- Luyện đọc:
+Đọc đúng: nâng, mềm mại, trầm bổng, khát vọng, ngọc ngà, .Đọc trôi chảy, ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.
+ Đọc diễn cảm: Đọc bài văn với giọng vui, tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều.
- Hiểu các từ ngữ trong bài: mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khát khao.
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều lơ lửng trên bầu trời.
- Các em hoà mình vào thế giới của trẻ thơ, vui sướng và có những khát vọng tốt đẹp khi chơi những trò chơi đó.
31 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1095 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4A Tuần 15 Năm học 2006-2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lên ) .
H : Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có gì ? (… có không khí )
=> Theo dõi, kết luận:Thí nghiệm các em vừa làm chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta . Khi bạn chạy với miệng túi mở rộng ,không khí sẻ tràn vào túi ni lôngvà làm nó căng phồng .
Hoạt động 2 :Không khí có ở quanh những chổ rỗng của mọi vật
Mục tiêu :HS phát hiện không khí có ở khắp mọi nơi kể cả trong những chổ rỗng của các vật.
- Yêu cầu HS đọc và làm thí nghiệm 1 ,2 ,3 SGK theo nhóm 4 em ,quan sát ghi kết quả thí nghiệm theo mẫu:
Hiện tượng
Kết luận
……………………
………………………
……………………
………………………
- Mời đại diện nhóm trình bày thí nghiệm và nêu kết quả trước lớp .
- GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn để đảm bảo HS nào cũng được tham gia.
H : Ba thí nghiệm trên cho em biết điều gì ? ( Cho em biết không khí ở trong vật : túi ni lông, chai rỗng, dây chun, kim băng, chậu nước, chai không, một cục đất khô hay một viên gạch ).
- Kết luận : Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí .
- Yêu cầu HS quan sát hình 5 SGK và giải thích : không khí có ở khắp mọi nơi , lớp không khí bao quanh trái đất gọi là khí quyển,
- Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết SGK
Hoạt động 3 : Hệ thống hoá kiến thức về sự tồn tại của không khí .
Mục tiêu :- Phát biểu định nghĩa về khí quyển.
-Kể ra những ví dụ khác chứng tỏ xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí
- Yều cầu HS thoả luận theo nhóm với các nội dung sau, trình bày trước lớp :
+ Lớp không khí bao quanh trái đất được gọi là gì ?
+Tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và không khí có trong những chổ rỗng của mọi vật.
Theo dõi, nhận xét .
4.Củng cố -Dặn dò : -Nhận xét giờ học
-Xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
****************************
KĨ THUẬT
Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn (T3)
I.Mục tiêu :
-Học sinh tiếp tục thực hành cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn.
-Rèn kĩ năng cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn; đánh giá sản phẩm.
-Học sinh yêu thích sản phẩm do mình làm ra, khuyến khích học sinh tự cắt, khâu, thêu những sản phẩm khác.
II.Chuẩn bị :
-Giáo viên : Các mẫu như tiết trước.
-Học sinh : Sản phẩm tiết 2, kim, chỉ, khung thêu, kéo, thước, phấn.
III.Các hoạt động dạy và học :
1.Ổn định : Kiểm tra vật liệu.
2.Bài cũ : Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn (T2)
3.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề:
Hoạt động 2 : Hs thực hành làm sản phẩm tự chọn
-Yều cầu HS nhắc lại các bước thực hiện môït số mẫu :
*Cắt, khâu, thêu khăn tay :
1.Khâu mép vải.
2.Vẽ mẫu và thêu theo ý thích.
*Cắt, khâu, thêu túi rút dây để đựng bút :
1.Gấp mép, khâu viền làm miệng túi.
2.Vẽ mẫu đơn giản và thêu theo ý thích.
3.Khâu thân túi.
*Cắt, khâu, thêu váy liền áo cho búp bê :
1.Gấp vải; vạch dấu hình cổ tay, thân áo và váy áo lên vải.
