- HS biết vùng biển nước ta là một bộ phận của biển Đông, một vài nét về các đảo.
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của biển & đảo, quần đảo của nước ta.
- Biết vai trò của biển Đông, các đảo, quần đảo đối với nước ta.
b)Phát triển bài:
Hoạt động 1: Vùng biển Việt Nam
- GV yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi.
- GV yêu cầu HS chỉ vùng biển của nước ta, các vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan trên bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- GV mô tả, cho HS xem tranh ảnh về biển của nước ta, phân tích thêm về vai trò của biển Đông đối với nước ta.
* Chốt vấn đề : Nước ta có vùng biển rộng là một bộ phận của biển Đông: phía Bắc có vịnh Bắc Bộ, phía Nam có vịnh Thái Lan.
Hoạt động 2: Đảo và Quần đảo
- GV chỉ các đảo, quần đảo trên Biển Đông và yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
* Chốt vấn đề :Nước ta có nhiều đảo và quần đảo.
Hoạt động 3:
- Trình bày một số nét tiêu biểu của các đảo, quần đảo ở miền Trung & biển phía Nam.
- Các đảo, quần đảo của nước ta có giá trị gì?
*GV cho HS xem ảnh các đảo, quần đảo, mô tả thêm về cảnh đẹp, giá trị kinh tế & hoạt động của người dân trên các đảo, quần đảo của nước ta.
*GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
* Chốt vấn đề : Biển, đảo và quần đảo nước ta có nhiều tài nguyên quý cần được bảo vệ và khai thác hợp lý.
4.Củng cố :
- Qua bài học em biết những gì ? (Ghi nhớ / 151 )
- GV yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi trong SGK/151
5.Dặn dò :
- Nhận xét tiết học .
- Về sưu tầm tranh ảnh và các tư liệu về biển, đảo và quần đảo nước ta.
- Chuẩn bị bài: Khai thác khoáng sản & hải sản ở vùng biển Việt Nam.
- Hát
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
- Nhận xét
- Lắng nghe
Hoạt động cá nhân
- HS quan sát hình 1, trả lời các câu hỏi của mục1:
* Biển nước ta có có đặc điểm gì ?
*Vai trò như thế nào đối với nước ta?
- HS dựa vào kênh chữ trong SGK & vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi.
- HS chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam vùng biển của nước ta, các vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan.
Hoạt động cả lớp
-Quan sát và trả lời, dựa vào tranh ảnh, SGK thảo luận các câu hỏi:
+Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo?
+ Nơi nào trên nước ta có nhiều đảo nhất?
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp
Hoạt động nhóm
- Dựa vào tranh, ảnh và SGK thảo luận theo yêu cầu.
- HS lên bảng chỉ các đảo, quần đảo của từng miền (Bắc, Trung, Nam) trên bản đồ Việt Nam & nêu đặc điểm, giá trị kinh tế của các đảo, quần đảo.
- HS nêu
- Lắng nghe
- Lắng nghe
Kĩ thuật
LẮP Ô TÔ TẢI (tiết 2 )
I.MỤC TIÊU :
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp ô tô tải.
- Lắp được ô tô tải theo mẫu. Ô tô chuyển động được.
II.CHUẨN BỊ:
GV: - Mẫu ô tô tải đã lắp sẵn; Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật .
HS: - SGK, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật .
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
2’
27’
3’
2’
1. Ổn định lớp
2.Bài cũ : Lắp ô tô tải (tiết 1)
- Nêu các bộ phận của ô tô tải.
- Nêu các tác dụng của ô tô tải?
- Nhận xét
3.Bài mới :
a)Giới thiệu bài: Lắp ô tô tải (tiết 2)
- HS lắp ráp ô tô tải đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc theo quy trình.
b)Phát triển bài:
*Hoạt động 1:Hs thực hành lắp ô tô tải:
a)Hs chọn chi tiết :
-Gv kiểm tra .
b)Lắp từng bộ phận :
-Gọi một em đọc phần ghi nhớ
-Nhắc các em lưu ý: khi lắp sàn ca bin, cần chú ý vị trí trên dưới của tấm chữ L với các thanh thẳng 7 lỗ và thanh chữ U dài, khi lắp ca bin các em chú ý lắp tuần tự theo hình 3a, 3b, 3c,3d để đảm bảo đúng quy trình.
