Giáo án Lớp 4A2 Tuần thứ 31

1. KTBC: GV gọi 2 HS.

 * Vì sao tác giả nói là dòng sông “điệu” ?

 * Em thích hình ảnh nào trong bài ? Vì

sao ?

 -GV nhận xét và cho điểm.

2. Bài mới: Giới thiệu bài

 a) Luyện đọc:

 -GV chia đoạn: 3 đoạn.

 +Đoạn 1: Từ đầu đến thế kỉ XII.

 +Đoạn 2: Tiếp theo đến gạch vữa.

 +Đoạn 3: Còn lại.

 - Tổ chức HS đọc tiếp nối đoạn

 -Cho HS luyện đọc những từ ngữ khó: Ăng-co Vát, Cam-pu-chia, tuyệt diệu, kín khít, xòa tán

 - Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.

 

doc28 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4A2 Tuần thứ 31, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đọc các từ vừa tìm được trên phiếu: + a/ Các từ có âm đầu cần chọn để điền là : Trường hợp chỉ viết với l không viết với n Trường hợp chỉ viết với n không viết với l - là, lạch, laĩ, làm, lãm, lảm, lản, lãng, lãnh, lảnh, làu, lảu , lạu, lặm, lẳng, lặp, lắt, lặt, lâm, lẩm, lẫm, lẩn, lận, lất, lật, lầu, lầy, lẽ, lèm, lẻm, lẹm, lèn, lẻn, lẽn, liễn, liến, liéng, liệng, liếp, liều, liễu, lim, lìm, lịm, lỉnh, lĩnh, loà, loá, loác, loạc, lao, loài, loại, loan, loàn, loạn, loang, loàng, loãng, loãng, lói, lọi, lỏi, lõm, lọm, lõng, lồ, lộc, lổm, lổn, lốn, lộng, lốt, lột, lời, lởi, lợi, lờm, lợn, lơn, lờn, lớn, lởn, lù, lủ, lũ, lùa, lúa, lụa, luân, luấn, luận lưng, lững, lười, lưỡi, lưới, lượm, lươn, lườn, lưỡng, lường, lượng, lướt, lựu, lưu. Nãy, này, nằm, nắn, nậm, nẫng, nấng, nẫu, nấu, néo, nêm, nếm, nệm, nến, nện, nỉ, nĩa, niễng, niết, nín, nịt, nõ, noãn, nống, nơm, nuối, nuột, nước, nượp… - Nhận xét , bổ sung những từ mà nhóm bạn chưa có - 2 HS đọc đề, lớp đọc thầm. - 4 HS lên bảng làm, ở lớp làm vào vở. - Đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh. - Nhận xét bài bạn. - HS cả lớp thực hiện. Lịch sử Nhà NguyỄn thành lẬp I. Mục tiêu - Nắm được đôi nét về sự thành lập của nhà Nguyễn: + Sau khi Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn suy yếu dần. Lợi dụng thời cơ đó Nguyễn Ánh đã huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn. Năm 1802, triều Tây Sơn bị lật đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, định đô ở Phú Xuân (Huế) - Nêu một vài chính sách cụ thể của các vua nhà Nguyễn để cũng cố sự thống trị: + Các vua nhà Nguyễn không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng, tự mình điều hành mọi việc hệ trọng trong nước + Tăng cường lực lượng quân đội (với nhiều thứ quân, các nơi đều có thành trì vững chắc,…) + Ban hành Bộ luật Gia Long nhằm bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua, trừng trị tàn bạo kẻ chống đối II. Chuẩn bị - Một số điều luật Gia Long III. Hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.KTBC: -Em hãy kể lại những chính sách về kinh tế,văn hóa, GD của vua Quang Trung ? -Vì sao vua Quang Trung ban hành các chính sách về kinh tế và văn hóa ? GV nhận xét, ghi điểm . 2.Bài mới : Giới thiệu bài *Hoạt động 1: Làm việc cả lớp: GV phát PHT cho HS và cho HS thảo luận theo câu hỏi có ghi trong PHT : -Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? GV kết luận. - GV hỏi: Sau khi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Anh lấy niên hiệu là gì ? Đặt kinh đô ở đâu ?Từ năm 1802-1858 triều Nguyễn trải qua các đời vua nào ? *Hoạt động3: Thảo luận nhóm -GV yêu cầu các nhóm đọc SGK và cung cấp cho các em một số điểm trong Bộ luật Gia Long để HS chọn dẫn chứng minh họa cho lời nhận xét: nhà Nguyễn đã dùng nhiều chính sách hà khắc để bảo vệ ngai vàng của vua ? - GV cho các nhóm báo cáo kết quả -GV kết luận 3.Củng cố- Dặn dò: - GV cho HS đọc phần bài học . -Về nhà học bài và xem trước bài:“Kinh thành Huế” -Nhận xét tiết học. -2 HS. -HS khác