Giáo án Lớp 4A5 Tuần 27

- Chú ý các từ đọc tốt các từ: Cô-péc-ních, Ga-li-lê, sửng sốt, tòa án.

- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bọc lộ thái dộ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)

 

doc30 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1284 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4A5 Tuần 27, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảng thống kê và nội dung SGK để mô tả lại các thành thị Thăng Long, Phố Hiến, Hội An (bằng lời, bài viết hoặc tranh vẽ) . - Nhận xét, bổ sung - Học sinh hình thành nhóm và hoạt động theo nhóm + Thành thị nước ta lúc đó tập trung đông người, quy mô hoạt độngvà buôn bán rộng lớn và sầm uất. + Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển mạnh của nông nghiệp, thủ công nghiệp. - Đại diện nhóm lên báo cáo - Nhận xét, bổ sung, chốt lại - Học sinh thực hiện - Lắng nghe và ghi nhớ Địa lí DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung: + Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát và đầm phá. + Khí hậu: mùa hạ, tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán, cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ra ngập lụt; có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh. - Chỉ được vị trí đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam. * MT: ● Ô nhiễm không khí, nước do sinh hoạt của con người. Cần bảo vệ môi trường. ● Nâng cao dân trí. ● Giảm tỉ lệ sinh. ● Khai thác thủy sản hợp lý. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Ảnh thiên nhiên duyên hải miền Trung: bãi biển phẳng, bờ biển dốc, đá; cánh đồng trồng màu, đầm – phá, rừng phi lao trên đồi cát. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1) Kiểm tra bài cũ: Giáo viên nhận xét tiết ôn tập tuần trước 2) Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Dải đồng bằng duyên hải miền Trung Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp và nhóm đôi Bước 1: - GV treo bản đồ Việt Nam, chỉ tuyến đường sắt, đường bộ từ thành phố Hồ Chí Minh qua suốt dọc duyên hải miền Trung để đến Hà Nội - Giáo viên xác định vị trí, giới hạn của vùng này: là phần giữa của lãnh thổ Việt Nam, phía Bắc giáp đồng bằng Bắc Bộ, phía nam giáp miền Đông Nam Bộ, phía Tây là đồi núi thuộc dãy Trường Sơn, phía Đông là biển Đông. Bước 2: - Yêu cầu nhóm 2 HS đọc câu hỏi, quan sát lược đồ, ảnh trong SGK trao đổi theo nhóm + Nhắc lại vị trí, giới hạn của duyên hải miền Trung. + Đặc điểm địa hình, sông ngòi của duyên hải miền Trung. + Đọc tên các đồng bằng. - Mời đại diện từng nhóm trình bày kết quả - Yêu cầu học sinh nhận xét, bổ sung - GV nhận xét: Các đồng bằng nhỏ hẹp cách nhau bởi đồi núi lan ra biển. Đồng bằng duyên hải miền Trung gồm nhiều đồng bằng nhỏ hẹp, song có tổng diện tích gần bằng diện tích đồng bằng Bắc Bộ. - Đọc tên, chỉ vị trí, nêu hướng chảy của một số con sông trên bản đồ tự nhiên (dành cho HS khá, giỏi) - Giải thích tại sao các con sông ở đây thường ngắn? - Yêu cầu một số nhóm nhắc lại ngắn gọn đặc điểm địa hình và sông ngòi duyên hải miền Trung. Bước 3: - GV cho cả lớp quan sát một số ảnh về đầm phá, cồn cát được trồng phi lao ở duyên hải miền Trung và giới thiệu về những dạng địa hình phổ biến xen đồng bằng ở đây, về hoạt động cải tạo tự nhiên của người dân trong vùng (trồng phi lao, lập hồ nuôi tôm). - Giáo viên giới thiệu kí hiệu núi lan ra biển để học sinh thấy rõ thêm lí do vì sao các đồng bằng miền Trung lại nhỏ, hẹp và miền Trung có dạng bờ biển bằng phẳng xen bờ biển dốc, có nhiều khối đá nổi ở ven bờ Hoạt động 2: Hoạt động nhóm và cá nhân Bước 1: - Yêu cầu học sinh quan sát lược đồ hình 1 và ảnh hình 4 + Mô tả đường đèo Hải Vân? Bước 2: - GV giải thích vai trò bức tường chắn gió của dãy Bạch Mã: chắn gió mùa đông bắc thổi đến, làm giảm bớt cái lạnh cho phần phía nam của miền Trung (Nam Trung Bộ hay từ Đà Nẵng trở vào Nam) - GV nói thêm về đường giao thông qua đèo Hải Vân & về tuyến đường hầm qua đèo Hải Vân đã được xây dựng vừa rút ngắn đường, vừa hạn chế được tắc nghẽn giao thông do đất đá ở vách núi đổ xuống hoặc cả đoạn đường bị sụt lở vì mưa bão. Bước 3: - GV nêu gió Tây Nam vào mùa hạ đã gây mưa ở sườn tây Trường Sơn khi vượt dãy Trường Sơn gió trở nên khô, nóng. - GV nêu gió Tây Nam vào mùa hè & gió Đông Nam vào mùa thu đông, liên hệ với sông ngắn vào mùa mưa nước lớn dồn về đồng bằng nên thường gây lũ lụt đột ngột. GV làm rõ những đặc điểm không thuận lợi do thiên nhiên gây ra cho người dân ở duyên hải miền Trung & hướng thái độ của HS là chia sẻ, cảm thông với những khó khăn người dân ở đây phải chịu đựng. 3) Củng cố dặn dò: * Giáo dục bảo vệ môi trường: ● Ô nhiễm không khí, nước do sinh hoạt của con người. Cần bảo vệ môi trường. ● Nâng cao dân trí. ● Giảm tỉ lệ sinh. ● Khai thác thủy sản hợp lý. Giáo viên yêu cầu học sinh: + Lên chỉ bản đồ duyên hải miền Trung, đọc tên các đồng bằng, tên sông, mô tả địa hình của duyên hải. + Nhận xét về sự khác biệt khí hậu giữa vùng phía Bắc & vùng phía Nam của duyên hải; về đặc điểm gió mùa hè & thu đông của miền này. - Liên hệ giáo dục học sinh bảo vệ môi trường, khai thác thủy sản hợp lý. - Dận học sinh huẩn bị bài: Người dân ở duyên hải miền Trung. - Nhận xét tiết học - Cả lớp lắng nghe - Học sinh chú ý theo dõi - Học sinh quan sát bản đồ Việt Nam xác định vị trí, giới hạn của vùng này - Các nhóm đọc câu hỏi, quan sát lược đồ, ảnh trong SGK, trao đổi với nhau về vị trí, độ lớn của các đồng bằng ở duyên hải miền Trung - Đại diện từng nhóm trình bày - Nhận xét, bổ sung - Học sinh theo dõi - Học sinh thực hiện - Do núi gần biển, duyên hải hẹp nên sông ở đây thường ngắn. - Học sinh nhắc lại ngắn gọn đặc điểm địa hình và sông ngòi duyên hải miền Trung. - Học sinh quan sát lược đồ hình 1 và ảnh hình 4 mô tả đường đèo Hải Vân. - Cả lớp chú ý theo dõi - Học sinh thực hiện theo yêu cầu - Học sinh theo dõi - Học sinh lắng nghe và nêu lại - Học sinh lắng nghe và nêu lại - Học sinh thực hiện - Lắng nghe và ghi nhớ Kĩ thuật LẮP CÁI ĐU I. Mục tiêu : - Chọn đúng đủ số lượng các chi tiết để lắp cái đu. - Lắp được cái đu theo mẫu. - GD HS biết yêu cái đẹp. II. Đồ dùng dạy học: - Mẫu cái đu lắp sẵn - Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật. III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài: Lắp cái đu và nêu mục tiêu bài học. b) Hướng dẫn cách làm: * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu. - GV giới thiệu mẫu cái đu lắp sẵn và hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận của cái đu, hỏi: + Cái đu có những bộ phận nào? - GV nêu tác dụng của cái đu trong thực tế:Ở các trường mầm non hay công viên, ta thường thấy các em nhỏ ngồi chơi trên các ghế đu. * Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật GV hướng dẫn lắp cái đu theo quy trình trong SGK để quan sát. a/ GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết - GV và HS chọn các chi tiết theo SGK và để vào hộp theo từng loại. - GV cho HS lên chọn vài chi tiết