2.Cắt theo đường vạch dấu.
3.Khâu viền đường gấp mép; trang trí.
4.Ghép 2 mép vải.
*Cắt, khâu, thêu gối ôm :
1.Gấp, khâu hai đường ở phần luồn dây.
2.Thêu trang trí.
3.Khâu thân gối.
-Yêu cầu hs tiếp tục thực hành
=>Theo dõi, hướng dẫn thêm.
Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả học tập của Hs.
-Cho hs trưng bày theo nhóm sản phẩm.
-Nêu tiêu chuẩn đánh giá :
1.Cắt, khâu, thêu được sản phẩm.
2.Các mũi khâu, thêu đều nhau, không dúm vải.
3.Sản phẩm có sự sáng tạo.
4.Màu sắc được lựa chọn phù hợp.
5.Hoàn thành đúng thời gian qui định.
-Cho hs tự đánh giá.
-Nhận xét, đánh giá kết quả của hs.
4.Củng cố -Dặn dò :
-Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau .
***********************************
TOÁN
CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (TT)
I.Mục tiêu :
-Củng cố kiến thức về thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.
-Rèn kĩ năng thực hiện chia cho số có hai chữ số.
II.Chuẩn bị :
-Giáo viên : Chuẩn bị bài dạy.
-Học sinh : Làm bài và xem nội dung bài.
III.Các hoạt động dạy và học :
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Chia cho số có hai chữ số.
- Yêu cầu HS thực hiện vào nháp, 2 em lên bảng làm .
-Tính : 869 : 45 ; 574: 36 ;
- Nhận xét - sửa sai
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài – ghi đề :
Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức
H : Nêu các bước thực hiện phép chia? =>Kết luận :
1.Đặt tính.
2.Chia theo thứ tự từ trái sang phải.
-Yêu cầu hs tính và thử lại 8192 : 64; 1154 : 62
- Theo dõi , giúp đỡ những HS yếu
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện
Thử lại : 128 x 64 = 8192 Thử lại : 18 x 62 + 38 = 1154
=>Theo dõi, nhận xét.
Hoạt động 2 : Thực hành
Bài 1/ :Gọi HS đọc đề bài
-Yêu cầu hs làm bài vào vở, Gọi HS lần lượt lên bảng sửa bài .
=>Theo dõi, nhận xét :
- Đáp án :
Bài 2/ :Yêu cầu hs đọc đề và tìm hiểu.
-Yêu cầu hs tóm tắt :
-12 cái : 1 tá
- 3.500 cái : … tá ?.... thừa…. Cái ?
-Yêu cầu hs làm bài vào vở, 1 em lên bảng giải
=>Sửa bài, chót lại cách giải đúng như sau :
Bài giải
Thực hiện phép tính ta có : 3500 : 12 = 291 dư 8
Vậy đóng gói được nhiều nhất 291 tá và thừa 8 bút chì
Đáp số : 291 tá bút chì
Còn thừa 8 bút chì
Bài 3/ : Tìm x.
-Yêu cầu hs nêu tên gọi của các thành phần trong bài toán, nêu cách tìm thành phần chưa biết.
-Yêu cầu hs làm bài vào vở,2 em làm bảng .
=>Nhận xét, sửa bài theo đáp án sau :
75 x x = 1800 1855 : x = 35
x = 1800 : 75 x = 1855 : 35
x = 24 x = 53
4. Củng cố- dặn dị:
********************************************
ĐỊA LÍ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ( TT)Ä
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài, HS :
- Biết được những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất( nghề thủ công và chợ phiên) của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ. Các em biết được người dân ở đồng bằng Bắc bo có hàng trăm nghề thủ công với nhiều sản phẩm nổi tiếng.
Dựa vào tranh ảnh, các em trình bày được các công việc cần phải làm trong quá trình tạo ra sản phẩm gốm.
