- Chú ý đọc rõ các số chỉ thời gian, các từ phiên âm tiếng nước ngoài: 1935, 1946, 1948, 1952, súng ba-dô-ca, tên lửa SAM.2, B52.
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào ca ngợi.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.( trả lời được các Ch trong SGK).
- HSKT đọc đúng được văn bản.
- HS có ý thức học tập và rèn luyện theo tấm gương Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa.
- GD KNS:Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân, tư duy sáng tạo
38 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4B Tuần 21 - Trần Thị Huyền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịp để HS nhảy.
- Khi kết thúc động tác cần nhắc HS thả lỏng tích cực.
- Thi nhảy dây từng đôi một – 1 HS nhảy 1 HS đếm và ngược lại.
- Thi nhảy để tìm người vô địch.
- Tổ chức đội hình chơi có trình độ tương đương.
- GV nêu tên trò chơi, cách chơi.
- HS chơi.
- Đội nào thực hiện nhanh nhất ít phạm quy thắng cuộc.
- Đi thường theo nhịp.
- HS nhắc lại nội dung bài mới.
- GV đánh giá nhận xét giờ học.
Tập làm văn
Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối
I.Mục tiêu
- Nắm được cấu tạo 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn tả cây cối.( ND Ghi nhớ)
- Nhận biết được trình tự miêu tả trong bài văn tả cây cối( BT1, mục III); biết lập dàn ý tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học( BT2).
- HSKT biết được cấu tạo 3 phần của bài văn miêu tả cây cối.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của cây cối trong môi trường thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ cây sầu riêng, bãi ngô, cây gạo.
- Bảng phụ vẽ sẵn bảng so sánh cấu tạo của bài Sầu riêng với bài Bãi ngô.:
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài mới:
*.Giới thiệu bài
Chúng ta đã học những thể loại văn nào?
+ Văn viết thư
+ Văn kể chuyện.
+ Văn miêu tả.
Trong thể loại văn miêu tả., chúng ta đã học kiểu bài văn tả đồ vật.
Hôm nay, chúng ta sẽ học sang kiểu bài mới: Tả cây cối.
*Nhận xét
Bài 1: Đọc bài Sầu riêng. Xác định cácc đoạn và nội dung của từng đoạn.
Đoạn 1: Từ đầu đến quyến rũ đến kì lạ- giới thiệu bao quát về cây sầu riêng, đặc điểm nổi bật nhất là hương vị đặc biệt của trái cây.
Đoạn 2: Tiếp đến tháng năm ta- tả hoa sầu riêng, hình dáng trái sầu riêng.
Đoạn 3: còn lại – thân – cành, lá sầu riêng.
Bài 2: So sánh cấu tạo của bài văn trên với cấu tạo của bài văn Bãi ngô.
a) Các đoạn và nội dung mỗi đoạn trong bài Bãi ngô.
Đoạn 1; Từ đầu đến mạnh mẽ, nõn nà- giới thiệu bao quát về cây ngô, tả cây ngô từ khi còn lấm tấm như mạ non đến lúc trở thành những cây ngô với lá rộng, dài, nõn nà.
Đoạn 2: Tiếp đến làn áo mỏng óng ánh – tả hoa và búp ngô non giai đoạn đơm hoa kết trái.
Đoạn 3: còn lại – tả hoa và lá ngô giai đoạn bắp ngô đã mập và chắc, có thể thu hoạch.
b) So sánh cấu tạo hai bài văn:
+ Giống nhau: 2 bài đều có 3 phần
+ Khác nhau: Bài Sầu riêng tả từng bộ phận của cây. Bài Bãi ngô tả từng thời kì phát triển của cây.
Bài
Sầu riêng
Bãi ngô
Đoạn 1
Đoạn 2
Đoạn 3
. Giới thiệu bao quát và đặc điểm nổi bật của cây sầu riêng.
. Hoa, hình dáng trái cây.
. Thân, cành, lá sầu riêng.
.Giới thiệu bao quát, kết hợp tả cây ngô từ khi còn non đến lúc trưởng thành.
. Hoa và bắp ngô giai đoạn đơm hoa, kết trái.
. Hoa và lá giai đoạn bắp ngô đã mập và chắc , có thể thu hoạch.
Bài3: Rút ra kết luận về cấu tạo của một bài văn tả cây cối.
* Ghi nhớ ( SGK trang 42)
*.Luyện tập
Bài 1:
- Giáo viên chốt lại.
Bài Cây gạo có 3 đoạn ứng với 3 phần mở bài, thân bài, kết bài.
