I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố biểu thức có chứa ba chữ. Biết cách tính giá trị của biểu thức có chứa ba chữ. - Biết vận dụng làm bài tập về biểu thức có chứa ba chữ .
II. Đồ dùng dạy-học:
- HS: Vở BT Toán.
12 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1069 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4C (Buổi 2) Tuần 8 Trường Tiểu học Liên Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS viết nháp
- Theo dõi, bổ sung.
- Cả lớp viết thư vào vở.
______________________________________________________________________
Thứ tư ngày 12 tháng 10 năm 2011
Toán(Rkn)
TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó bằng hai cách. Giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Vận dụng làm bài tập về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Rèn kĩ năng giải toán và trình bày bài.
II. Đồ dùng dạy -học
- HS: Vở BT Toán
III.Hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS làm bài( BTT- T. 43)
- Nêu cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Theo dõi, giúp đỡ HS yếu
- GV nhận xét chữa bài
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Theo dõi, giúp đỡ HS yếu
- Chấm, chữa bài
3.Củng cố- Dặn dò:
- GV yêu cầu HS nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.Dặn HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
SL = (T+ H ) :2
SB = (T - H ) :2
-HS phân tích và nêu cách giải, làm vở, 2 HS làm bảng theo 2 cách.
Bài giải
Tuổi con là: (42 - 30 ) : 2 = 6 ( tuổi)
Tuổi mẹ là: 42 - 6 = 36 ( tuổi)
Đáp số: con: 6 tuổi
mẹ: 36 tuổi
- Nhận xét, bổ sung
- HS đọc yêu cầu bài toán- phân tích -vẽ sơ đồ bài toán và giải bài toán.
- HS làm vào vở - 1 HS chữa bài.
Bài giải
Số HS biết bơi là: ( 30 - 6) : 2 = 11(HS)
Đáp số: 11học sinh
- HS phân tích và nêu cách giải, làm vở, 1 HS làm bảng
Bài giải
Số sách giáo khoa là:
( 1800 + 1000) : 2 + 1400(cuốn)
Đáp số: 1400 cuốn sách
____________________________________
Toán(Rkn)
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Củng cố đơn vị đo khối lượng và thời gian.
- Rèn kĩ năng giải toán và trình bày bài.
II. Đồ dùng dạy -học
- HS: Vở BT Toán
III.Hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS làm bài( BTT- T. 44)
- Nêu cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Theo dõi, giúp đỡ HS yếu
- GV nhận xét chữa bài
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài
Bài 3: Yêu cầu HS nêu mối qua hệ giữa các đơn vị đo khối lượng và thời gian.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Theo dõi, giúp đỡ HS yếu
- Chấm, chữa bài
3.Củng cố- Dặn dò:
- NHận xét giờ học. Dặn HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
SL = (T+ H ) :2
SB = (T - H ) :2
-HS phân tích và nêu cách giải, làm vở, 2 HS làm bảng
Bài giải
a. Số bé là: ( 73 - 29) : 2 = 22
Đáp số: 22
b. SL = (24+ 6) : 2 = 15
SB = (24 - 6) : 2 = 9
Đáp số: số bé: 9
số lớn: 15
Nhận xét, bổ sung
- HS đọc yêu cầu bài toán- phân tích -vẽ sơ đồ bài toán và giải bài toán.
- HS làm vào vở - 1 HS chữa bài.
Bài giải
Số mét vải hoa là:
( 360 - 40) : 2 = 160(m)
Đáp số: 160 mét vải hoa
- 1-2 HS trả lời.
Lớp làm vở, 2 HS làm bảng
2 tấn 500 kg = 2500kg
3 giờ 10 phút = 190 phút
Tương tự các phần còn lại.
_____________________________________
Tiếng việt (Rkn)
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu:
- Dựa vào hiểu biết về đoạn văn đã học, viết được câu mở đầu cho từng đoạn văn của câu chuyện “Vào nghề: gồm nhiều đoạn ( có sẵn cốt truyện).