nhận xét. -HS nghe. -HS thảo luận và trả lời . -HS khác nhận xét . - Nguyễn Anh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, chọn Huế làm kinh đô. Từ năm 1802 đến 1858, nhà Nguyễn trải qua các đời vua: Gia Long Minh Mạng,Thiệu Trị ,Tự Đức -HS đọc SGK và thảo luận. -HS cử người báo cáo kết quả . -Cả lớp theo dõi và bổ sung. -2 HS đọc bài. -HS cả lớp nghe. Địa lí THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG I. Mục tiêu : - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của Tp Đà Nẵng: + Vị trí ven biển, đồng bằng duyên hải miền Trung. + Đà Nẵng là Tp cảng lớn, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông. + Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp, địa điểm du lịch. - Chỉ được Tp Đà Nẵng trên bản đồ (lược đồ). II. Đồ dung dạy học: - Bản đồ hành chính VN. - Một số ảnh về TP Đà Nẵng. III. Hoạt động trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò KTBC : - Tìm vị trí TP Huế trên bản đồ hành chính VN. - Vì sao Huế được gọi là TP du lịch. GV nhận xét, ghi điểm. Bài mới : a. Giới thiệu bài: Ghi tựa b. Phát triển bài : Đà Nẵng- TP cảng : *Hoạt động nhóm: - GV yêu cầu từng HS quan sát lược đồ và nêu: + Đà Nẵng nằm ở vị trí nào? + Giải thích vì sao Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải miền Trung? - GV yêu cầu HS quan sát hình 1 của bài để nêu các đầu mối giao thông có ở Đà Nẵng? Đà Nẵng- Trung tâm công nghiệp : *Hoạt động nhóm: - GV cho các nhóm dựa vào bảng kê tên các mặt hàng chuyên chở bằng đường biển để trả lời câu hỏi sau: + Em hãy kể tên một số loại hàng hóa được đưa đến Đà Nẵng và hàng từ Đà Nẵng đưa đi các nơi khác bằng tàu biển. GV yêu cầu HS liên hệ với những kiến thức bài 25 về hoạt động sản xuất của người dân … để nêu được lí do Đà Nẵng sản xuất được một số mặt hàng vừa cung cấp cho địa phương, vừa cung cấp cho các tỉnh khác hoặc xuất khẩu. Đà Nẵng- địa điểm du lịch : * Hoạt động cá nhân hoặc từng cặp: - GV yêu cầu HS tìm trên hình 1 và cho biết những nơi nào của ĐN thu hút khách du lịch, những điểm đó thường nằm ở đâu? - Cho HS đọc đoạn văn trong SGK để bổ sung thêm một số địa điểm du lịch khác như Ngũ hành sơn, Bảo tàng Chăm. Đề nghị HS kể thêm những địa điểm khác mà HS biết. Củng cố - Dặn dò: - 2 HS đọc bài trong khung. - Cho HS lên chỉ vị trí TP ĐN trên bản đồ và nhắc lại vị trí này. - Giải thích lí do ĐN vừa là TP cảng, vừa là TP du lịch. - Nhận xét tiết học. - Về xem lại bài và chuẩn bị bài: “Biển, đảo và quần đảo” - HS trả lời. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. - HS quan sát và trả lời. + Ở phía nam đèo Hải Vân, bên sông Hàn và vịnh ĐN. + Đà Nẵng có cảng biển Sa Tiên, cảng sông Hàn gần nhau. - HS quan sát và nêu. - HS cả lớp. - Vài HS. - HS liên hệ bài 25. - HS tìm. - HS đọc. - HS đọc. - HS tìm và trả lời. - Cả lớp. Kĩ thuật LẮP Ô TÔ TẢI I - Mục tiêu : - HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp “ Ô tô ” tải. - Lắp được từng bộ phận và lắp ráp “ Ô tô” tải đúng kĩ thuật , đúng quy trình . - Rèn tính cẩn thận ,làm việc theo quy trình. II - Đồ dùng dạy học: - Mẫu “ Ô tô đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III Hoat động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ổn định tổ chức : Kiểm tra : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS Bài mới : Giới thiệu bài : Hoạt động 1: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật Hướng dẫn chọn các chi tiết - GV yêu cầu HS chọn các chi tiết theo SGK để vào nắp hộp theo từng loại. - GV hỏi :Một vài chi tiết cần lăp cái “ Ô tô” là gì? Lắp từng bộ phận : * Lắp giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin. (H2-SGK) + Để lắp được bộ phận này cần phải lắp