Giáo án Lớp 4A Tuần 5 Năm học 2006-2007

-Luyện đọc :

 + Đọc đúng các từ khó trong bài; đọc trôi chảy toàn bài, ngắt - nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.

 + Đọc với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi; đọc phân biệt lời nhân vật và lời người kể chuyện; đọc đúng ngữ điệu của câu hỏi và câu kể.

-Hiểu :+Nghĩa các từ : bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh.

+Ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.

-Học sinh thấy được trung thực là một đức tính tốt và rất đáng quí của con người. Qua đó các em tự ý thức thực hiện thói quen trung thực trong học tập và trong cuộc sống.

 

doc32 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1165 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4A Tuần 5 Năm học 2006-2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u bài : Đoạn văn trong bài văn kể chuyện. Hoạt động 1 : Cung cấp kiến thức. -Yêu cầu hs đọc BT1 – 2 phần Nhận xét. -Yêu cầu hs đọc thầm câu chuyện “Những hạt thóc giống” -Yêu cầu hs thực hiện bài tập 1 theo nhóm, trình bày bài trên bảng nhóm. =>Theo dõi, nhận xét, kết luận : Các sự việc tạo thành cốt truyện “Những hạt thóc giống” và các đoạn chứa sự việc : Sự việc 1 : Nhà vua bày ra mưu kế để tìm người nối ngôi. (Đoạn 1) Sự việc 2 : Chú bé Chôm chăm sóc mà thóc chẳng nảy mầm. (Đoạn2) Sự việc 3 : Chôm tâu với vua sự thật trước sự ngạc nhiên của mọi người. (Đoạn 3) Sự việc 4 : Nhà vua khen ngợi và truyền ngôi cho Chôm. (Đoạn 4) H : Cho biết dấu hiệu để nhận ra chỗ mở đầu và kết thúc đoạn văn? (Chỗ mở đầu : đầu dòng, viết lùi vào 1 ô. Chỗ kết thúc : chấm xuống dòng) =>Giảng về trường hợp xuống dòng nhưng chưa hết đoạn văn. H : Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể về điều gì? H : Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào? => Kết luận : Một câu chuyện có thể gồm nhiều sự việc. Mỗi sự việc được kể lại thành một đoạn văn. Khi viết hết đoạn văn, cần chấm xúông dòng. -Yêu cầu hs đọc ghi nhớ. Hoạt động 2 : Luyện tập – Thực hành . -Yêu cầu hs đọc các đoạn văn. -Yêu cầu hs xác định đoạn văn còn thiếu. -Yêu cầu thảo luận nhóm, đóng góp ý kiến xây dựng đoạn văn hoàn chỉnh. -Yêu cầu hs viết vào vở. -Theo dõi nắm bắt tình hình, hướng dẫn thêm cho hs yếu. -Yêu cầu hs đọc trước lớp =>Theo dõi, góp ý. 4.Củng cố : -Nhận xét tiết học -Dặn dò : Chuẩn bị bài sau. D.Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ********************************************* Toán Luyện tập SGK trang 33 – TGDK: 35 phút A.Mục tiêu : Giúp HS: -Rèn kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu trên hai loại biểu đồ. -Thực hành lập biểu đồ. B.Chuẩn bị : -Giáo viên : Chuẩn bị bài dạy. -Học sinh : Xem nội dung bài. C.Các hoạt động dạy và học : 1.Ổn định : 2.Bài cũ : Gọi 2 HS lên làm bài 2, SGK/32 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài : Biểu đồ (tt) Hoạt động 2 : Thực hành. Bài 1 : Yêu cầu hs đọc đề -Yêu cầu hs quan sát biểu đồ, trả lời các câu hỏi. -Gv theo dõi, nhận xét, sửa bài : Bài 2/ : Yêu cầu hs đọc đề -Yêu cầu hs dùng bút chì hoàn chỉnh biểu đồ. -Yêu cầu hs làm phần bài tập còn lại vào vở => Sửa bài : 4.Củng cố : - Nhấn mạnh những chỗ hs hay sai. -Nhận xét tiết học - Dặn dò : Làm bài 3, SGK. Chuẩn bị bài sau. D.Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ********************************************** Khoa học Ăn nhiều rau và quả chín. Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn SGK trang 22 – TGDK: 35 phút A.Mục tiêu : -Học sinh biết lí do cần ăn nhiều rau và quả chín hằng ngày, các tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn, các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. -Giải thích lí do cần ăn nhiều rau và quả chín hằng ngày, nêu các tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn, kể các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. -Các em vận dụng bài học vào thực tế nhằm đảm bảo sức khoẻ. B.Chuẩn bị : -Giáo viên : Chuẩn bị bài dạy và đọc thêm các thông tin về cách chọn rau quả tươi, các biện pháp giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm. -Học sinh : Học bài và xem nội dung bài. C.Các hoạt động dạy và học : 1.Ổn định : 2.Bài cũ : Gọi 3 HS lên trả lời câu hỏi của bài trước. -Tại sao cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và thực vật? -Sử dụng muối i-ốt có tác dụng gì? -Ăn mặi có tác hại gì? GV nhận xét ghi điểm. 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài : Ăn nhiều rau và quả chín. Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn. Hoạt động 1 : Tìm hiểu lí do cần ăn nhiều rau và quả chín. Yêu cầu nhớ lại sơ đồ tháp dinh dưỡng cân đối, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi, đại diện nhóm trình bày. H : Các loại rau quả chín được khuyên nên ăn ở mức độ nào? (Ăn đủ) H : Số lượng rau quả cần dùng so với nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo có gì đặc biệt? (Số lượng rau quả nhiều hơn so với nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo) -Yêu cầu hs kể tên một số loại rau quả thường dùng hàng ngày. H : Ăn nhiều rau và quả chín có ích lợi gì? =>Theo dõi, nhận xét, tổng kết hoạt động :Nên ăn nhiều loại rau quả để có đủ vi-ta-min, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Các chất xơ còn giúp chống táo bón. Hoạt động 2 : Tìm hiểu tiêu chuẩn thực phẩm sạch và an toàn -Yêu cầu hs thảo luận nhóm bàn trả lời câu hỏi : H : Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn? -Yêu cầu hs trao đổi ý kiến với các nhóm khác. =>Theo dõi, nhận xét, kết luận :Thực phẩm sạch và an toàn là thực phẩm giữ được chất dinh dưỡng; được nuôi trồng đảm bảo hợp vệ sinh, không bị nhiễm khuẩn, hoá chất hay gây ngộ độc hoặc gây hai lâu dài cho sức khoẻ của người sử dụng. Hoạt động 3 : Tìm hiểu các biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực Phẩm. -Yêu cầu hs suy nghĩ, trình bày ý kiến cá nhân về cách chọn và sử dụng thực phẩm : H : Làm thế nào để giữ vệ sinh an toàn thực phẩm? =>Theo dõi, nhận xét, kết luận : Dùng nước sạch để rửa thực phẩm và dụng cụ nấu ăn. Nấu chín thức ăn và an ngay, khi chưa ăn hết phải cất cẩn thận. =>Giảng : Khi lựa chọn rau quả tươi cần chú ý hình dáng bên ngoài, màu sắc, cảm giác khi cầm tay. 4.Củng cố -Dặn dò : -Nhận xét giờ học -Dặn dò : Cần ăn nhiều rau quả chín và sử dụng thực phẩm sạch – an toàn để đảm bảo sức khoẻ và chuẩn bị bài sau. D.Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. ********************************************* Kĩ thuật Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường( T1) SGK trang 15 – TGDK: 35 phút A. Mục tiêu : - HS biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. - Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. - Có ý thức rèn luyện kỹ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống. B.Chuẩn bị: - GV : Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng các mũi khâu thường có kích thước đủ lớn để HS quan sát được va ømột số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải. - HS : Vật liệu và dụng cụ cần thiết : + Hai mảnh vải hoa giống nhau , mỗi mảnh vải có kích thước 20cm x 30cm. + Chỉ khâu, kim khâu, kéo, thước, phấn vạch. C. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định: Chuyển tiết 2. Bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS - Nhận xét. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu. - GV giới thiệu mẫu khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường và hướng dẫn HS quan sát để nêu nhận xét. Đường khâu là các mũi khâu cách đều nhau . Mặt phải của hai mảnh vải úp vào nhau. Đường khâu ở mặt trái của hai mảnh vải - Yêu cầu HS nêu một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải và nêu ứng dụng của khâu ghép mép vải. GV kết luận: Khâu ghép hai mép vải được ứng dụng nhiều trong khâu, may các sản phẩm. Đường ghép có thể là đường cong như đường ráp của tay áo, cổ áo, ống quần…có thể là đường thẳng như đường khâu túi đựng, khâu áo gối, … Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuậtvà thực hành. -Yêu cầu HS thảo luận nhóm 3 em quan sát hình 1, 2, 3 trong SGK để trả lời các câu hỏi sau : 1. Hãy nêu các bước khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường? 2. Nêu cách vạch dấu đường khâu ghép hai mép vải? 3.Nêu cách khâu lược hai mép vải bằng mũi khâu thường ? 4. Em hãy cho biết khâu ghép hai mép vải được thực hiện ở mặt trái hay mặt phải của hai mảnh vải ? 5. Hãy nêu cách khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu? * Chốt ý: 1. Khâu ghép hai mép vải được thực hiện ba bước: + Vạch dấu đường khâu trên mặt trái của một mảnh vải. + Khâu lược ghép hai mảnh vải. + Khâu thường theo đường dấu. 2. Vạch dấu đường khâu trên mặt trái của một mảnh vải. 3. Úùp mặt phải của hai mảnh vải vào nhau và xếp cho hai mép vải bằng nhau sau đó khâu lược để cố định hai mép vải rồi khâu. 4. Khâu ghép hai mép vải được thực hiện ở mặt trái của hai mảnh vải. 5:- Khâu lại mũi bằng mũi khâu thường ở mặt phải, luồn kim qua vòng chỉ rồi rút chặt nút chỉ và nút chỉ ở mặt trái. - Yêu cầu HS cần lưu y ùsau: Sau mỗi lần rút kim, kéo chỉ, cần vuốt các mũi khâu theo chiều từ phải sang trái cho đường khâu cho thật phẳng rồi khâu các mũi kim tiếp theo. - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các thao tác. - Nhận xét,ø chỉ ra những thao tác chưa đúng và uốn nắn . 4.Củng cố ø: - Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ SGK/17. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn do:ø - Về nhà chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để tiết sau thực hành. D.Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… *************************************

File đính kèm:

  • docTUAN 5.doc
Giáo án liên quan