Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 (Tiết 3)

. MỤC TIÊU

- Củng cố kiến thức về dấu ngoặc kép, nhận biết dấu ngoặc kép trong đoạn văn và biết dùng dấu ngoặc kép để viết văn.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

- HS nhắc lại kiến thức cần nhớ về dấu ngoặc kép

Bài 1: Trình bày lại đoạn văn dưới đây bằng cách bỏ dấu gạch đầu dòng và thêm dấu ngoặc kép (phối hợp dấu ngoặc kép với dấu hai chấm một cách hợp lí )

 

doc6 trang | Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 (Tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9 Tiếng Việt Luyện về dấu ngoặc kép I. mục tiêu - Củng cố kiến thức về dấu ngoặc kép, nhận biết dấu ngoặc kép trong đoạn văn và biết dùng dấu ngoặc kép để viết văn. II. Hoạt động dạy học - HS nhắc lại kiến thức cần nhớ về dấu ngoặc kép Bài 1: Trình bày lại đoạn văn dưới đây bằng cách bỏ dấu gạch đầu dòng và thêm dấu ngoặc kép (phối hợp dấu ngoặc kép với dấu hai chấm một cách hợp lí ) Dế Mèn rón rén đến cạnh Sẻ Đồng, dịu dàng hỏi: - Sẻ Đồng ơi, ai cũng muốn đi chơi, sao Sẻ Đồng ngồi một mình và buồn thế ? Sẻ Đồng hờn dỗi đáp: - Tôi không muốn chơi với ai cả . Ong vàng vội vã hỏi: - Sống một mình sao được? Ai sẽ kể cho bạn những chuyện của rừng sâu ,của đầm xa? Bạn sẽ hót cho ai nghe? Theo Xuân Quỳnh Bài làm - Trình bày lại đoạn văn dưới đây bằng cách bỏ dấu gạch đầu dòng và thêm dấu ngoặc kép (phối hợp dấu ngoặc kép với dấu hai chấm một cách hợp lí ) Dế Mèn rón rén đến cạnh Sẻ Đồng ,dịu dàng hỏi: “Sẻ Đồng ơi, ai cũng muốn đi chơi, sao Sẻ Đồng ngồi một mình và buồn thế? ” Sẻ Đồng hờn dỗi đáp: “Tôi không muốn chơi với ai cả.” Ong vàng vội vã hỏi : “ Sống một mình sao được? Ai sẽ kể cho bạn những chuyện của rừng sâu, của đầm xa? Bạn sẽ hót cho ai nghe?” Bài 2: Viết đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép Củng cố, dặn dò - HS trình bày bài làm của bài tập 2, GV chữa lỗi và nhận xét tiết học. Toán Luyện về hai đường thẳng vuông góc và song song với nhau I. mục tiêu - Củng cố cách nhận biết hai đường thẳng vuông góc và song song với nhau qua một số hình cho sẵn. II. Hoạt động dạy học Hoạt động 1: Làm VBT - BT1: Viết tiếp vào chỗ chấm. - BT2. Viết tiếp vào chỗ chấm - GV cho HS tự làm, theo dõi, nhận xét - BT3. Viết tiếp vào chỗ chấm BT4. Tô màu - GV hướng dẫn HS đọc kĩ yêu cầucủa đề để không nhầm khi làm bài - GV nhận xét , chữa bài, gọi HS đọc lại bài giải đúng nhiều lần. Hoạt động 2: Luyện tập - GV tổ chức cho HS làm bài tập 1,2 sách thiết kế toán 4- tập1 vào vở toán chiều. - Hướng dẫn HS N1 làm thêm các bài tập 366,367,367 sách 400 bài tập toán 4 Luyện viết Thưa chuyện với mẹ I. Mục tiêu : - Cho HS luyện viết bài. Thưa chuyện với mẹ -Trình bày bài đẹp, đúng thể loại. - Luyện viết đúng các từ khó trong bài: II. Hoạt động dạy học: HĐ1.- GV cho HS đọc bài Đọc thong thả, rõ ràng. Nêu lại nội dung bài văn. HĐ2.- Luyện viết các từ khó trong bài. - HS nêu cách viết các danh từ riêng. HĐ3. Luyện viết: GV đọc cho HS viết Chú ý nhắc tư thế ngồi viết. HĐ4. Chấm chữa bài: HS đổi vở cho nhau khảo bài. GV thu vở và chấm một số bài. Thứ 4 ngày 28 tháng 10 năm 2009 Toán Luyện tập I. mục tiêu - Củng cố cách giải bài toán: Tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó thông qua làm bài tập - Củng cố biểu tượng các góc, đường thẳng vuông góc. II. Hoạt động dạy học Bài1: Khối 4 có tất cả 79 học sinh. Lớp 4A nhiều hơn lớp 4B 19 học sinh. Hỏi mỗi lớp có bao nhiêu học sinh? Bài 2: Hai bạn Cường và Dũng rủ nhau đi mua quà sinh nhật. Cường nói:"Chúng mình có tất cả là 64 000 đồng, nếu