Giáo án giảng bài Tuần 30 - Lớp 5

Tập đọc.

THUẦN PHỤC SƯ TỬ.

I-Mục tiêu:

-Đọc lưu loát,diễn cảm bài văn với giọng kể hồi hộp,chuyển thành giọng ôn tồn,rành rẽ khi vị giáo sĩ nói.

-Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Kiên nhẫn,dịu dàng,thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ,giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.

II-Đồ dùng: Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

III-Hoạt động dạy học:

A-Bài cũ:

-HS đọc đoạn 1,2,3 bài Con gái.

-Những chi tiết nào cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?

-Đọc câu chuỵện này em có suy nghĩ gì?

 

doc23 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 756 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án giảng bài Tuần 30 - Lớp 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từng bộ phận mẫu và đặt câu hỏi: +Để lắp máy bay trực thăng theo em cần phải lắp mấy bộ phận? +Hãy kể tên các bộ phận đó? *HĐ2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật. Hướng dẫn chọn các chi tiết. -Gọi 2 HS lên chọn đúng,đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK và xépvào nắp hộp theo từng loại. -Cả lớp quan sát và bổ sung cho bạn. Lắp từng bộ phận. -Lắp thân và đuôi máy bay. -Lắp sàn ca bin và giá đỡ. -Lắp ca bin. -Lắp cánh quạt. -Lắp càng máy bay. Lắp ráp máy bay trực thăng. -GV hướng dẫn HS lắp máy bay trực thăng theo từng bước như SGK. -Kiểm tra các mối ghép. Hướng dẫn HS tháo rời từng bộ phận. IV-Củng cố,dặn dò: -HS về nhà thực hành lắp máy bay trực thăng. -Bảo quản đồ dùng cẩn thận,tránh mất mát. _____________________________ Luyện từ và câu. Ôn tập về dấu câu.(dấu phẩy) I-Mục tiêu: -Củng cố kiến thức về dấu phẩy: Nắm được tác dụng của dấu phẩy,nêu được VD về tác dụng của dấu phẩy. -Làm đúng bài luyện tập: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mẫu chuyện đã cho. II-Hoạt động dạy học. A-Bài cũ: -Em hãy tìm những từ ngữ chỉ những phẩm chất quan trọng nhất của nam giới? -Tìm các từ ngữ chỉ những phẩm chất của giới nữ? B-Bài mới: *HĐ1: HS làm bài tập *HĐ2: Chữa bài. Bài 1: -HS đọc y/c bài tập. -HS lên trình bày kết quả. -Nêu tác dụng của dấu phẩy. +Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. +Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. +Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. Bài 2: -HS đọc y/c bài tập và đọc mẫu chuyện. -HS trình bày kết quả bài làm. -GV nhận xét,chốt lại kết quả đúng. III-Củng cố,dặn dò: -Hãy nhắc lại tác dụng của dấu phẩy. -GV nhận xét tiết học. -HS ghi nhớ kiến thức về dấu phẩy để sử dụng cho đúng. _____________________________ Chính tả(Nghe-Viết) Bài viết: Cô gái của tương lai. I-Mục tiêu: -Nghe-viết đúng chính tả bài Cô gái của tương lai. -Tiếp tục luyện tập viết hoa tên huân chương,danh hiệu,giải thưởng,biết một số huân chương của nước ta. II-Đồ dùng: Bảng phụ. III-Hoạt động dạy học. A-Bài cũ: -GV đọc tên các loại huân chương: Anh hùng Lao động,Huân chương Kháng chiến,Huân chương Lao động.. -3 HS lên bảng viết,cả lớp viết vào vở nháp. -GV nhận xét,cho điểm. B-Bài mới: *HĐ1: HS viết chính tả. -GV đọc bài chính tả một lượt. -Bài Cô gái của tương lai nói gì? -HS đọc thầm bài chính tả. -Luyện viết những từ dễ sai: In-tơ-nét,ốt-xtrây-li-a,Nghị Viện Thanh niên. -HS viết chính tả. -GV đọc một lượt toàn bài,HS đổi vở cho nhau để soát lỗi. -GV chấm một số bài,nhận xẽt chung. *HĐ2: HS làm bài tập và chữa bài. IV- Củng cố,dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -HS ghi nhớ tên và cách viết các danh hiệu,huân chương ở BT 2,3. _____________________________ Buổi chiều. Luyện toán. Ôn tập về đo diện tích và thể tích. I-Mục tiêu: -Ôn tập về cách so sánh