- Luyện đọc :
+ Đọc đúng : chính trực, lâm bệnh nặng, chiếu lập, gián nghị đại phu. Đọc lưu loát, trôi chảy, ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.
+ Đọc diễn cảm : giọng kể thong thả, rõ ràng. Phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành.
- Hiểu từ ngữ: chính trực, di chiếu, thái tử, thái hậu, phò tá, tham tri, chính sự, tiến cử.
+ Hiểu ý nghĩa truyện: ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
- GDHS sống trong sạch , biết sống vì mọi người.
41 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1027 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4B Tuần 4 Năm học 2006-2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á thích hợp vào chỗ trống
5 yến 3kg = …………………kg
2 tấn 6tạ = ………………….kg
12kg 7dag = ……………….dag
8tấn 5yến = …… tạ……..kg
Bài 2: Điền dấu thích hợp vào º
6 tấn 3 tạ º 63tạ
13tấn 2yến º 120tạ 30kg
25tạ 7yến º 275kg
- Nhận xét cho điểm HS.
3.Bài mới: - Giới thiệu bài, ghi đề.
- Giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với hai đơn vị đo thời gian nữa, đó là giây và thế kỉ.
Hoạt động1: Giới thiệu giây và thế kỉ.
a) Giới thiệu giây.
- GV cho HS quan sát đồng hồ thật, yêu cầu HS chỉ kim giờ và kim phút trên đồng hồ
H: Khoảng thời gian kim giờ đi từ một số nào đó (VD từ số 1) đến số liền ngay sau (VD số 2) là bao nhiêu giờ?
H: Khoảng thời gian kim phút đi từ một vạch đến liền vạch ngay sau đó là bao nhiêu phút?
H: Một giờ bằng bao nhiêu phút?
- GV chỉ chiếc kim còn lại trên mặt đồng hồ và hỏi: Bạn nào biết kim thứ ba này là kim chỉ gì?
- GV giới thiệu: Chiếc kim thứ ba trên mặt đồng hồ là kim giây. Khoảng thời gian kim giây đi từ một vạch đến vạch liền sau đó trên mặt đồng hồ là một giây.
- GV yêu cầu HS quan sát trên mặt đồng hồ để biết khi kim phút đi được từ vạch này sang vạch kế tiếp thì kim giây chạy từ đâu đến đâu?
- Một vòng trên mặt đồng hồ là 60 vạch, vậy khi kim phút chạy được 1 phút thì kim giây chạy được 60 giây.
- GV viết lên bảng : 1phút = 60giây.
b) Giới thiệu thế kỉ.
- GV: Để tính những khoảng thời gian dài hàng trăm năm, người ta dùng đơn vị đo thời gian là thế kỉ -> 1 thế kỉ dài bằng 100 năm.
- GV treo hình vẽ trục thời gian như SGK lên bảng và tiếp tục giới thiệu:
+ Đây được gọi là trục thời gian. Trên trục thời gian, 100 năm hay 1 thế kỉ được biểu diễn là khoảng cách giữa 2 vạch dài liền nhau.
+ Người ta tính mốc các thế kỉ như sau:
* Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ thứ nhất.
* Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ thứ 2.
* Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỉ thứ 3.
* Từ năm 301 đến năm 400 là thế kỉ thứ 4….
* Từ năm 1900 đến năm 2000 là thế kỉ thứ 20.
- GV chỉ trên trục thời gian và hỏi:
H: Năm 1879 là ở thế kỉ nào?
H: Năm 1945 là ở thế kỉ nào?
H: Em sinh vào năm nào? Năm đó ở vào thế kỉ thứ bao nhiêu?
H:Năm 2005 ở thế kỉ nào? Chúng ta đang sống ở thế kỉ thứ bao nhiêu? Thế kỉ này tính từ năm nào đến năm nào?
- GV giới thiệu: Để ghi thế kỉ thứ mấy người ta dùng chữ số La Mã. Ví dụ thế kỉ thứ mười ghi là X, thế kỉ thứ mười lăm ghi là XV.
- GV yêu cầu HS ghi thế kỉ 19,20,21 bằng chữ số La Mã.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài, sau đó tự làm bài.
- GV yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
H: Em làm thế nào để biết phút = 20giây ?
H: Làm thế nào để tính được 1phút 8giây = 68 giây?
H: Hãy nêu cách đổi thế kỉ ra năm?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
- Với HS khá GV yêu cầu HS tự làm bài, với HS TB , GV hướng dẫn HS xác định vị trí tương đối của năm đó trên trục thời gian, sau đó xem năm đó rơi vào khoảng thời gian của thế kỉ nào và ghi vào vở.
Bài 3:
- GV hướng dẫn phần a:
H:Lí Thái Tổ dời đô về Thăng Long năm 1010 năm đó thuộc thế kỉ thứ mấy?
H: Năm nay là năm nào?
H: Tính từ khi Lí Thái Tổ dời đô về Thăng Long đến nay là bao nhiêu năm?
- GV nhắc HS khi muốn tính khoảng thời gian dài bao lâu chúng ta thực hiện phép trừ hai điểm thời gian cho nhau.
- GV yêu cầu HS làm tiếp phần b.
- GV chữa bài cho điểm HS.
4. Củng cố - Dặn dò:- GV tổng kết giờ học, dặn HS chưa hoàn thành hết bài về nhà tiếp tục hoàn thành nốt bài còn dở và chuẩn bị bài sau.
D.Phần bổ sung:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
***********************************************
Khoa học
Tại sao cần ăn phối hợp
đạm động vật và đạm thực vật?
SGK trang 18 – TGDK: 35 phút
A.Mục tiêu:
- Nêu được các món ăn chứa nhiều chất đạm, nêu được ích lợi của việc ăn cá.
