A/ KTBC: Tính chất kết hợp của phép cộng
- Gọi hs lên bảng tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Gọi hs nhận xét bài của bạn.
- Nhận xét, chấm điểm
B. Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HD luyện tập:
Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- Đề bài y/c chúng ta làm gì?
- Khi đặt tính để thực hiện tính tổng của nhiều số hạng chúng ta phải chú ý điều gì?
- Ghi lần lượt từng bài lên bảng, Y/c hs thực hiện bảng con, gọi 1 em lên bảng lớp thực hiện.
12 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 tuần thứ 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV chấm bài, hs đổi vở nhau để kiểm tra
- Nhận xét chung
3/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà xem lại bài, làm bài 5
- Bài sau: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt
Nhận xét tiết học
- 1 hs lên bảng giải
Số sản phẩm phân xưởng I làm là:
(1200 - 120 ) : 2 = 540 (sản phẩm)
Số sản phẩm phân xưởng II làm là:
530 + 120 = 660 (sản phẩm)
Đáp số: 540 sản phẩm 660 sản phẩm
- Lắng nghe
- 1 hs đọc y/c
- Ta lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng kia thì phép cộng làm đúng.
- Ta lấy hiệu cộng với số trừ, nếu được kết quả là SBT thì phép tính làm đúng
- HS thực hiện
a) 35269 + 27458 = 62727
80326 - 45719 = 34607
- Hs nhận xét
- 1 hs đọc y/c
+ Trong 1 biểu thức chỉ có cộng, trừ thì ta thực hiện từ trái sang phải
+ Có cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện nhân chia trước, cộng, trừ sau
+ Trong biểu thức nếu có dấu ngoặc thì ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc trước.
- HS thực hiện trong nhóm đôi
- HS dán bài lên bảng
- Lớp nhận xét
- 1 hs đọc y/c: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Ta áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng. Ta có thể đổi chỗ các số hạng để làm sao cho kết quả là các số tròn.
- lần lượt 4 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp
a) 98 + 3 + 97 + 2 = 98 + 2 + 3 + 97
= 100 + 100 = 200
* 56 + 399 + 1 + 4 = 56 + 4 + 399 + 1
= 60 + 400 = 460
b) 364 + 136 + 219 + 181 =
(364 + 136) + (219 + 181) =
500 + 400 = 900
- HS nhận xét bài của bạn
- 1 hs đọc đề toán
- HS làm bài
- 1 hs lên bảng giải
- Đổi vở nhau để kiểm tra
-------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm, ngày tháng năm 200
Toán
Tiết 39 Góc nhọn, góc tù, góc bẹt
I/ Mục tiêu: Giúp hs:
- Có biểu tượng về góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
- Biết dùng ê ke để nhận dạng góc nào là góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC: Gọi hs lên bảng sửa bài 2b, 5
- Nhận xét, chấm điểm
II/ Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ở lớp 3, các em đã được học góc gì?
- Tiết học hôm nay, các em sẽ làm làm quen thêm một vài loại góc nữa đó là góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
2. Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt:
a. Giới thiệu góc nhọn
- Vẽ lên bảng góc nhọn AOB như SGK
- Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc này?
- Chỉ và nói: Góc này là góc nhọn
- Các em hãy quan sát, và kiểm tra độ lớn của góc nhọn và xem góc nhọn có độ lớn như thế nào so với góc vuông.
- Thực hiện thao tác kiểm tra
- Cả lớp hãy cầm ê ke và kiểm tra độ lớn của góc nhọn.
- Độ lớn của góc nhọn như thế nào so với góc vuông?
- Nói và viết: Góc nhọn bé hơn góc vuông
- Gọi hs lặp lại
- Y/c hs nêu ví dụ thực tế về góc nhọn
- Gọi 1 hs lên bảng vẽ 1 góc nhọn
b. Giới thiệu góc tù:
- GV vẽ lên bảng góc tù MON như SGK
- Gọi hs đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc
- Chỉ vào hình và nói: Đây là góc tù
- Y/c hs dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc tù và cho biết góc tù như thế nào so với góc vuông.