các số đo diện tích,thể tích. -Giải các bài toán liên quan đến tính diện tích,thể tích các hình đã học. II-Hoạt động dạy học: *HĐ1: HS làm bài tập. Bài 1: Đúng ghi Đ,sai ghi S: 4 m3 7 dm3 = 4007 dm3 7 dm3 55 cm3 = 7,55 dm3 17 m3 = 17 000 dm3 8 cm3 = 0,008 dm3. Bài 2: Chọn câu trả lời đúng: 5,472 m3 = ... dm3 A. 5472 dm3 B. 54720 dm3 C. 54,72 dm3 D. 547,2 dm3 Bài 3: Tổng 3 kích thước của một hình hộp chữ nhật là 23 cm.Chiều rộng kém chiều dài 2 cm nhưng lại hơn chiều cao 3 cm. a. Diện tích xung quanh của HHCN đó là: A. 360 cm2 B. 180 cm2 C. 184 dm2 D. 360 dm2 b. Diện tích toàn phần của HHCN đó là: A. 320 cm2 B. 260 cm2 C. 240 cm2 D. 340 cm2 c.Thể tích của HHCN đó là: A. 400 cm3 B. 600 cm3 C. 360 cm3 D. 480 cm3 *HĐ2: HS chữa bài III-Củng cố,dặn dò: -Hòan thành bài tập . -Ôn cách tính diện tích,thể tích các hình đã học. _____________________________ Âm nhạc ( GV chuyên dạy) _____________________________ Hướng dẫn tự học. Ôn tập: Sự sinh sản của thú. I-Mục tiêu: -Nêu được sự giống và khác nhau trong chu trình sinh sản của loài chim. -Kể tên một số loài thú đẻ một lứa 1 con và một lứa nhiều con. II-Hoạt động dạy học: *HĐ1: HS làm bài tập. Bài 1: Hãy vẽ các mũi tên để tạo ra sơ đồ cho biết chu trình sinh sản của thú. Bào thai Trứng được thụ tinh Hợp tử Thú con Phôi Bài 2: Đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng. Cách sinh sản của thú là: Đẻ con. Đẻ trứng. Cả hai cách trên. Bài 3: Đánh dấu X vào trước câu trả lời đúng. Thú con mới sinh ra được thú mẹ nuôi dưỡng bằng cách nào? Kiếm mồi mớm cho con. Cho con bú. Dẫn con đi kiếm mồi. Gửi loài khác nuôi hộ. Bài 3: Đánh dấu X vào trước câu trả lời đúng. Các loài thú thường đẻ mấy con trong một lứa? 1 con. Nhiều con. Có loài đẻ 1 con,có loài đẻ nhiều con. *HĐ2: HS chữa bài. III-Củng cố,dặn dò: Ôn lại sự sinh sản của một số loài thú. _____________________________ Thứ 6 ngày 13 tháng 4 năm 2007. Tập làm văn. Tả con vật.(Kiểm tra viết) I-Mục tiêu: Dựa trên kiến thức có được về văn tả con vật và kết quả quan sát,HS viết được bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng,đủ ý,thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ đặt câu đúng;câu văn có hình ảnh cảm xúc. II-Đồ dùng: Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số con vật. III-Hoạt động dạy học: *HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài. -GV viết đề bài lên bảng. -HS đọc gợi ý trong SGK. -HS giới thiệu về con vật mình sẽ tả. *HĐ2: HS làm bài. IV-Củng cố,dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -HS về nhà chuẩn bị tiết tập làm văn tuần 31. _____________________________ Toán. Tiết 150: Ôn tập về phép cộng. I-Mục tiêu: Củng cố kĩ năng thực hành phép cộng các số tự nhiên,các số thập phân,phân số và ứng dụng tính nhanh trong giải toán. II-Đồ dùng: Bảng phụ. III-Hoạt động dạy học: *HĐ1: Ôn phép cộng và các tính chất của phép cộng. -GV viết phép tính: a + b = c. -Yêu cầu HS nêu các tính chất của phép tính. -( a + b ) còn được gọi là gì? -Hãy nêu các tính chất giao hoán của phép cộng? -Hãy nêu tính chất kết hợp của phép cộng? -Hãy lấy một số bất kì cộng với số 0 ,nêu nhận xét. *HĐ2: Thực hành-Luyện tập. *HĐ3: Chữa bài. Bài 1: -Nêu quy tắc cộng hai phân số cùng mẫu số? -Nêu quy tắc cộng hai phân số khác mẫu số? -Nêu cách đặt tính phép cộng hai số thập phân và cộng. Bài 2: -Hãy nhận xét các số hạng của tổng đã cho. -Hãy xem có thể sử dụng tính chất nào của phép cộng để cộng nhanh,kết quả chính xác. Bài 4: -HS tóm tắt đề bài. -Để trả lời câu hỏi của đề bài ta phải thực hiện phép tính nào? -Kết quả thu được viết dưới dạng số nào? -Đề bài yêu cầu gì? -Sau khi cộng ta phải thực hiện bước gì? IV-Củng cố,dặn dò: -Thực