- Đọc đúng các từ khó: cúc cắc, nắm lấy tay mẹ,
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Đọc diễn cảm thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung, nhân vật.
- Hiểu các từ khó trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ hiểu và đồng tình với em. Nghề thợ rèn không phải là nghề hèn kém. Câu chuyện có ý nghĩa: Nghề nào cũng quí.
45 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 860 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 9 môn Tập đọc: Thưa chuyện với mẹ (tiếp theo), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạn: 5 tháng 11 năm 2008
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 7 tháng 11 năm 2008
Tập làm văn
Luyện tập trao đổi ý kiến vơi người thân
I. Mục tiêu
- Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi.
- Lập được dàn ý của bài trao đổi đạt được mục đích.
- Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục, đạt mục đích đặt ra.
II. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ:
Đoạn chuyển thể từ đoạn trích của vở Yết Kiêu.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Khi khéo léo thuyết phục người khác thì họ sẽ hiểu và đồng tình với những nguyện vọng chính đáng của chúng ta. Như cậu bé Cương trong bài Thưa chuyện với mẹ đã khéo léo dùng lời lẽ, việc làm của mình như nắm tay mẹ để mẹ đồng tình với nguyện vọng của mình. Tiết học này lớp mình sẽ thi xem ai là người ứng xử khéo léo nhất để đạt được mục đích trao đổi.
2. Hướng dẫn Hs phân tích đề.
- HS đọc yêu cầu bài.
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài kết hợp gạch chân từ quan trọng.
Đề bài: Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu (hoạ, nhạc, võ thuật). Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em.
Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi.
3. Xác định mục đích trao đổi:
- 3 HS nối tiếp nhau đọc gợi ý 1, 2, 3.
? Nội dung cần trao đổi là gì?
- Hướng dẫn HS xác định đúng trọng tâm.
? Mục đích trao đổi để làm gì?
? Đối tượng trao đổi là ai?
- HS phát biểu nguyện vọng học thêm môn năng khiếu để tổ chức cuộc trao đổi.
- HS đọc thầm gợi ý 2.
- Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm 1 môn năng khiếu của em.
- Em và bạn trao đổi. Bạn đóng vai anh hoặc chị của em.
- Mục đích trao đổi là làm cho anh( chị ) hiểu rõ nguyện vọng của em, giải đáp những khó khăn, thắc mắc mà anh (chị ) đặt ra để anh ( chị ) hiểu và ủng hộ em thực hiện nguyện vọng ấy.
- Em trao đổi với anh ( chị ) của em.
4. Học sinh thực hành trao đổi theo nhóm
- GV chia nhóm
- Yêu cầu hs thảo luận đóng vai
- HS trao đổi.
- HS thực hành trao đổi.
5. Thi trình bày trước lớp:
- GV đưa ra tiêu chí :
+ Nội dung trao đổi của bạn có đúng yêu cầu đề bài không ?
+ Cuộc trao đổi cố đạt mục đích như mong muốn không?
+ Lời lẽ , cử chỉ của hai bạn đã phù hợp chưa , có giàu sức thuyết phục chưa?
+ Bạn đã thể hiện được tài khéo léo của mình chưa ? Bạn có tự nhiên , mạnh dạn khi trao đổi không?
- Một số cặp HS thi đóng vai và trao đổi.
- Nhận xét, theo tiêu chí .
6. Củng cố dặn dò:
- Khi trao đổi ý kiến với người thân cần chú ý điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại cuộc trao đổi vào vở bài tập và tìm đọc truyện về những con người có ý chí và nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
Toán (tiết 46)
Thực hành vẽ hình vuông
I. Mục tiêu`~
Giúp học sinh:
- Biết sử dụng thước có vạch chia xăng – ti - mét và ê ke để vẽ một hình vuông có số độ dài cạnh cho trước.
II. Đồ dùng dạy học
Thước thẳng và ê ke, compa
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ:
? Nêu cách vẽ hình chữ nhật?
- Chữa bài tập về nhà. Một HS lên bảng vẽ hình chữ nhật có chiều dài 7cm, chiều rộng 5cm.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Giờ học hôm nay các em sẽ được thực hành vẽ hình vuông có độ dài cạnh cho trước.
2. Hướng dẫn vẽ hình vuông theo độ dài các cạnh cho trước:
? Hình vuông có các cạnh như thế nào với nhau?
- Các góc ở các đỉnh của hình vuông là các góc gì?