mấy phần ? + GV yêu cầu HS lên lắp. * Lắp ca bin (H3-SGK) - Hãy nêu các bước lắp ca bin ? - GV lắp theo thứ tự các bước trong SGK. * Lắp thùng sau của thành xe và lắp trục bánh xe (H4 ;H5 -SGK) - Yêu cầu HS lên lắp. - GV nhận xét, uốn nắn, bổ sung cho hoàn chỉnh. Lắp rắp “Ô tô” tải. - GV tiến hành lắp ráp các bộ phận. Khi lắp tấm 25 lỗ, GV nêu thao tác chậm để HS nhớ. - Cuối cùng kiểm tra sự chuyển động của ô tô tải. Hướng dẫn tháo rời các chi tiết - Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận ,tiếp đó mới tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp. - GV nhắc HS tháo các chi tiết xếp gọn vào hộp. 4 . Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét về sự chuẩn bị đồ dùng học tập ;thái độ học tập; Kết quả học tập. - Dặn dò giờ học sau nhớ mang đầy đủ đồ dùng học tập. - HS lắng nghe - HS chọn và để vào nắp hộp. - HS trả lời. - Cần lắp 2 phần : giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin. - 1 HS lên lắp, HS khác nhận xét bổ sung. - Có 4 bước như SGK. - HS theo dõi - HS quan sát và 1 HS lên bảng để lắp - HS theo dõi. - Chắc chắn, không xộc xệch; chuyển động được. - HS tháo các chi tiết xếp gọn vào hộp An toàn giao thông AN TOÀN KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CÔNG CỘNG I.Mục tiêu: 1. kiến thức: -HS biết các nhà ga, bến tàu, bến xe, bến phà, bến đò là nơi các phương tiện giao thông công cộng (GTCC) đỗ, đậu để đón khách lên, xuống tàu, xe, thuyền , đò… - HS biết cách lên xuống tàu, xe, thuyền… một cách an toàn. -HS biết quy định khi ngồi ô tô con, xe khách, trên tàu… 2.Kĩ năng: Có kĩ năng và các hành vi đúng khi đi trên các PTGTCC như: xếp hàng khi lên xuống, bám chặt tay vịn, thắt dây an toàn… 3. Thái độ: Có ý thức thực hiện đúng các quy định khi đi trên các PTGTCC để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người . II. Chuẩn bị: GV: hình ảnh nhà ga, bến tàu ; hình ảnh tàu, thuyền. Tranh trong SGK III. Hoạt động dạy học. Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: Ôn bài cũ và giới thiệu bài mới. GV cho HS kể tên các loại phương tiện GTĐT Cho HS kể tên các biển báo hiệu GTĐT GV nhận xét, giới thiệu bài Hoạt động 2: Giới thiệu nhà ga, bến tàu, bến xe. GV? Trong lớp ta, những ai được bố mẹ cho đi choi xa, được đi ô tô khách, tàu hoả hay tàu thuỷ ? Bố mẹ đã đưa em đến đâu để mua vé lên tàu hay lên ô tô? GV ? Người ta gọi những nơi ấy là gì? Cho HS liên hệ kể tên các nhà ga, bến tàu, bến xe mà HS biết. Ở những nơi đó có những có chỗ dành cho những người chờ đợi tàu xe, người ta gọi đó là gì ? Chỗ bán vé cho người đi tàu gọi là gì? GV: Khi ở phòng chờ mọi người ngồi ở ghế, không nên đi lại lộn xộn, không làm ồn,nói to làm ảnh hưởng đến người khác. Hoạt động 3: Lên xuống tàu xe. GV gọi HS đã được bố mẹ cho đi chơi xa, gợi ý để cho các em kể lại chi tiết cách lên xuống và ngồi trên các phương tiện GTCC. GV cho HS nêu cách lên xuống xe khi đi các phương tiện GTCC như: đi xe ô tô con, xe buýt, xe khách, tàu hoả, đi thuyền, ca nô… GV? Khi lên xuống xe chúng ta phải làm như thế nào? Hoạt động 4: Ngồi trên tàu xe. GV gọi HS kể về việc ngồi trên tàu, trên xe, GV gợi ý: -Có ngồi trên ghế không? -Có được đi lại không? -Có được quan sát cảnh vật không? -Mọi người ngồi hay đứng? Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò. -GV cùng HS hệ thống bài -Dặn HS về học và làm theo bài học -GV dặn dò, nhận xét HS trả lời HS trả lời theo thực tế của mình. Bến tàu, bến xe, sân ga… HS liên hệ và kể. Phòng chờ Phòng bán vé. HS kể. HS nêu: lên xuống xe ở phía tay phải… Chỉ lên xuống tàu, xe đã dừng hẳn. Khi lên xuống phải tuần tự không chen lấn, xô đẩy HS kể …

File đính kèm:

  • docTuan 31 CKTKN.doc