hành phép cộng các số tự nhiên,số thập phân,phân số. -Hoàn thành bài tập trong SGK. _____________________________ Anh văn ( GV chuyên dạy ) _____________________________ Khoa học. Sự nuôi và dạy con của một số loài thú. I-Mục tiêu: Giúp HS hiểu được sự sinh sản,nuôi con của hổ và hươu. II-Đồ dùng: Tranh,ảnh hoặc băng hình về sự nuôi dạy con. III-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: -Thú sinh sản như thế nào? -Thú nuôi con như thế nào? -Sự sinh sản của thú khác sự sinh sản của chim ở điểm nào? B-Bài mới: *HĐ1: Sự nuôi dạy con của hổ. -HS hoạt động trong nhóm 4,quan sát tranh minh họa,đọc thông tin trang 112 và trả lời câu hỏi. -Hổ thường sinh sản vào mùa nào? -Hổ mẹ đẻ mỗi lứa bao nhiêu con? -Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu sau khi sinh? -Khi nào hổ mẹ dạy con săn mồi? -Khi nào hổ con có thể sống độc lập? -Hình 1a chụp cảnh gì? -Hình 2a chụp cảnh gì? *HĐ2: Sự nuôi dạy con của Hươu. -Hươu ăn gì để sống? -Hươu sống theo bầy đàn hay theo cặp? -Hươu đẻ mỗi lứa mấy con? -Hươu con mới sinh ra đã biết làm gì? -Tại sao mới khoảng 20 ngày tuổi,hươu mẹ đã dạy con tập chạy? -Hình 2 chụp cảnh gì? *HĐ3: Trò chơi: Thú săn mồi và con mồi. -HS chơi trò chơi trong nhóm 8 bạn: Hổ mẹ dạy con săn mồi hoặc hươu mẹ dạy con tập chạy. -Tổ chức cho HS chơi thử và thực hiện trò chơi. -Bình chọn bạn đóng vai đạt nhất. IV-Củng cố,dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Về nhà đọc các thông tin về hổ và hươu,ôn tập lại kiến thức về động,thực vật. _____________________________ Hoạt động tập thể. Sinh hoạt lớp. _____________________________ Buổi chiều. Luyện toán. Ôn tập về vận tốc,quảng đường,thời gian. I-Mục tiêu: Củng cố giải các bài toán về vân tốc,quảng đường,thời gian. II-Hoạt động dạy học: *HĐ2: HS làm bài tập. Bài 1: Chọn câu trả lời đúng: Một ô tô đi từ B đến C với vận tốc 45 km/giờ và đi từ C đến B với vận tốc 60 km/giờ.Tổng thời gian ô tô đi và về là 14 giờ. Quảng đường BC là: A. 260 km B. 250 km C. 350 km. D. 360 km. Bài 2: Viết tiếp vào chỗ trống: v 18 km/giờ 210 m/phút 24 km/giờ 62 km/giờ t 54 phút 6 phút 3 giờ 15 phút 4 giờ 30 phút S Bài 3:Một xe máy đi từ A với vận tốc 40 km/giờ.Xe máy đi được 1/2 giờ thì có một ô tô cũng đi từ A và đuổi theo xe máy.Hỏi sau bao lâu ô tô đuổi kịp xe máy,biết vận tốc của ô tô là 55 km/giờ? *HĐ2: HS chữa bài. III-Củng cố,dặn dò: Ôn lại quy tắc tính vận tốc,quảng đường,thời gian. _____________________________ Luyện Tiếng Việt(.Chính tả) Bài viết: Tà áo dài Việt Nam. I-Mục tiêu: -Nghe-viết đúng chính tả bài Tà áo dài VN.(Viết đoạn) -Luyện viết hoa một số huân huy chương của nước ta. II-Hoạt động dạy học: *HĐ1: Hướng dẫn chính tả. -GV đọc bài chính tả một lượt. -Bài Tà áo dài VN muốn nói lên điều gì? -HS đọc thầm bài chính tả. *HĐ2: HS viết chính tả. -GV đọc chính tả,HS viết bài. -GV đọc,HS đổi vở cho nhau và soát lỗi. -GV chấm một số bài và nhận xét. III-Củng cố,dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Về nhà luyện viết thêm. _____________________________ Hoạt động ngoài giờ lên lớp. Sinh hoạt sao-Sinh hoạt chi đội. _____________________________ Một số bài toán bồi dưỡng HS giỏi năm học 2007 Bài 1(21-T11 -Câc bài toán cơ bản và nâng cao hình học 5) Cho hình tam giác ABC có diện tích 24 cm2 , cạnh AB = 8m, cạnh AC = 7m. Kéo dài AB về phía B và AC về phía C sao cho BM =CN = 2 cm. Tính diện tích tam giác AMN. Bài 2 (22-T11 ) Một mảnh vườn hình tam giác có diện tích 30 m2. Người ta ngăn một phần đất để trồng rau bằng cách trên cạnh một mảnh vườn lấy 3m và một cạnh lấy 2/3 độ dài của nó ( hình bên). Tính độ dài cạnh AB, biết diện tích trồng rau là 8m2.

File đính kèm:

  • docTuÇn 30.doc