- Nói và viết: Góc tù lớn hơn góc vuông
- Gọi 1 hs lên bảng vẽ 1 góc tù
c. Giới thiệu góc bẹt:
- Vẽ lên bảng góc bẹt COD và gọi hs đọc tên góc, tên đỉnh, các cạnh của góc
- Các điểm C, O, D của góc bẹt COD như thế nào với nhau?
- Y/c hs sử dụng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc bẹt.
- Viết và nói: Góc bẹt bằng 2 góc vuông
- Gọi 1 hs lên bảng vẽ 1 góc bẹt
- Y/c hs tìm trong thực tế những ví dụ về góc bẹt.
3. Luyện tập, thực hành:
Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- Y/c hs quan sát các hình và nêu miệng góc nào là góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
Bài 2: Y/c hs dùng ê ke để kiểm tra các góc của từng hình tam giác trong bài
III/ Củng cố, dặn dò:
- Độ lớn của góc bẹt, góc nhọn, góc tù như thế nào so với góc vuông?
- Về nhà tìm trong thực tế những ví dụ về các góc đã học
- Bài sau: Hai đường thẳng vuông góc
Nhận xét tiết học
- 4 hs lên bảng sửa bài
2b) * 468 : 6 + 61 x 2 = 78 + 122 = 200
5a) X x 2 = 10 x : 6 = 5
x = 10 : 2 x = 5 x 6
x = 5 x = 30
- HS nhận xét bài của bạn
- góc vuông
- Lắng nghe
- HS quan sát hình
- Góc AOB, đỉnh O, hai cạnh OA và OB
- HS nói: Góc AOB là góc nhọn
- Lắng nghe
- Quan sát.
- Cả lớp thực hiện thao tác kiểm tra góc nhọn trong SGK
- Bé hơn góc vuông
- Lắng nghe
- 3 hs lặp lại
- Góc tạo bởi hai kim đồng hồ chỉ lúc 2 giờ, góc nhọn tạo bởi 2 cạnh của một tam giác...
- 1 hs lên bảng vẽ, cả lớp theo dõi
- HS quan sát
- Góc MON, đỉnh O và hai cạnh OM, ON
- HS lặp lại: Góc MON là góc tù
- 1 hs lên bảng thực hiện, cả lớp theo dõi, sau đó kiểm tra góc MON trong SGK. 1 hs nêu: Góc tù lớn hơn góc vuông
- 3 HS lặp lại
- Cả lớp theo dõi
- Góc COD có đỉnh O, cạnh OC và OD
- 3 điểm C, O, D thẳng hàng với nhau
- HS kiểm tra hình trong SGK và nêu: Góc bẹt bằng hai góc vuông
- 3 hs lặp lại
- 1 hs lên bảng vẽ, cả lớp quan sát
- 1 hs đọc y/c
- HS lần lượt nêu:
+ Góc MAN và góc VDU là góc nhọn
+ Góc PBQ, GOH là góc tù
+ Góc ICK là góc vuông
+ Góc XEY là góc bẹt
- Tam giác ABC có 3 góc nhọn
- Tam giác MNP có 1 góc tù
- Tam giác DEG có 1 góc vuông
- Góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hơn góc vuông, góc bẹt bằng 2 lần góc vuông
-----------------------------------------------------------------
Thứ sáu, ngày tháng năm 200
Toán
Tiết 40 Hai đường thẳng vuông góc
I/ Mục tiêu: Giúp hs:
- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. Biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có đỉnh chung
- Biết dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng vuông góc với nhau hay không.
II/ Đồ dùng dạy-học: ê ke
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay các em sẽ được làm quen với hai đường thẳng vuông góc và biết dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau hay không.
2. Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc:
- Vẽ lên bảng HCN ABCD
- Em hãy đọc tên hình vừa vẽ và cho biết đó là hình gì?
