Giáo án lớp 4 Tuần 9 - Tiết 2 môn Tập đọc: Thưa chuyện với mẹ

. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu những từ mới trong bài.

- Hiểu nội dung ý nghĩa bài: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn là nghề hèn kém. Câu chuyện giúp em hiểu: mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quí.

2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm phan biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại.

 

doc30 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 9 - Tiết 2 môn Tập đọc: Thưa chuyện với mẹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực hiện. - Học sinh thực hiện. - Chơi theo lớp. - HS theo dõi và chơi trò chơi. - Chạy nhẹ nhàng 1 vòng tròn. Cúi người thả lỏng. _________________________________________________ Tiết 2: Khoa học Ôn tập: Con người và sức khoẻ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh được củng cố về: + Sự trao đổi chất của con người với môi trường. + Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng. + Cách phòng tránh một số các bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá. 2. Kĩ năng: HS có khả năng: + áp dụng những kiến thức đã học vào đời sống hàng ngày. + Hệ thống hoá những kiến tức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí của Bộ y tế. 3. Thái độ: Tuyên truyền cho mọi người những điều đã học được, yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - Các phiếu câu hỏi ôn tập về chủ đề Con người và sức khoẻ. - Phiếu ghi tên các đồ ăn, đồ uống của bản thân HS trong tuần qua. - Các tranh ảnh, mô hình (các rau quả, con giống bằng nhựa) vật thật về các loại thức ăn. III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: (?) Dấu hiệu nào cho biết cơ thể khoẻ mạnh và bị bệnh? (?) Khi bị bệnh cần phải làm gì? - Nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Giảng bài mới: a, Hoạt động 1: Trò chơi chọn thức ăn hợp lí? * Mục tiêu: HS có khả năng: áp dụng những kiến thức đã học vào việc lựa chọn thức ăn hàng ngày. * Cách thức tiến hành: Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Các em sử dụng những thực phẩm mang đến, những tranh ảnh, mô hình về thức ăn sưu tầm để trình bày một bữa ăn ngon và bổ. Bước 2: Làm việc theo nhóm. Bước 3: Làm việc cả lớp - GV cho cả lớp thảo luận xem làm thế nào để có một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. - GV yêu cầu HS về nói lại với cha mẹ và người lớn trong nhà những gì đã học được qua hoạt động này. b, Hoạt động 2: Tự đánh giá * Mục tiêu: HS có khả năng: áp dụng những kiến thức đã học vào việc tự theo dõi, nhận xét về chế độ ăn uống của mình. * Cách thức tiến hành Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn GV dựa vào kiến thức trên và chế độ ăn uống của mình trong tuần để tự đánh giá: - Đã ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món chưa? - Đã ăn phối hợp các chất đạm, chất béo động, thực vật chưa? - Đã ăn các loại thức ăn có chứa nhiều các loại vi-ta-min và chất khoáng chưa? -..... Bước 2: Tự đánh giá 3. Củng cố - liên hệ: - Giáo viên nhận xét tiết học. - Dặn dò. - 2 HS trả lời. - Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS làm việc theo nhóm. - Các nhóm HS làm việc theo gợi ý trên. Nếu có nhiều thực phẩm, HS có thể làm thêm các bữa ăn khác. - Các nhóm trình bày bữa ăn của nhóm mình. HS nhóm khác nhận xét. - Tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên. - Học sinh tự nhận xét, đánh giá bạn. _________________________________________________ Tiết 3: Toán Thực hành vẽ hình vuông I. Mục đích, yêu cầu: 1. Kiến thức: Giúp HS biết sử dụng thước kẻ và ê ke để vẽ hình vuông biết độ dài một cạnh cho trước. 2. Kĩ năng: HS vẽ được hình vuông bằng thước kẻ và êke khi biết độ dài một cạnh cho trước. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - Ê ke, thước, III. Hoạt động dạy - học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra VBT của HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Giảng bài * Vẽ hình vuông cạnh 3 cm. - Giáo viên nêu bài toán "Vẽ hình vuông ABCD có cạnh 3 cm". - Ta có thể coi hình vuông là một hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài 3 cm, chiều rộng cũng bằng 3 cm. Từ đó, cách vẽ hình vuông cũng tương tự như cách vẽ hình chữ nhật ở bài học trước. - Cụ thể, GV hướng dẫn và vẽ mẫu lên bảng hình vuông có cạnh là 3 dm). * Vẽ đoạn thẳng DC = 3 dm. * Vẽ đường thẳng DA vuông góc với DC tại D, lấy DA = 3 dm. * Vẽ đường thẳng CB vuông góc với DC tại C và lấy CB = 3 dm. * Nối A với B ta được hình vuông ABCD. 2. Thực hành: Bài 1: a) Yêu cầu HS vẽ được hình vuông cạnh 4 cm. b) HS tự tính được chu vi hình vuông là: 4 x 4 = 16 (cm, Tính diện tích hình vuông là: 4 x 4 = 16 (cm2). Lưu ý: Tuy cùng số đo đơn vị là 16 nhưng đơn vị đo của chu vi là cm, đơn vị đo của diện tích là cm2. Bài 2: - Yêu cầu HS vẽ đúng mẫu như trong SGK (vẽ vào giấy có kẻ ô li). - Giáo viên nhận xét, đánh giá học sinh. 3. Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau: Vẽ hai đường thắng vuông góc. - HS quan sát. A B C D - Học sinh thực hành vẽ và vở. _________________________________________________ Tiết 4: Tập làm văn Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi. Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin thân ái, 2. Kĩ năng: Lập được dàn ý của bài trao đổi đạt mục đích. Đóng được vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục, đạt mục đích đạt ra. 3. Thái độ: Cần bày tỏ ý kiến của mình một cách thuyết phục người nghe. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn đề bài tập làm văn. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng đọc lại nội dung của vở kịch Yết Kiêu - GV nhận xét, cho điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS phân tích đề bài - HS đọc thầm đề bài. - GV treo bảng phụ gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài: Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu (hoạ, nhạc, võ thuật... Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị), để anh (chị), hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em. Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi. * Xác định mục đích trao đổi, hình dung những câu hỏi sẽ có - GV hướng dẫn HS xác định trong tâm của đề bài. + Nội dung trao đổi là gì? + Đối tượng trao đổi là ai? + Mục đích trao đổi để làm gì? + Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì? * HS thực hành trao đổi theo cặp - Thực hành trao đổi, lần lượt đổi vai cho nhau, nhận xét, góp ý để bổ sung, hoàn thiện bài trao đổi. - GV đến từng nhóm giúp đỡ. * Thi trình bày trước lớp - Giáo viên hướng dẫn HS nhận xét theo các tiêu chí sau: + Nội dung trao đổi có đúng đề tài không? + Cuộc trao đổi có đạt được mục đích đặt ra không? + Lời lẽ, cử chỉ có hợp với vai đóng không, có giàu sức thuyết phục không? - Cả lớp bình chọn cặp trao đổi hay nhất. 3. Củng cố dặn dò - Giáo viên nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân. - 1 học sinh kể. - HS mở SGK, vở. - 1 HS đọc yêu cầu của đề. - 3 HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3. - Học sinh trả lời. - HS chọn bạn cùng tham gia trao đổi, thống nhất dàn ý đối đáp. - Một số cặp thi đóng vai trao đổi trước lớp. - Lớp nhận xét. ____________________________________________________________________ Buổi chiều: Tiết 4: Tiếng Việt* TLV: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi. Biết ghi lại vắn tắt nội dung trao đổi đó. 2. Kĩ năng: Lập được dàn ý của bài trao đổi đạt mục đích. Viết được nội dung trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục, đạt mục đích đạt ra. 3. Thái độ: Cần bày tỏ ý kiến của mình một cách thuyết phục người nghe. II. Đồ dùng dạy học: - VBT. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra VBT của học sinh. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS phân tích đề bài - HS đọc thầm đề bài. - GV treo bảng phụ gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài: Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu (hoà nhạc, võ thuật... Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị), để anh (chị), hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em. * Xác định mục đích trao đổi, hình dung những câu hỏi sẽ có - GV hướng dẫn HS xác định trong tâm của đề bài. + Nội dung trao đổi là gì? + Đối tượng trao đổi là ai? + Mục đích trao đổi để làm gì? + Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì? * HS thực hành viết. - Thực hành viết vở. * Thi trình bày trước lớp - Cho học sinh trình bày bài của mình trước lớp. - Giáo viên nhận xét, bổ sung. 3. Củng cố dặn dò - Giáo viên nhận xét tiết học. - 1 học sinh kể. - HS mở SGK, vở. - 1 HS đọc yêu cầu của đề. - 3 HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3. - Học sinh trả lời. - HS viết vào VBT. - Học sinh trình bày. _________________________________________________ Tiết 3: Toán* Ôn: Thực hành vẽ hình chữ nhật, hình vuông I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS biết sử dụng thước kẻ và ê ke để vẽ được hình chữ nhật, hình vuông biết độ dài cạnh cho trước. 2. Kĩ năng: HS vẽ được hình chữ nhật, hình vuông bằng thước kẻ và êke khi biết độ dài cạnh cho trước. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - VBT Toán. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra VBT B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn luyện tập: Bài 3 (53): - Cho học sinh vẽ theo hướng dẫn VBT. - Giáo viên nhận xét bài vẽ của học sinh. Bài 1 (54): - Cho học sinh đọc đề bài. - Hướng dẫn phân tích, giải. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 3. Củng cố - dặn dò: - Chốt lại kiến thức toàn bài. - Nhận xét tiết học. - Lấy VBT. - Học sinh vẽ. - Nhận xét, bổ sung. - 1 em đọc. - Làm vở. 2 em chữa bài, lớp nhận xét. _________________________________________________ Tiết 3: Sinh hoạt lớp Kiểm điểm tuần 9 I. Mục tiêu: - HS tự kiểm điểm tình hình trong tuần về các mặt thi đua. Đánh giá xếp loại. Từ đó có phương hướng phấn đấu cho tuần tới. - Tiếp tục rèn nền nếp, nội quy của học sinh. - Giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức tự quản của HS. II. Nội dung: 1. Lớp trưởng điều hành, các tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ: - Lớp trưởng ổn định tổ chức lớp. - Các tổ trưởng nhận xét các mặt hoạt động trong tuần. 2. Giáo viên nhận xét chung về các mặt hoạt động. - Tuyên dương. - Phê bình. 3. Phương hướng tuần 10: + Phát huy vai trò của cán bộ lớp. + Tiếp tục thực hiện tốt các nền nếp đã đạt được. + Tiếp tục thi đua học tập tốt chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. ____________________________________________________________________ ____________________________________________________________________

File đính kèm:

  • docBai soan L4 tuan 9.doc
Giáo án liên quan