cần lắp cái đu. b/ Lắp từng bộ phận - Lắp giá đỡ đu H.2 SG:trong quá trình lắp, GV có thể hỏi: + Lắp gía đỡ đu cần có những chi tiết nào ? + Khi lắp giá đỡ đu em cần chú ý điều gì ? - Lắp ghế đu H.3 SGK. GV hỏi: + Để lắp ghế đu cần chọn các chi tiết nào? Số lượng bao nhiêu ? - Lắp trục đu vào ghế đu H.4 SGK. GV gọi 1 em lên lắp. GV nhận xét, uốn nắn bổ sung cho hoàn chỉnh. GV hỏi: Để cố định trục đu, cần bao nhiêu vòng hãm? GV kiểm tra sự dao động của cái đu. d/ Hướng dẫn HS tháo các chi tiết - Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận , sau đó mới tháo từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự ráp. - Tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào trong hộp. 3. Nhận xét- dặn dò: - Nhận xét sự chuẩn bị và tinh thái độ học tập của HS. - HS chuẩn bị dụng cụ học tiết sau. - Chuẩn bị đồ dùng học tập. - HS quan sát vật mẫu. - Ba bộ phận : giá đỡ, ghế đu, trục đu. - HS quan sát các thao tác. - HS lên chọn. - HS quan sát. - Cần 4 cọc đu, 1 thanh thẳng 11 lỗ, giá đỡ trục. - Chú ý vị trí trong ngoài của các thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài. - Chọn tấm nhỏ, 4 thanh thẳng 7 lỗ, tấm 3 lỗ, 1 thanh chữ U dài. - HS lên lắp. - 4 vòng hãm. - HS lắng nghe. - Lắng nghe và ghi nhớ An toàn giao thông Bài 2: VẠCH KẺ ĐƯỜNG, CỌC TIÊU VÀ RÀO CHẮN I.Mục tiêu: 1. kiến thức: -HS hiểu ý nghĩa , tác dụng của vạch kẻ đường, cọ tiêu và rào chắn trong giao thông. 2.Kĩ năng: -HS nhận biết các loại cọc tiêu , rào chắn, vạch kẻ đường và xác định đúng nơi có vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn. Biết thực hiện đúng quy định. 3. Thái độ: - Khi đi đường luôn biết quan sát đến mọi tín hiệu giao thông để chấp hành đúng luật GTĐB đảm bảo ATGT. II. Chuẩn bị: GV: các biển báo Tranh trong SGK III. Hoạt động dạy học. Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: Ôn bài cũ và giới thiệu bài mới. GV cho HS kể tên các biển báo hiệu giao thông được học. Nêu đặc điểm của biển báo ấy. GV nhận xét, giới thiệu bài Hoạt động 2: Tìm hiểu vạch kẻ đường. -GV lần lượt nêu các câu hỏi cho HS nhớ lại và trả lời: +Những ai đã nhìn thấy vạch kẻ trên trên đường? +Em nào có thể mô tả các loại vạch kẻ trên đường em đã nhìn thấy ( vị trí, màu sắc, hình dạng) +Em nào biết, người ta kẻ những vạch trên đường để làm gì? GV giải thích các dạng vạch kẻ , ý nghĩa của một số vạch kẻ đường. Hoạt động 3: Tìm hiểu về cọc tiêu và rào chắn. * Cọc tiêu: GV đưa tranh ảnh cọc tiêu trên đường. giải thích từ cọc tiêu: Cọc tiêu là cọc cắm ở mép đoạn đường nguy hiểm để người lái xe biết phạm vi an toàn của đường. GV giới thiệu các dạng cọc tiêu hiện đang có trên đường (GV dùng tranh trong SGK) GV? Cọc tiêu có tác dụng gì trong giao thông? * Rào chắn GV: Rào chắn là để ngăn cho người và xe qua lại. GV dùng tranh và giới thiêụ cho HS biết có hai loại rào chắn: +rào chắn cố định ( ở những nơi đường thắt hẹp, đường cấm , đường cụt) +Rào chắn di động (có thể nâng lên hạ xuống, đẩy ra, đẩy vào) Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. -GV cùng HS hệ thống bài - Về nhà học bài và tập vẽ các biển báo hiệu đã học, chuẩn bị bài sau Đi xe đạp an toàn -GV nhận xét giờ học HS lên bảng chỉ và nói. HS trả lời theo hiểu biết của mình. HS theo dõi Cọc tiêu là cọc cắm ở mép đoạn đường nguy hiểm để người lái xe biết phạm vi an toàn của đường, hướng đi của đường. HS theo dõi - Lắng nghe và ghi nhớ.

File đính kèm:

  • docTuan 27 CKTKNSGiam tai(2).doc
Giáo án liên quan