Giáo án lớp 4A1 Tuần Thứ 5

A. Mục tiêu:

- Đọc rành mạch, trôi chảy, biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện.

- Hiểu nội dung:Ca ngợi chú bé Chôm trung thực,dũng cảm, dám nói lên sự thật.

B. Đồ dùng dạy-học:

- Tranh minh họa SGK

 

doc24 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4A1 Tuần Thứ 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
qs để TLCH - Hàng dưới ghi gì? Nêu tên các thôn diệt chuột? - Các số ghi bên trái của biểu đồ biểu thị gì? tăng bao nhiêu? - Các số ghi trên mỗi cột biểu diễn gì? - Chiều cao của mỗi cột có ý nghĩa như thế nào? - Hãy đọc số chuột thôn Đông đã diệt được? - Vì sao em biết? - Nêu số chuột đã diệt của các thôn còn lại? - Qua quan sát và đọc các số liệu trên biểu đồ. Bạn nào hãy nêu cách đọc biểu đồ? - Treo bảng các bước đọc biểu đồ (viết sẵn bảng phụ) gọi hs đọc lại - Gọi 1 hs lên bảng đọc lại biểu đồ "Số chuột bốn thôn đã diệt" 3. Luyện tập: Bài 1: Gọi hs đọc y/c - Y.c hs hoạt động nhóm đôi, 1 em hỏi, em kia trả lời sau đó đổi việc cho nhau. - Gọi từng cặp hs lên thực hiện. aNhững lớp nào đã tham gia trồng cây? b) Lớp 4 A trồng được bao nhiêu cây? Lớp 5 B trồng được bao nhiêu cây? Lớp 5C trồng được bao nhiêu cây? c) Khối lớp Năm có mấy lớp tham gia trồng cây? d) Có mấy lớp trồng trên 30 cây, là những lớp nào? e) Lớp nào trồng được nhiều cây nhất? Lớp nào trồng ít cây nhất? Bài 2: Gọi hs đọc y/c - Treo biểu đồ, gọi 2 hs lên bảng điền tiếp vào chỗ chấm. (câu a) III. Củng cố, dặn dò: - Về nhà tập đọc biểu đồ Nhận xét tiết học. - Lắng nghe - HS quan sát biểu đồ - Các tên các thôn diệt chuột : Thôn Đông, Đoài, Trung, Thượng. - Ghi số chuột theo thứ tự tăng dần và tăng đều 250 con. - Biểu diễn số chuột thôn đó đã diệt. - Cột cao hơn biểu diễn số chuột nhiều hơn. Cột thấp hơn biểu diễn số chuột ít hơn. - Thôn Đông diệt được 2000 con - Vì trên đỉnh cột biểu diễn số chuột diệt được của thôn Đông có số 2000 - Thôn Đoài 2200 con, thôn Trung 1600 con, thôn Thượng 2750 con. - Muốn đọc được biểu đồ, trước tiên ta đọc tên biểu đồ, xem tên hàng ngang dưới, xem tên và các số ghi bên trái biểu đồ, độ cao thấp của các cột trong biểu đồ và số ghi trên cột. - 2 hs đọc to trước lớp. - 1 hs lên bảng đọc to trước lớp - 2 hs nối tiếp nhau đọc bài 1 - HS hoạt động nhóm đôi - 2 cặp hs lên thực hiện, các bạn khác nx - 4A, 4B, 5A, 5B, 5C - 35 cây - 40 cây - 23 cây. - có 3 lớp tham gia trồng cây: 5A, 5B, 5C - Có 3 lớp trồng trên 30 cây: 4A, 5B, 5C -5A trồng nhiều cây nhất 5C trồng ít cây nhất. - 3 hs nối tiếp nhau đọc - 2 hs lên bảng thực hiện. Các bạn khác nhận xét. Luyện từ và câu DANH TỪ A. Mục tiêu: - Hiểu được danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị) - Nhận biết được danh từ ø chỉ khái niệm trong số các danh từ cho trước và tập đặt câu ( BT mục III). B. Đồ dùng dạy-học: - 1 tờ giấy khổ to viết nội dung BT 2 phần nhận xét - 4 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT 1 (luyện tập) C. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học I. KTBC: Gọi 2 hs lên bảng - Tìm từ trái nghĩa với trung thực, đặt câu với 1 từ vừa tìm được - Tìm từ cùng nghĩa với trung thực. Đặt câu với từ vừa tìm được - Nhận xét, cho điểm II. Dạy-học bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Tìm hiểu ví dụ: Bài 1: Gọi hs đọc y/c và nội dung - Y/c hs thảo luận cặp đôi và tìm từ chỉ sự vật. - Gọi nhóm trình bày - Gọi nhóm khác nhận xét. - Y/c hs đọc thầm lại các từ chỉ sự vật vừa tìm được. Bài 2: Gọi hs đọc y/c - Y/c hs thảo luận nhóm 