Đạo đức
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA
(tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước, trong cuộc sống hàng ngày.
- Kĩ năng bình luận, ph phn việc lng phí tiền của.
- Kĩ năng lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Sách giáo khoa
- Đồ dùng để chơi đóng vai
- Các tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng
52 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1022 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 tuần thứ 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
30’
4’
1’
1) Ổn định:
2) Kiểm tra bài cũ: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Vì sao cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng lại xảy ra?
- Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
3) Dạy bài mới:
Giới thiệu bài: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (Năm 938)
Hoạt động1: Làm việc cá nhân
- Yêu cầu HS làm phiếu học tập
- Giáo viên yêu cầu một vài học sinh dựa vào kết quả làm việc để giới thiệu vài nét về con người Ngô Quyền.
- Nhận xét, bổ sung
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
- Giáo viên yêu cầuhọc sinh đọc SGK, cùng thảo luận những vấn đề sau:
+ Cửa sông Bạch Đằng nằm ở địa phương nào?
+ Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để làm gì?
+ Trận đánh diễn ra như thế nào?
+ Kết quả trận đánh ra sao?
- Giáo viên yêu cầu HS dựa vào kết quả làm việc để thuật lại diễn biến của trận đánh
- Nhận xét, góp ý, chốt lại
Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp
- GV nêu vấn đề cho cả lớp thảo luận
+ Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã làm gì?
+ Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
- GV chốt: Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa. Đất nước ta được độc lập sau hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ.
4) Củng cố:
- Hãy kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938
- Nêu ý nghĩa của trận Bạch Đằng
5) Nhận xét, dặn dò:
Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh chuẩn bị bài: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
- Hát tập thể
- Học sinh lên bảng trả lời
- Học sinh cả lớp theo dõi nhận xét
- Cả lớp theo dõi
- Học sinh làm phiếu học tập
- Học sinh xung phong giới thiệu về con người Ngô Quyền.
- HS cả lớp theo dõi bổ sung.
- HS đọc đoạn: “Sang đánh nước ta thất bại” để cùng thảo luận nhóm
+ Cửa sông Bạch Đằng nằm ở tỉnh Quảng Ninh.
+ Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở cửa sông Bạch Đằng.
+ Quân Nam Hán đến cửa sông . . . không tiến,không lùi được.
+ Kết quả trận đánh :Quân Nam Hán chết quá nửa, Hoằng Tháo tử trận. Quân Nam Hán hoàn toàn thất bại.
- HS thuật lại diễn biến của trận đánh
- Nhận xét, góp ý, chốt lại
- HS đọc đoạn còn lại thảo luận cả lớp.
+ Mùa xuân 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa.
+ Đất nước được độc lập sau hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ.
- Học sinh theo dõi và đọc ghi nhớ cuối bài trong SGK
HS nhận xét tiết học
- Học sinh kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938
- Ý nghĩa trận Bạch Đằng: Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc vào thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
- Cả lớp theo dõi
Ngày soạn: 25/09/2011
Ngày dạy: 30/09/2011
Địa lí
MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN
I. MỤC TIÊU:
- Biết Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống (Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Kinh) nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
- Sử dụng tranh ảnh để mô tả trang phục của một số dân tộc Tây Nguyên: Trang phục truyền thống: nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Tranh ảnh về nhà ở, buôn làng, trang phục, lễ hội, các loại nhạc cụ dân tộc
của Tây Nguyên
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
30’
4’
1’
1) Ổn định:
2) Kiểm tra bài cũ: Tây Nguyên
- Tây Nguyên có những cao nguyên nào? Chỉ vị trí các cao nguyên trên bản đồ Việt Nam?
- Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Đó là những mùa nào?
- Chỉ & nêu tên những cao nguyên khác của nước ta trên bản đồ Việt Nam?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
3) Dạy bài mới:
Giới thiệu bài: Một số dân tộc ở
Tây Nguyên
Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân
- Yêu cầu HS đọc mục 1 và trả lời câu hỏi:
+ Quan sát hình 1 và kể tên một số dân tộc sống ở Tây Nguyên?
+ Trong các dân tộc kể trên, những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên?
+ Những dân tộc nào từ nơi khác mới đến sống ở Tây Nguyên? Họ đến Tây Nguyên để làm gì?
+ Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt?
- GV kết luận: Tây Nguyên tuy có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng đây lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi
Yêu cầu HS đọc mục 2 thảo luận nhóm đôi và báo cáo kết quả
+ Làng của các dân tộc ở Tây Nguyên gọi là gì?
+ Làng ở Tây Nguyên có nhiều nhà hay ít nhà?
+ Nhà rông được dùng để làm gì?
+ Sự to đẹp của nhà rông biểu hiện điều gì?
- Mời đại diện nhóm trình bày kết quả
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại
Hoạt động 3: Thảo luận
Yêu cầu HS đọc mục 3 SGK,quan sát tranh ảnh để trả lời câu hỏi:
+ Trang phục của các dân tộc ở Tây Nguyên có đặc điểm gì khác với các dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn?
+ Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức khi nào? Ở đâu?
+ Kể các lễ hội của người dân ở Tây Nguyên?
+ Đồng bào ở Tây Nguyên có những loại nhạc cụ độc đáo nào?
- Mời đại diện nhóm trình bày kết quả
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại
- Yêu cầu học sinh đọc phần Ghi nhớ
4) Củng cố:
-Kể tên một số dân tộc sống ở Tây Nguyên?
- Kể tên một số nhạc cụ độc đáo của các dân tộc ở Tây Nguyên?
5) Nhận xét, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
- Hát tập thể
- Học sinh trả lời trước lớp
- Cả lớp theo dõi
- Học sinh đọc mục 1 để trả lời:
+ HS kể: Ê-đê, Ba-na, Gia-rai, Xơ-đăng, Kinh, Tày, Nùng.
+ Những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên: Ê-đê, Ba-na, Gia-rai, Xơ-đăng.
+ Những dân tộc nào từ nơi khác mới đến sống ở Tây Nguyên:Kinh, Tày, Nùng. Họ đến Tây Nguyên để làm ăn sinh sống.
+ Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có tiếng nói, tập quán sinh hoạt riêng.
- Cả lớp theo dõi, nhắc lại.
- Học sinh đọc mục 2 trong SGK thảo luận nhóm đôi
+ Làng của các dân tộc ở Tây Nguyên gọi là buôn.
+ Làng ở Tây Nguyên có ít nhà.
+ Nhà rông được dùng để sinh hoạt tập thể như hội họp, tiếp khách.
+ Sự to đẹp của nhà rông biểu hiện sự giàu có và thịnh vượng của cả buôn.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại
Các nhóm dựa vào mục 3 trong SGK và tranh ảnh về nhà ở, buôn làng, nhà rông của các dân tộc ở Tây Nguyên để thảo luận
+ Ỏû Tây Nguyên nam thươnng2 đóng khố, nữ thường quấn váy được trang trí nhiều màu sắc.
+ Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức vào mùa xuân hoạc sau vụ thu hoạch
+ Các lễ hội của người dân ở Tây Nguyên:lễ hội cồng chiêng, hội đua voi, hội đâm trâu, hội ăn cơm mới, . . .
+ Đồng bào ở Tây Nguyên có những loại nhạc cụ độc đáo : đàn tơ-rưng, đàn krông-bút, cồng, chiêng.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại
- Học sinh đọc phần Ghi nhớ cuối bài.
- Học sinh trả lời trước lớp
- Cả lớp theo dõi
Ngày soạn: 25/09/2011
Ngày dạy: 26/09/2011
Kĩ thuật
KHÂU GHÉP 2 MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG
A. MỤC TIÊU :
- Biết cách khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. các mũi khâu có thể không đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Giáo viên :
Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng các mũi khâu thường có kích thước đủ lớn 1 số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải;
Vật liệu và dụng cụ như : 2 mảnh vải giống nhau, mỗi mảnh có kích thước 20 cm x 30 cm ;
chỉ; Kim, kéo, thước, phấn vạch .
Học sinh :
1 số mẫu vật liệu và dụng cụ như giáo viên .
C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
25’
4’
1’
1) Ổn định:
2) Kiểm tra bài cũ:
Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường (tiết 1)
- Yêu cầu học sinh nêu lại các thao tác cơ bản khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
3) Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường (tiết 2)
b) Phát triển:
Hoạt động 1: Học sinh thực hành khâu ghép hai mép vải bằng khâu thường
- GV nêu lại các bước: Vạch dấu đường khâu; khâu lược; khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Yêu cầu học sinh lấy vật liệu ra thực hành.
Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm.
- Nêu các tiêu chuẩn đánh giá cho học sinh nhận xét bài mình và bài bạn.
- Yêu cầu học sinh nhận xét, bình chọn
4) Củng cố:
- Tuyên dương những sản phẩm đẹp.
- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ cuối bài.
5) Nhận xét, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau: Khâu đột thưa
- Hát tập thể
- Học sinh thực hiện
- Cả lớp theo dõi
- Học sinh nêu lại các bước: Vạch dấu đường khâu; khâu lược; khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Học sinh thực hành trên khâu
- Học sinh trưng bày sản phẩm
- Cả lớp theo dõi
- Nhận xét, bình chọn
- Học sinh nêu lại ghi nhớ
- Cả lớp theo dõi
File đính kèm:
- lop 4 tuan 7 CKTKNSMTVSCN3 cot.doc