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn kể chuyện .
II. Đồ dùng dạy- học
- GV: Tranh minh hoạ cốt truyện Vào nghề
- HS: Vở T. Việt RKN.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS làm bài.
* HĐ1: Tìm hiểu truyện.
- GV giới thiệu tranh minh hoạ
- Em hãy nêu các sự việc chính?
- GV chốt lại 4 sự việc
*HĐ2: HD làm bài
- Gọi học sinh đọc truyện.
- Gọi học sinh lần lượt đọc cốt truyện của đoạn định hoàn chỉnh
+ Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự nào?
+ Các câu mở đoạn giữ vai trò gì trong việc thể hiện trình tự ấy?
- Yêu cầu HS dựa vào cốt truyện để viết câu mở đầu cho đoạn văn.
- Gọi học sinh đọc kết quả bài làm
- GV KL những học sinh có câu mở đoạn đúng và hay nhất.
3.Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét, đánh giá giờ học
- HS nêu:
+ Sự việc 1: Va- li- a mơ ước thành diễn viên xiếc…
+ Sự việc 2: Cô bé xin học nghề ở rạp xiếc,được giao quét chuồng ngựa.
+ Sự việc 3: Cô bé giữ chuồng ngựa thật sạch sẽ, làm quen với chú ngựa.
+ Sự việc 4: Va- li- a trở thành diễn viên xiếc giỏi với tiết mục Phi ngựa đánh đàn.
- 2-3 HS đọc.
- 4 em nối tiếp nhau đọc 4 đoạn văn chưa hoàn chỉnh của truyện Vào nghề
+ Theo trìn tự thời gian
+ Câu mở đoạn cho biết thời gian diễn ra các sự việc của cốt truyện.
- HS đọc thầm lại bài văn, lựa chọn để viết câu mở đầu cho mỗi đoạn.
- Nhiều em đọc bài đã hoàn chỉnh - Lớp nhận xét
- Bình chọn bạn viết hay nhất
- HS viết lại các đoạn văn hoàn chỉnh vào vở.
______________________________________________________________________
Thứ năm ngày 13 tháng 10 năm 2011
Toán(Rkn)
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ với các số tự nhiên.cách tính giá trị của biểu thức số. Giải bài toán về Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Vận dụng làm bài tập về phép cộng, trừ, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II. Đồ dùng dạy- học:
- GV:Bảng nhóm.
- HS: bảng con, VBT .
III. Hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS làm bài( BTT- T. 45)
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
GV yêu cầu HS nêu cách làm của phép cộng và phép trừ:
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 2 : Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Nêu cách tính?
- GV yêu cầu HS cả lớp cùng tính giá trị của biểu thức trên theo cách thuận tiện nhất.
- GV hướng dẫn HS:
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- GV yêu cầu HS phát biểu quy tắc của hai tính chất trên.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3: Giải toán.
- Gọi HS đọcđề bài trước lớp.HD HS làm bài.
- GV có thể yêu cầu HS nêu cách tìm số lớn, cách tìm số bé trong bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Củng cố- Dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm bài vào vở.
N hận xét bài làm trên bảng của bạn,
- HS làm bài: 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần- nêu cách tính, HS cả lớp làm bài vào vở.
a. 234 + 177 + 16 + 23
= ( 234 + 16) + ( 177 + 23)
= 250 + 200 = 450
b. 1 + 2 + 3 + 97 + 98 + 99
= ( 1 + 99 ) + ( 2 + 98) + ( 3 + 97)
= 100 + 100 + 100 = 300
-HS đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
- HS đọc đề, nêu dạng toán và cách giải: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện một cách, HS cả lớp làm bài vào vở.
_____________________________________
Tiếng việt (Rkn)
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Viết được câu mở đầu cho các đoạn văn trong truyện Vào nghề.