- HS hiểu và gỉai thích được vì sao cần thiết phải ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
- GDHS có ý thức ăn phối hợp đạm thực vật và đạm động vật.
B. Chuẩn bị :
- Các hình minh họaở trang 18,19,SGK.
- Bảng thông tin về giá trị dinh dưỡng của một số thức ăn chứa chất đạm.
C.Các hoạt động dạy và học:
1.Ổn định: Chuyển tiết
2.Bài cũ: “Tại sao cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món”. Gọi 3 HS lên trả lời câu hỏi.
H:Tại sao cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món?
H:Thế nào là một bữa ăn cân đối ? Những nhóm thức ăn nào cần ăn đủ , ăn vừa , ăn ít, ăn có mức độ và ăn hạn chế?
3.Bài mới: - Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Trò chơi: Kể tên những món ăn chứa nhiều chất đạm.
- Chia lớp thành 2 đội: mỗi đội cử một trọng tài giám sát đội bạn.
-Thành viên trong mỗi đội nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các món ăn chứa nhiều chất đạm (mỗi HS chỉ viết tên một món)
- GV cùng trọng tài công bố kết quả của hai đội
-Tuyên dương đội thắng cuộc.
Hoạt động 2: Tìm hiểu lí do tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
+ Giải thích được tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật.
- GV treo bảng thông tin về giá trị dinh dưỡng của một số thức ăn chứa chất đạm - Yêu cầu HS đọc.
- GV cho HS dựa vào bảng thông tin và các hình minh hoạ SGK để thảo luận nhóm theo các câu hỏi sau:
-GV chốt ý:
1. Những món ăn nào vừa chứa đạm động vật vừa chứa đạm thực vật?
(…đậu kho thịt, lẩu cá, thịt bò xào rau cải,…)
2.Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật?
(…nếu chỉ ăn đạm động vật hoặc đạm thực vật thì sẽ không đủ chất dinh dưỡng cho mọi hoạt động sống của cơ thể vì mỗi loại đạm chứa những chất bổ dưỡng khác nhau.)
3.Vì sao chúng ta nên ăn nhiều cá?
(…vì cá là loại thức ăn dễ tiêu,
trong chất béo của cá có nhiều a xít béo không no có vai trò phòng chống bệnh xơ vữa động mạch.)
- GV cho HS đọc phần đầu của mục :bạn cần biết .
GV kết luận: Ăên kết hợp cả đạm động vật và đạm thực vật giúp cơ thể có thêm chất dinh dưỡng bổ sung cho nhau và giúp cho cơ quan tiêu hoá hoạt động tốt hơn.
Hoạt động 3: Trò chơi thi:Tìm những món ăn vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật.
- Gv nêu cách chơi: Mỗi HS chỉ được giới thiệu một món ăn vừa chứa đạm động vật vừa chứa đạm thực vật:.
- GV nhận xét , tuyên dương những nhóm, HS tích cực hoạt động.
4. Củng cố: - Đọc lại mục : bạn cần biết.
- Nhận xét tiết học.
5. Dăn dò: - Học bài. Chuẩn bị: “ Sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn”.
D.Phần bổ sung:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
*************************************************
Kĩ thuật
Khâu thường (T2)
SGK trang 12 – TGDK: 35 phút
A.Mục tiêu:
- Củng cố cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu và đặc điểm mũi khâu, đường khâu thường.
- Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu.
+ Rèn luyện tính kiên trì, khéo léo của đôi tay.
- Giáo dục các em có ý thức an toàn lao động.
B. Chuẩn bị : - GV: Tranh quy trình và một số mẫu khâu thường.
- HS: Dụng cụ thực hành :vải, chỉ , kim, kéo, khung thêu.
C. Các hoạt động dạy - học :
1.Ổn định : Chuyển tiết
2.Bài cũ : “Tiết 1”. Gọi 3HS lên trả lời câu hỏi,
H: Nêu các cách vạch dấu đường khâu?
H: Các bước khâu thường ?
H: Nêu ghi nhớ ở tiết 1?
3. Bài mới :- Giới thiệu bài
Hoạt động 4 : HS thực hành khâu thường.
- Gọi HS nhắc lại về kĩ thuật khâu thường ( phần ghi nhớ).
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện khâu một vài mũi để kiểm tra thao tác cầm vải, kim.
- Nhận xét thao tác của HS và sử dụng tranh quy trình để nhắc lại kĩ thuật khâu mũi thường theo các bước:
+ Bước 1: Vạch đường dấu
+ Bước 2: Khâu các mũi khâu thường theo đường dấu.
* Chú ý:
Khâu lại mũi ở mặt phải đường khâu và nút chỉ ở mặt trái đường khâu.
- Nêu thời gian và yêu cầu HS thực hành khâu. Khâu xong đường thứ nhất thì cho HS khâu tiếp đường thứ 2
( nếu còn thời gian).
- Cho HS thực hành mũi khâu thường trên vải.
- GV theo dõi, quan sát HS khâu. Giúp đỡ những HS còn lúng túng thao tác khâu chưa đúng.
Hoạt động 5 : Đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+ Đường vạch dấu thẳng và cách đều vạch dài của mảnh vải.
+ Các khâu mũi tương đối đều bằng nhau, không bị dúm và thẳng theo đường vạch dấu.
+ Hoàn thành đúng thời gian qui định.
- Cho HS tự đánh giá sản phẩm.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả của HS.
4.Củng cố:- Yêu cầu HS đọc lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò: -Về nhà thực hành và chuẩn bị:” Khâu ghép hai mảnh vải bằng mũi khâu thường”.
D.Phần bổ sung:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
****************************************
File đính kèm:
- Tuan 4.doc