Đoạn 1: Từ đầu đến nom thật đẹp- giới thiệu bao quát về cây gạo già và mùa hoa.
Đoạn 2: Tiếp đến về thăm quê mẹ- tả cây gạo già sau mùa hoa.
Đoạn 3: Còn lại:- tả cây gạo vào lúc quả gạo đã già, chứa đầy những múi bông trắng xoá.
* Bài văn tả cây gạo già theo từng thời kì phát triển của bông gạo: từ lúc hoa còn đỏ mọng đến lúc hoa hết, những bông hoa đỏ trở thành những quả gạo, những mảnh vỏ tách lộ những múi bông, khiến cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
bài theo kiểu tự nhiên. Nếu tả xong một đồ vật, lại có thêm lời nhận xét, bình luận, đó là kết bài mở rộng.
GD HS: Cây cối trong thiên nhiên mang đến nhiều vẻ đẹp cho cuộc sống con người, cần bảo vệ vè nâng niu, trân trọng vẻ đẹp đó.
Bài2: Lập dàn ý miêu tả một cây ăn trái quen thuộc theo một trong hai cách đã học:
Tả lần lượt từng bộ phận của cây.
Tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây.
2. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS về nhà viết hoàn chỉnh dàn ý dã làm ở lớp.
- Chuẩn bị cho tiết Tập quan sát cây cối bằng cách quan sát cây ăn trái quen thuộc mà em định tả.
- GV nhận xét tiết học.
* Phương pháp hỏi đáp, thuyết trình
HS trả lời.
* Phương pháp tìm hiểu bài.
-1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1
- Cả lớp đọc thầm lại bài Sầu riêng.
- HS trao đổi theo cặp.
- HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
Giáo viên chốt lại.
Hướng dẫn tương tự bài 1.
+ 1HS phát biểu ý kiến. GV ghi tóm tắt lên bảng. Sau đó yêu cầu HS nhìn bảng để so sánh sự giống nhau và khác nhau của 2 bài văn.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 3
- Cả lớp trao đổi rút ra nhận xét.
2, 3 HS đọc phần Ghi nhớ, cả lớp đọc thầm lại
- 1 HS không nhìn SGK nói lại phần ghi nhớ, lấy VD về cấu tạo của 2 bài văn Sầu riêng và Bãi ngô để minh hoạ.
* PP luyện tập thực hành.
1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
Cả lớp đọc thầm lại toàn văn yêu cầu của bài.
HS trao đổi theo từng cặp phân tích cấu tạo của bài Cây gạo.
HS phát biểu ý kiến.
Cả lớp và giáo viên nhận xét.
-1 học sinh đọc yêu cầu của bài.Cả lớp đọc thầm lại.
Học sinh làm việc cá nhân: mỗi em chọn một cây ăn trái quen thuộc (gợi ý tên các cây đó : cam, quýt, chanh, bưởi, mít, na, ổi, nhãn...) Sau đó HS tự lập dàn ý miêu tả cây đó theo 1 trong 2 cách đã học.
Nhiều học sinh đọc
Cả lớp và GV nhận xét, sửa chữa
Khoa học
Sự lan truyền âm thanh
I. Mục tiêu:
Nêu được ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể truyền qua chất khí, chất lỏng, chất rắn.
HSKT biết được âm thanh có thể truyền qua chất khí.
GD BV MT: HS biết được mối quan hệ giữa con người với mụi trường : Con người cần đến khụng khớ, thức ăn, nước uống từ mụi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
Chuẩn bị theo nhóm :
+2 ống bơ, vài vụn giấy, 2 miếng ni lông, dây chun, một sợi dây mềm, trống, đồng hồ, túi ni lông, chậu nước.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ:
Nêu các cách phát ra âm thanh mà em biết?
GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học.
* PPKiểm tra- đánh giá
- 2 HS trả lời.
- HS nhận xét.
a.Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh
*Mục tiêu: Nhận biết được tai ta nghe được âm thanh khi rung động từ vật phát ra âm thanh được lan truyền trong môi trường tới tai.
* Nội dung:
- Tại sao khi gõ trống, tai ta nghe được tiếng trống.
- HS quan sát hình trang 84 SGK và dự đoán điều gì xảy ra khi gõ trống?
- HS làm thí nghiệm, gõ trống và quan sát các vụn giấy nảy.
H: Nguyên nhân làm cho tấm ni lông rung và giải thích âm thanh truyền từ trống đến tai ta như thế nào?
Câu hỏi gợi ý:
- Vì sao tấm ni lông rung?
- Khi nào trống phát ra âm thanh?