-Gv theo dõi .
c)Lắp ô tô tải:
-Gv nhắc hs lưu ý khi lắp các bộ phận phải chú ý: vị trí trong ngoài của các bộ phận với nhau, các mối ghép phải vặn chặt để xe không bị xộc xệch.
- Gv theo dõi.
*Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập:
- Gv nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
- Hs tự đánh giá sản phẩm của mình và bạn.
- Gv nhắc hs tháo các chi tiết và xếp vào hộp.
4.Củng cố :
- Nêu các quy trình lắp ráp.
- Giáo dục HS có ý thức đảm bảo an toàn lao động.
5.Dặn dò :
-Nhận xét tiết học.
- Dặn dò hs mang túi để cất giữ các bộ phận đã lắp.
- Hát
-HS nêu lại các bộ phận của ô tô tải
-Nhận xét
- Lắng nghe
-Hs chọn đúng và đủ các chi tiết theo sgk và xếp từng vào nắp hộp.
- Đọc phần ghi nhớ
-Hs tự lắp ghép.
-Hs lắp rắp theo các bước trong sgk.
- Nắm tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm :
*Đúng mẫu và đúng quy trình
*Lắp chắc chắn không xộc xệch
*Ô tô tải chuyển động được.
-Trưng bày và nhận xét lẫn nhau.
- HS nêu
- Lắng nghe
- Lắng nghe
Khoa học
Trao đổi chất ở động vật
I.MỤC TIÊU:
- Trình bày được sự trao đổi chất của động vật với môi trường : động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ô-xi và thải ra các chất cặn bã, khí các-bo –níc, nước tiểu,. . .
- Thể hiện sự trao đổi chất giữa động vật với môi trường bằng sơ đồ.
II.CHUẨN BỊ:
GV: -Hình trang 128,129 SGK.
-Giấy A 0, bút vẽ dùng cho nhóm.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
2’
27’
3’
2’
1. Ổn định lớp
2.Bài cũ : “Động vật cần ăn gì để sống?”
- Qua bài học em biết những gì?
- Phân loại động vật theo thức ăn của chúng.
- Kể tên một số con vật và thức ăn của chúng.
- GV nhận xét – ghi điểm.
3.Bài mới :
a)Giới thiệu bài : “Trao đổi chất ở động vật”
Sau bài này học sinh biết:
- Kể ra những gì động vật lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong quá trình sống.
-Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn của động vật.
b)Phát triển bài:
Hoạt động 1:Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở động vật .
-Yêu cầu HS quan sát
+ Kể tên những con vật được vẽ trong hình.
+ Những yếu tố nào đóng vai trò quan trọng đối với động vật có trong hình.
+ Phát hiện những yếu tố còn thiếu để bổ sung.
+ Động vật thường xuyên lấy gì và thải gì vào môi trường trong quá trình sống?
+ Quá trình trên được gọi là gì?
*Kết luận:
- Động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, nứơc, khí ô-xi và thải ra các chất cặn bã, khí các-bô-níc, nước tiểu…Quá trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất giữa động vật và môi trường.
Hoạt động 2:Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật
-Chia nhóm, phát giấy, bút vẽ cho các nhóm.
-Chốt vấn đề .
4.Củng cố :
-Động vật thường xuyên lấy gì từ môi trường?
-Động vật thường xuyên thải ra môi trường những gì?
5.Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Học thuộc ghi nhớ ở nhà.
- Chuẩn bị : Quan hệ thức ăn trong tự nhiên.
- Hát
-HS lần lượt trả lời các câu hỏi
-Nhận xét
- Lắng nghe
* Liên hệ thực tế và trả lời : Trong quá trình sống,
động vật cần lấy vào cơ thể và thải ra môi trường những gì?
-Quan sát các hình 1 trang 128 SGK.
+ Nêu tên các con vật:bò, nai, hổ, vịt.
+ Kể yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với động vật có trong hình: ánh sáng , nước, thức ăn
+ Yếu tố còn thiếu : không khí
+Lấy thức ăn, nước, không khí..và thải vào môi trường khí các-bô-níc, phân, nước tiểu…
+ Quá trình trên được gọi là quá trình trao đỗi chất.
* Quan sát và nêu những dấu hiệu bên ngoài của sự trao đổi chất giữa động vật và môi trường.
- HS làm việc theo nhóm vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ.
-Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày trước lớp.
- HS nêu
- Lắng nghe
- Lắng nghe
File đính kèm:
- THIENLYTUAN 32LOP 4.doc