4 để hoàn thành - Gọi đại diện nhóm lên dán kết quả và trình bày - Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung - Giải thích: + Danh từ chỉ khái niệm: biểu thi những cái chỉ có trong nhận thức của con người, không có hình thù, không chạm vào hay ngửi, nếm, nhìn... được + Danh từ chỉ đơn vị: biểu thị những đơn vị được dùng để tính đếm sự vật (tính mưa bằng cơn, tính dừa bằng rặng hay cây... - Danh từ là gì? - Goị hs đọc ghi nhớ - Y/c hs nêu ví dụ về danh từ và nói rõ danh từ đó chỉ gì. 3. Luyện tập: Bài 1: Gọi hs đọc y/c - Y/c hs tự làm bài vào VBT - Gọi hs nêu các từ chỉ khái niệm - Nhận xét Bài 2: Gọi hs đọc y/c - Y/c hs tự làm bài VBT - Gọi hs nêu câu của mình đặt. - Nhận xét, tuyên dương III. Củng cố, dặn dò: - Về nhà tìm những từ ngữ chỉ danh từ - Nhận xét tiết học. - gian lận, lừa đảo, gian dối Chúng ta không nên gian dối trong học tập - Thẳng thắng, thật thà, chân thật... Đặt câu: Bạn Nam rất thật thà - Lắng nghe - 2 hs đọc - HS thảo luận cặp, ghi các từ chỉ sự vật vào vở nháp. - 2 hs lần lượt trình bày (1 em noí các từ của dòng 1, 1 em nói các từ ở dòng 2,...) + Dòng 1: truyện cổ + Dòng 2: cuộc sống, tiếng xưa + Dòng 3: cơn, nắng, mưa + Dòng 4: con, sông, rặng, dừa + Dòng 5: đời, cha ông + Dòng 6: con,sông, chân trời + Dòng 7: truyện cổ + Dòng 8: mặt, ông cha - HS đọc thầm - 1 hs đọc thành tiếng y/c trong SGK - HS thảo luận nhóm 4 - Dán phiếu, trình bày - Nhận xét, bổ sung + Từ chỉ người: ông cha, cha ông + Từ chỉ vật: sông, dừa, chân trời + Từ chỉ hiện tượng: mưa, nắng + Từ chỉ khái niệm: cuộc sống, truyện cổ, tiếng, xưa, đời + Từ chỉ đơn vị: con, cơn, rặng - Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị) - 3 hs đọc ghi nhớ - HS nêu ví dụ - 1 hs đọc y/c - HS tự làm bài - HS lần lượt nêu: điểm, đạo đức, lòng, kinh nghiệm, cách mạng. - 1hs đọc y/c - HS làm bài - HS nối tiếp nhau nêu: - HS khác nhận xét câu bạn đặt. Tập làm văn ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN A. Mục tiêu: - Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện ( ND Ghi nhớ ) - Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện. B. Đồ dùng dạy-học: - 6 tờ giấy khổ to viết nội dung BT 1,2,3 (phần nhận xét) C. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học I. KTBC: Cốt truyện - Cốt truyện là gì? - Cốt truyện thường gồm những phần nào? - Nhận xét II. Dạy-học bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Bài mới: a/ Phần nhận xét Bài 1: Goị hs đọc y/c - Goị 1 hs đọc thành tiếng truyện Những hạt thóc giống - Y/c hs thảo luận nhóm 4 để hoàn thành - Goị đại diện nhóm lên dán kêt1 quả và trình bày. b) Mỗi sự việc được kể trong đoạn văn nào? Kết luận: Một câu chuyện có thể gồm nhiều sự việc. Mỗi sự việc được kể thành 1 đoạn văn - Goị hs đọc ghi nhớ 1 Bài 2: Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc của đoạn văn? - Em có nhận xét gì về dấu hiệu này ở đoạn 2? - Khi viết hết một đoạn văn ta làm sao? - Gọi hs đọc ghi nhớ 2 - Gọi hs đọc lại toàn bộ ghi nhớ b/ Luyện tập: - Gọihs đọc nội dung và y/c + Câu chuyện kể lại chuyện gì? + Đoạn nào đã viết hoàn chỉnh, đoạn nào còn thiếu? + Đoạn 1 kể sự việc gì? + Đoạn 2 kể sự việc gì? + Đoạn 3 còn thiếu phần nào? + Phần thân đoạn theo em kể lại chuyện gì? - Y/c hs tự làm bài - Gọi hs trình bày, nhận xét, cho điểm III. Củng cố, dặn dò: - Về nhà xem lại bài - Nhận xét tiết học. - Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nồng cốt cho diễn biến câu chuyện. - Cốt truyện thường có 3 phần: Mở đầu - diễn biến - kết thúc - Lắng nghe - 1 hs đọc - HS thảo luận nhóm 4 - HS lên dán kết quả và trình bày. a) + Sự việc 1: Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi, nghĩ ra kế: luộc chín thóc rồi giao cho dân chúng, giao hẹn: ai thu hoạch được nhiều thóc thì sẽ truyền ngôi cho + Sự việc 2: Chú bé Chôm dốc công chăm sóc mà lúa chẳng nảy mầm + Sự việc 3: Chôm dám tâu vua sự thật trước sự ngạc nhiên của moị người + Sự việc 4: Nhà vua khen ngợi Chôm trung thực, dũng cảm, đã quyết định truyền ngôi cho Chôm. - HS lượt trả lời: + Sự việc 1 được kể trong đoạn 1 + Sự việc 2 được kể trong đoạn 2 + Sự việc 3 được kể trong đoạn 3 + Sự việc 4 được kể trong đoạn 4 - Lắng nghe - 2 hs đọc - Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng viết lùi vào 1 ô. Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng. - Ở đoạn 2 khi kết thúc lời thoại cũng viết xuống dòng như không phải là một đoạn văn. - Ta phải chấm xuống dòng - 2 hs đọc. - 2 hs đọc lại ghi nhớ - 5 hs nối tiếp nhau đọc. + Câu chuyện kể về một em bé vừa hiếu thảo, vừa trung thực, thật thà + Đoạn 1 và 2 đã hoàn chỉnh, đoạn 3 còn thiếu + Đoạn 1 kể về cuộc sống và tình cảnh của 2 mẹ con: nhà nghèo phải làm lụng vất vả quanh năm + Đoạn 2: Mẹ cô bé ốm nặng, cô bé đi tìm thầy thuốc + Phần thân đoạn + Kể kại sự việc cô bé trả người đánh rơi tuí tiền. - HS làm bài viết vào vở nháp - Đọc bài làm của mình. Khoa học ĂN NHIỀU RAU VÀ QUẢ CHÍN. SỬ DỤNG THỰC PHẨM SẠCH VÀ AN TOÀN A. Mục tiêu: Sau bài học học sinh có thể - Giải thích vì sao phải ăn nhiều rau quả chín hàng ngày. Nêu được tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn. Kể ra các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm B. Đồ dùng dạy học - Hình trang 22, 23 sách giáo khoa; Sơ đồ tháp dinh dưỡng cân đối C. Hoạt động dạy và học Hoạt động dạy Hoạt động học I. Kiểm tra bài cũ: - Nêu ích lợi của muối i- ốt và tác hại của việc ăn mặn? II. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài. 2. Bài mới. a) HĐ1: Tìm lý do cần ăn nhiều rau quả chín B1: Cho học sinh xem sơ đồ tháp dinh dưỡng - Hướng dẫn học sinh quan sát B2: Hướng dẫn học sinh trả lời - Kể tên một số loại rau quả em hằng ăn? - Nêu ích lợi của việc ăn rau quả? - Nhận xét và kết luận b)HĐ2: Xác định tiêu chuẩn thực phẩm sạch và an toàn B1: Cho HS mở SGK và quan sát hình 3, 4 và tiến hành thảo luận nhóm. B2: Trình bày kết quả - Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn? - Làm thế nào để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm? c)HĐ3: Thảo luận về các biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm B1: Làm việc theo nhóm - Chia lớp thành ba nhóm và thảo luận B2: Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm lên trình bày - Nhận xét và kết luận III. Củng cố, dặn dò. - Hệ thống bài và nhận xét giờ học - Về nhà học bài và thực hành theo bài học - Hai học sinh trả lời - Nhận xét và bổ sung - GS qs tháp dinh dưỡng cân đối để thấy được cả rau và quả chín đều được ăn đủ với số lượng nhiều hơn thức ăn chứa chất đạm chất béo - Học sinh nêu - Nên ăn phối hợp nhiều loại rau, quả để có đủ vitamin và chất khoáng cho cơ thể. Các chất xơ trong rau quả còn giúp tiêu hoá - Học sinh quan sát tranh trong SGK - Học sinh trả lời - Thực phẩm sạch và an toàn là được nuôi trồng theo quy trình hợp vệ sinh - Ba nhóm thảo luận về cách chọn và nhận ra thực phẩm đảm bảo vệ sinh và an toàn - Đại diện các nhóm lên trình bày - Nhận xét và bổ sung HS lắng nghe, ghi nhớ.

File đính kèm:

  • docTuan 5.doc
Giáo án liên quan