- Em có nhận xét gì về các góc của hình chữ nhật ABCD?
- Vừa thực hiện thao tác vừa nói: Ta kéo dài cạnh DC thành đường thẳng DM, kéo dài cạnh BC thành đường thẳng BN. Khi đó ta được hai đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau .
- Hãy cho biết các góc BCD, DCN, NCM, BCM là góc gì?
- Góc này có đỉnh nào chung?
- Các em có kết luận gì về 2 đường thẳng DM và BN?
- Các em hãy quan sát ĐDHT của mình, quan sát xung quanh để tìm hai đường thẳng vuông góc có trong thực tế.
* HD hs vẽ 2 đường thẳng vuông góc:
- Chúng ta có thể dùng ê ke để vẽ 2 đường thẳng vuông góc với nhau. (vừa nói vừa vẽ) như sau: Dùng ê ke vẽ góc vuông MON (cạnh OM, ON) rồi kéo dài hai cạnh góc vuông để được 2 đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau
- Gọi hs nêu kết luận
- Y/c hs thực hành vẽ đường thẳng NM vuông góc với PQ tại O
3. Luyện tập-thực hành:
Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- Vẽ lên bảng hai hình a,b như SGK/50
- Y/c cả lớp dùng ê ke để kiểm tra
- Gọi hs nêu ý kiến
Bài 2: Gọi hs đọc y/c
- Vẽ lên bảng hình chữ nhật như SGK
- Các em quan sát hình chữ nhật ABCD và suy nghĩ nêu tên từng cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình chữ nhật.
Bài 3: Gọi hs đọc y/c
- Giải thích: Trước hết các em dùng ê ke để xác định được trong mỗi hình góc nào là góc vuông, rồi từ đó nêu tên từng cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau có trong mỗi hình đó.
- Gọi lần lượt hs lên bảng chỉ vào hình và nêu.
Bài 4: Gọi hs đọc y/c
- Vẽ hình lên bảng, gọi hs lần lượt nêu.
4. Củng cố, dặn dò:
- Hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành mấy góc vuông?
- Về nhà tìm trong thực tế những ví dụ về hai đường thẳng vuông góc với nhau
- Bài sau: Hai đường thẳng song song.
- Lắng nghe
- HS quan sát
- ABCD là hình chữ nhật
- Các góc của hình chữ nhật đều là góc vuông
- Lắng nghe
- Là các góc vuông
- Đỉnh C
- Hai đường thẳng BN và DM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh C
- Cửa ra vào, 2 cạnh của bảng đen, 2 cạnh của cây thước, 2 đường mép liền nhau của quyển vơ,...
- Lắng nghe
- Hai đường thẳng vuông góc OM và ON tạo thành 4 góc vuông có chung định O
- 1 hs lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào vở nháp.
- 1 hs đọc y/c
- Quan sát
- 1 hs lên bảng kiểm tra, hs còn lại kiểm tra trong SGK
- 2 đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau, hai đường thẳng PM và MQ không vuông góc với nhau.
- 1 hs đọc y/c
- Quan sát
+ AB và AD là một cặp cạnh vuông góc với nhau
+ BA và BC là một cặp cạnh vuông góc với nhau
+ CB và CD là một cặp cạnh vuông góc với nhau
+ CD và DA là một cặp cạnh vuông góc với nhau.
- 1 hs đọc y/c
- Lắng nghe
- HS lên thực hiện:
a) Góc đỉnh E và góc đỉnh D vuông. Ta có AE, ED; CD, DE là những cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
b) Góc đỉnh P và góc đỉnh N là góc vuông. Ta có PN, MN; PQ, PN là 2 cặp cạnh đoạn thẳng vuông góc với nhau.
- 1 hs đọc y/c
a) AD, AB; AD, DC là 2 cặp cạnh vuông góc với nhau
b) AB, BC; BC, CD là 2 cặp cạnh vuông góc với nhau.
- Tạo thành 4 góc vuông
------------------------------------------------
File đính kèm:
- Giao An(1).doc