- Nhận xét: Mặt trống rung động làm cho khống khí gần đó rung động. Rung động này được truyền đến không khí liền đó , ...và lan rộng trong không khí. Khi rung động lan truyền tới miệng ống sẽ làm cho tấm ni lông rung động và làm các vụn giấy chuyển động.
b.Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh qua chất lỏng, chất rắn
*Mục tiêu: Nêu ví dụ về âm thanh có thể lan truyền qua chất rắn, chất lỏng
* Nội dung:
- HS tiến hành làm thí nghiệm như hình 2 trang 85 SGK .
- Từ TN, HS thấy rằng âm thanh có thể truyền qua nước. Qua thành chậu. Như vậy, âm thanh còn có thể truyền qua chất lỏng và chất rắn.
- HS tìm thêm dẫn chứng cho sự truyền của âm thanh qua chất rắn và chất lỏng.
-VD: - Gõ thước vào hộp bút trên mặt bàn, áp một tai xuống bàn, bịt tai kia lại ta sẽ nghe rõ được âm thanh....
3.Hoạt động 3: Tìm hiểu âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi khoảng cách đến nguồn âm xa hơn.
* Mục tiêu : Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm chứng tỏ âm thanh yếu đi khi lan truyền ra xa nguồn âm.
* Nội dung:
- HS có nhiều kinh nghiệm về âm thanh khi lan truyền thì cáng xa nguồn càng yếu đi(ví dụ: đứng gần trống trường thì nghe rõ hơn, khi ô tô ở xa nghe tiếng còi nhỏ....)
H: Trong thí nghiệm gõ trống gần ống có bọ ni lông ở trên, nếu đưa ống ra xa dần thì rung động của các vụn giấy có thay đổi không? Nếu có thì thay đổi như thế nào?
4. Hoạt động 4: Trò chơi nói chuyện qua điện thoại.
*Mục tiêu: Củng cố, vận dụng tính chất âm thanh có thể truyền qua vật rắn.
* Nội dung:
- GV cử 2 nhóm tham gia chơi.
- GV phổ biến luật chơi
- HS thực hành làm điện thoại ống nối dây. GV phát cho mỗi nhóm một mẩu tin ngắn in trên tờ giấy. Một em phải truyền tin này cho bạn cùng nhóm ở đầu dây bên kia. Em phải nói nhỏ sao cho bạn mình nghe được nhưng người giám sát đứng cạnh bạn đó không nghe được. Nhóm nào ghi lại đúng bản tin mà không để lộ thì đạt yêu cầu.
*PP Vấn đáp.
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
*PP Thảo luận nhóm.
- Các nhóm làm việc. HSK giúp đỡ HSKT.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*Thảo luận nhóm
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm, báo cáo kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*Trò chơi
- Các nhóm tham gia chơi, cả lớp theo dõi, nếu nhóm nào đoán đúng nhiều hơn thì nhóm đó thắng.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
- GD HS: Môi trường có quan hệ chặt chẽ với con người:Con người cần đến khụng khớ, thức ăn, nước uống từ mụi trường.
- HS đọc ghi nhớ.
Sinh hoạt
Kiểm điểm tuần 21
I. Mục tiêu :
- Kiểm điểm việc thực hiện nề nếp trong tuần.
- Phát huy những ưu điểm, khắc phục những mặt còn tồn tại.
- Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới
II. Chuẩn bị: Sổ ghi chép của lớp trưởng, tổ trưởng.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm điểm
GV yêu cầu lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp trong tuần qua.
2. Các ý kiến đóng góp của học sinh trong lớp.
3.Phương hướng tuần sau:
GV dặn dò học sinh trước khi về nghỉ Tết: đảm bảo sức khỏe, ăn uống hợp vệ sinh, học bài để chuản bị cho năm mới.
4. Chương trình văn nghệ
Lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp trong tuần qua.
* Ưu điểm:
- Duy trì tốt nề nếp lớp, các bạn có ý thức quàng khăn đỏ.
- Một số bạn có ý thức học tập, trong lớp hăng hái phát biểu xây dựng bài.
- Có ý thức vệ sinh trường lớp
- Xếp hàng ra về nhanh nhẹn, khẩn trương.
*Tồn tại:
- Một số bạn trong lớp chưa tập trung cao cho việc học tập nói chuyện riêng trong giờ học. Nhiều bạn chưa có ý thức học tập, lười làm bài tập vì trời rét
- Các tổ trưởng, HS bổ sung thêm.
- Quản ca điều hành
File đính kèm:
- GA T21 LOp4 chuan.doc