Xác lập được mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất.
- HS biết yêu thiên nhiên, con người ở đồng bằng Bắc bộ và tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân.
II. Đồ dùng dạy học :
GV và HS: Tranh ảnh về nghề thủ công, chợ phiên ở đồng bằng Bắc bộ.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định : Hát
2. Bài cũ : - Gọi các HS: Thu Tâm, Thịnh, Thảo Trang
H. Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của nước ta?
H. Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ.?
H . Nêu ghi nhớ .
3. Bài mới : GV giới thiệu bài –Ghi đề
HĐ 1: Tìm hiểu về nghề thủ công truyền thống ở đồng bằng Bắc bộ.
- Yêu cầu Hs đọc thầm nội dung trong sách trang 106 và vận dụng vốn hiểu hiết của mình để trả lời các câu hỏi:
H. Nêu những hiểu biết của mình về nghề thủ công truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc bộ?
H. Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết?
- Yêu cầu đại diện Hs trình bày trước lớp. Các Hs khác theo dõi, nhận xét và bổ sung các ý cho hoàn chỉnh.
- GV nhận xét, chốt ý:
* Người dân ở đồng bằng Bắc bộ có tới hàng trăm nghề thủ công khác nhau, nhiều nghề đạt trình độ tinh xảo, tạo nên những sản phẩm nổi tiếng như lụa Vạn Phúc, gốm sứ Bát Tràng, chiếu cói Kim Sơn, chạm bạc Đồng Sâm.
H. Thế nào là nghệ nhân của một nghề thủ công?…là người làm nghề thủ công giỏi.
HĐ 2 : Tìm hiểu quy trình tạo ra sản phẩm gốm.
- Yêu cầu Hs theo dõi tranh trong SGK và nêu thứ tự công việc cần làm trong quá trình tạo ra sản phẩm gốm.
- Yêu cầu Hs trình bày dựa trên các thông tin trong sách và vốn hiểu biết của bản thân.
- Gv theo dõi và hướng dẫn các em sắp xếùp đúng thứ tự các công việc.
- Gv cung cấp thêm cho các em : Nguyên liệu để làm gốm là một loại đất sét dặc biệt( sét cao lanh). Để tạo ra một sản phẩm gốm, người thợ thủ công phải tiến hành nhiều công việc theo một trình tự nhất định: nhào luyện đất-> tạo dáng -> phơi -> vẽ hoa-> tráng men-. Đưa vào lò nung-> lấy sản phẩm từ lò nung ra. Tất cả các sản phẩm gốm có độ bóng đẹp, phụ thuộc vào việc tráng men.
- Yêu cầu Hs nhắc lại các ý chính.
HĐ3 : Tìm hiểu vể chợ phiên của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Yêu cầu Hs các nhóm theo dõi nội dung trong SGK,dựa vào tranh ảnh , vốn hiểu biết trình bày nội dung:
1.Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
-Gv chốt ý : Chợ phiên diễn ra các hoạt độn mua, bán rất tấp nập . Hàng hoá phần lớn là những sản phẩm sản xuất tại địa phương và một số mặt hàng được đưa từ nơi khác đến.
- Yêu cầu HS nhắc cacù ý chính trên bảng.
- Yêu cầu Hs các nhóm trưng bày các tranh ảnh về chợ phiên ở đồng bằng Bắc bộ và mô tả cảnh chợ phiên đó.
- Yêu cầu Hs theo dõi và nhận xét phần trình bày của bạn.
- Gv theo dõi, nhận xét và ghi điểm cho Hs.
- GV yêu cầu 2 – 3 HS nêu ghi nhớ SGK trang 108
4. Củng cố
-Người dân ở đồng bằng Bắc bộ có những hoạt động sản xuất tiêu biểu nào?
- Gv nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Học bài. Chuẩn bị bài tiếp theo.
************************************
Thứ năm
File đính kèm:
- TUAN 15.doc