tớ cho cậu 8000 đồng thì số tiền của chúng mình sẽ bằng nhau". Tính xem số tiền của mỗi bạn mang đi là bao nhiêu? Bài 3: Vẽ thêm một đoạn thẳng vào hình dưới đâyđể có 5 góc nhọn trong hình C A Củng cố, dặn dò - HS chữa bài, nêu lại cách làm. - GV chữa lỗi và nhận xét tiết học. Tiếng Việt Mở rộng vốn từ: ước mơ I. Mục tiêu - HS nắm được nghĩa của một số từ. Biết dùng từ để đặt câu. II. Hoạt động dạy học Bài 1: Em hãy chọn 3 ví dụ để minh hoạ cho mỗi ước mơ dưới đây: - Ước mơ đẹp đẽ - Ước mơ nho nhỏ - Ước mơ viển vông Bài 2: Những từ nào cùng nghĩa với từ ước mơ a.mong ước b. mơ ước c. mơ tưởng d. ước nguyện e. mơ mộng g. ước ao Bài 3: Nối từng thành ngữ ở bên trái với nghĩa của nó ở bên phải: a.Được voi đòi tiên Ước vọng cao xa, không thực tế(1) b. Cầu được ước thấy Không yên tâm với điều mình đang có (2) c. Ước sao được vậy Tham lam được cái này lại muốn cái khác(3) d. Ước của trái mùa Mong muốn điều hiếm có(4) e. Đứng núi này trông núi nọ Mong ước điều gì được đáp ứng ngay(5) g. Nằm mơ giữa ban ngày Mong ước điều gì cũng đượcnhư vậy(6) HS làm bài, GV theo dõi, hướng dẫn rồi nhận xét. Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại kết quả đúng của từng bài tập để ghi nhớ. - Tổng kết giờ học. Ôn Khoa học I. Mục tiêu - HS nắm được kiến thức đã học về khoa học tư bài 5 - 16 II. hoạt động dạy và học Điền từ thích hợp vào chỗ chấm 1. Đạm có nhiều chất bổ dưỡng quý không thể thay thế được. 2. Đạm dễ tiêu nhung thường thiếu một số chất bổ dưỡng quý. 3. Ăn muối i-ốt để tránh bệnh.. 4. Ăn rau và quả chín hằng ngày để chống táo bón 5. Các cách để giữ thức ăn được lâu là Nguyên nhân gây ra bệnh lây qua đường tiêu hoá là: . Nhận xét - dặn dò: - Chữa bài, HS đọc lại kết quả đúng. - Chơi trò chơi Tìm nhanh kết quả đúng cácg chơi giống như rung chuông vàng. Thứ 5 ngày 29 tháng 10 năm 2009 Luyện Lịch sử- Đia Lí i. mục tiêu cần đạt: -Về LS: - Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, nền kinh tế bị kìm hãm bởi chiến tranh liên miên. - Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất đất nước -Về Địa lí: - Dựa vào lược đồ(bản đồ) tranh ảnh để tìm kiến thức. - Xác lập mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người - Có ý thức tôn trọng và bảo vệ các thành quả lao động của người dân. II. Đồ dùng học tập : - Hình trong sgk, Phiếu học tập của hs III. Hoạt động dạy học HĐ1: Làm việc theo cá nhân - Sau khi Ngô Quyền mất tình hình nước ta như thế nào? (Triều đình lục đục, tranh nhau ngay vàng, đất nước bị chia cắt ra 12 vùng, dân chúng đổ máu vô ích, đồng ruộng bị tàn phá, quân thù lăm trong ngoài bờ cõi) HĐ2: Thảo luận nhóm - Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh?(Đinh Bộ Lĩnh sinh ra và lớn lên ở Hoa Lư, Gia Viễn, Ninh Bình. Truyện cờ lau tập trận nói lên từ nhỏ ông đã tỏ ra có chí lớn) - Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì?(Lớn lên gặp buổi loạn lạc. Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng lượng đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân. Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh đã thống được giang sơn. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu là Thái Bình) - GV: Hoàng : Hoàng đế, ngầm nói là vua nước ta ngang hàng với Hoàng đế Trung Hoa. Đại Cồ Việt: nước Việt to lớn - Thái Bình: Yên ổn, không có loạn lạc và chiến tranh. - Quan sát lược đồ hình 4; GV nêu câu hỏi yêu cầu HS trả lời câu hỏi: - Kể tên một số con sông ở Tây Nguyên - Những con sông ở Tây Nguyên bắt nguồn từ đâu và chảy ra đâu? - Tại sao những con sông ở Tây Nguyên lắm thác nghềnh? - Người dân ở Tây nguyên khai thác sức nước để làm gì? Các hồ chứa nước do Nhà nước và nhân dân xây dựng có tác dụng gì?. - Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã và đang làm gì? - Học sinh chỉ nhà máy thuỷ điện Y-a- li trên lược đồ và cho biết nó nằm ở con sông nào? GV yêu cầu các nhóm thảo luận - Đại diện nhóm thảo luận báo cáo kquả trước lớp. GV sữa chữa và bổ sung. GV gọi học sinh chỉ ba con sông (Xê Xan, Ba, Đồng Nai) 2. Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên Hoạt động 2: Làm việc theo từng cặp Các nhóm dựa vào mục 4 ở SGK và các hình 6, 7 để thảo luận theo các gợi ý sau: - Tây nguyên có những loại rừng nào? - Vì sao Tây Nguyên lại có các loại rừng khác nhau? - Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp dựa vào tranh ảnh và các gợi ý sau: rừng rậm, rừng thưa, - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp HĐ3: Làm việc cả lớp Thời gian Các mặt Trước khi thống nhất Sau khi thống nhất Đất nước Triều đình Đời sống - HS thảo luận, rút ra bài học cần ghi nhớ - Rừng Tây Nguyên có giá trị gì? Gỗ được dùng làm gì? - Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên? - Chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng? Tổng kết bài HĐ4: Củng cố, dặn dò - Khen ngợi những hs phát hiện nhanh, chăm phát biểu. - Khắc sâu nội dung bài, nhận xét giờ học. Toán Luyện tập về vẽ hình I. Mục tiêu: - HS vẽ được hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song, hình chữ nhật. II. hoạt động dạy học Hoạt động 1: Làm VBT - BT1: Vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài 5cm, chiều rộng 3cm. - BT2. Vẽ và nhận xét về đường chéo hình chữ nhật. - GV cho HS tự làm, theo dõi, nhận xét - BT3. Vẽ các hình chữ nhật tạo thành chữ HọC TốT - GV hướng dẫn HS đọc kĩ yêu cầu của đề để không nhầm khi làm bài. - GV nhận xét , chữa bài, gọi HS đọc lại bài giải đúng nhiều lần. Hoạt động 2: Làm thêm bài tập Bài 1: Vẽ đường thẳng đi qua điểm A và vuông góc với đường thẳng BC .A B C Bài 2: Cho hình tam giác ABC. Hãyvẽ: Đường thẳng PQ qua đỉnh A và song song với cạnh BC. Đường thẳng MN qua đỉnh B và song song với cạnh AC. GV chấm, chữa bài. Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại nội dung bài ôn. - GV nhận xét tiết học. Thứ 6 ngày 30 tháng 10 năm 2009 Tiếng Việt Luyện tập phát triển câu chuyện I. Mục tiêu - HS củng cố về luyện xây dựng đoạn văn kể chuyện và phát triển câu chuyện theo trình tự không gian. II. Hoạt động dạy học Hoạt động 1: Đọc phân vai đoạn kịch YếT kiêu - HS đọc theo N4 - Ba nhóm đọc trước lớp. Hoạt động2: Kể lại câu chuyện YếT kiêu - GV cho hs tiếp tục hoàn thành các đoạn lưu ý HS nên chuyển lời đối thoại trong kịch thành lời kể và lời dẫn gián tiếp. Chỉ giữ lại những lời đối thoại quan trọng. - HS kể theo cặp. - HS thi kể trước lớp. GV khuyến khích dùng thêm điệu bộ để kể hấp dẫn hơn. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS hiểu yêu cầu bài và kể chuyện hay. Luyện viết Đều ước của vua mi- đát I Mục tiêu: - Cho HS luyện viết bài. Đều ước của vua mi- đát -Trình bày bài đẹp, đúng thể loại. - Luyện viết đúng các từ khó trong bài: II. Hoạt động dạy học: HĐ1.- GV cho HS đọc bài Đọc thong thả, rõ ràng. Nêu lại nội dung bài văn. HĐ2.- Luyện viết các từ khó trong bài. - HS nêu cách viết các danh từ riêng. HĐ3. Luyện viết: GV đọc cho HS viết Chú ý nhắc tư thế ngồi viết. HĐ4. Chấm chữa bài: HS đổi vở cho nhau khảo bài. GV thu vở và chấm một số bài. Dặn về nhà viết lại cho đẹp.

File đính kèm:

  • docGiao an toan 4 tuan 9 B chieu.doc
Giáo án liên quan