- Nhận biết được cách sắp xếp các đoạn văn kể chuyện theo trình tự thời gian và tác dụng của câu mở đầu ở mỗi đoạn văn. Kể lại được câu chuyện đã học có các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian.
- Giáo dục học sinh có kĩ năng làm văn phát triển câu chuyện .
II. Đồ dùng dạy- học
- GV: Tranh minh hoạ cốt truyện Vào nghề SGK .
- HS: Vở RKN
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS làm bài.
*HĐ1 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập 1: GV đưa ra tranh minh hoạ
- Yêu cầu mở SGK (73,74)
- Yêu cầu học sinh làm bài
- GV nhận xét
Bài tập 2: Sắp xếp các đoạn văn theo trình tự nào ?
- Câu mở đầu các đoạn có vai trò gì ?
Bài tập 3: GV nhấn mạnh yêu cầu
+ Chọn kể câu chuyện trong SGK
+ Chú ý làm nổi rõ trình tự thời gian
- Gọi học sinh nêu tên truyện định kể
- Tổ chức thi kể
- GV nhận xét
3.Củng cố- Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu học sinh ghi nhớ: Có thể phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian( việc nào xảy ra trước thì kể trước, việc xảy ra sau thì kể sau).
- Quan sát tranh
Viết 4 câu mở đầu cho 4 đoạn
Nhiều em đọc bài viết
- Học sinh đọc yêu cầu
Trình tự thời gian
Thể hiện sự tiếp nối về thời gian
- Học sinh đọc yêu cầu
- Nghe
- Học sinh suy nghĩ, lựa chọn.
- Nhiều em nêu tên chuyện
- Thi kể theo tổ
- Lớp nhận xét
Tiếng việt (Rkn)
LUYỆN KỂ CHUYỆN BẰNG CÁCH MƯỢN LỜI NHÂN VẬT
I.Mục tiêu: Giúp HS nắm được:
- Cách kể chuyện mượn lời nhân vật.
- Rèn kỹ năng diễn đạt lưu loát.
- Giáo dục học sinh có đức tính trung thực và có ý thức học tập tốt.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh câu chuyện Ba lưỡi rìu.
III.Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS làm bài.
*HĐ1: Ghi nhớ:
Kể chuyện bằng cách mượn lời nhân vật là: người viết mượn lời nhân vật nào trong câu chuyện thì thay vai kể của nhân vật đó là mình,coi câu chuyện đó là câu chuyện của mình( mình kể chuyện mình). Khi kể phải xưng hô là tôi, tớ, mình không được nhắc tên nhân vật đó khi kể.
*HĐ1: Thực hành
Đề bài: Mượn lời chàng tiều phu để kể lại câu chuyện
“ Ba lưỡi rìu”
- GV HDHS tìm ý, lập dàn bài
a.Mở bài:- Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện .
-Thời gian, địa điểm, nhân vật và tình huống bắt đầu.
b.Diễn biến: Kể lần lượt các sự việc từ đầu -> kết thúc
Một hôm, tôi vào rừng đốn củi-> lưỡi rìu bị gãy và văng xuống sông-> tôi khóc và than thở-> có một ông cụ râu tóc …., đôi mắt …giúp:
+ Lần 1:
+ Lần 2:
+ Lần 3:
Thấy tôi trung thực, thật thà, ông cụ tặng tôi cả ba lưỡi rìu-> Từ đó, tôi trở nên giàu có.
c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của nhân vật
- Nhận xét, đánh giá.
3.Củng cố- Dặn dò:
- GV nhấn mạnh ý chính của bài
- GV nhận xét chung giờ học
- HS lắng nghe
- 2-3 HS đọc đề
- HS dựa vào dàn bài tập nói miệng từng phần
- HS nhận xét, bổ sung
- HS làm bài
- 1 số em đọc bài viết
- HS nhận xét, bổ sung
______________________________________________________________________
File đính kèm:
- TUAN - 8.doc