- GV: Chúng ta dựa vào các đặc điểm trên để vẽ hình vuông có độ dài cạnh cho trước.
- GV nêu ví dụ: Vẽ hình vuông có cạnh dài 3cm.
- GV hướng dẫn các bước vẽ:
+ Vẽ đoạn CD có độ dài 3cm.
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D và tại C. Trên đường thẳng đó lấy DA = 3cm, CB = 3cm
+ Nối A với B ta được hình vuông ABCD.
- Yêu cầu 2 đến 3 HS nhắc lại cách vẽ hình vuông có độ dài cạnh cho trước
* Yêu cầu 1 HS lên bảng thực hành vẽ hình vuông có độ dài cạnh cho trước là MN= 5cm.
- HS vẽ xong tự nêu lại cách vẽ.
- HS khác nhận xét và nêu lại cách vẽ.
- GV chốt kiến thức.
- Các cạnh bằng nhau.
- Là các góc vuông.
A B
D C
3. Thực hành:
* Bài 1:
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm cá nhân, hai HS làm bảng.
- Chữa bài: Giải thích cách vẽ?Giải tích cách làm? Nêu cách tính chu vi và diện tích hình vuông?
- Nhận xét đúng sai.
- HS đối chiếu bài làm.
a) Vẽ hình vuông có cạnh là: 4cm
b) Tính chu vi và diện tích hình vuông đó.
A B
D C
Chu vi hình vuông đó là: 4 x 4 = 16 (cm )
Diện tích hình vuông đó là: 4 x 4 = 16 (cm2)
* GV chốt: HS thực hành vẽ hình vuông và tính chu vi và diện tích của hình vuông.
* Bài 2:
- HS đọc yêu cầu.
- GV giải thích mẫu.
- GV hướng dẫn HS xác định tâm của hình tròn
- HS làm bài, 1 HS làm bảng.
? Giải thích cách vẽ?
? Đường tròn có tâm là gì? Bán kính là mấy ô vuông?
- Nhận xét đúng sai.
- Đổi chéo vở kiểm tra.
- Vẽ theo mẫu.
* GV chốt: HS củng cố cách vẽ hình vuông và hai đường thẳng vuông góc.
5. Củng cố:
? Nêu cách vẽ hình vuông?
Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về làm bài tập về nhà và chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
Động từ
I. Mục tiêu
- Nắm được ý nghĩa của động từ: Là từ chỉ hoạt động, trạng thái. của người, sự vật, hiện tượng.
- Nhận biết được động từ trong câu.
II. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ:
Kiểm tra bài 4.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Viết câu văn lên bảng: Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng.
- Yêu cầu HS phân tích câu.
? Những từ loại nào trong câu mà em đã biết?
- Vậy loại từ bẻ, biến thành là gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
- HS đọc câu văn trên bảng.
- HS phân tích câu:
+ Vua/ Mi-đát/ thử/ bẻ/ một/ cành/ sồi, cành/ đó/ liền/ biến thành/ vàng/.
- Em đã biết:
+ Danh từ chung: Vua, một, cành, sồi, vàng.
+ Danh từ riêng: Mi-đát.
2. Phần nhận xét:
- Gọi HS đọc phần nhận xét.
- Yêu cầu HS thảo luận.
- Đại diện các nhóm báo cáo.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
? Các từ: Nhìn, nghĩ, thấy, đổ, bay chỉ gì?
? Động từ là gì?
- Hai HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng từng bài tập.
- Chỉ hoạt động của anh chiến sĩ (của thiếu nhi) nhìn, thấy, nghĩ.
- Chỉ trạng thái của các sự vật:
+ Của dòng thác: đổ.
+ Của lá cờ: bay.
- Chỉ hoạt động, trạng thái của người và sự vật.
- HS phát biểu ý kiến.
3. Phần ghi nhớ:
- HS đọc ghi nhớ SGK.
- Lấy ví dụ về động từ chỉ hoạt động, trạng thái.
4. Phần luyện tập:
* Bài 1:
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài tập theo nhóm.
- Đại diện nhóm lên chữa bài.
- Chữa bài:
- Kết luận: lời giải đúng
- Viết tên các hoạt động em thường làm hằng ngày ở nhà và ở trường. Gạch dưới động từ trong các cụm từ chỉ những hoạt động ấy.
a) Hoạt động ở nhà: Đánh răng, rửa mặt, đánh cốc chén, trông em..
b) Hoạt động ở trường: học bài, làm bài, nghe giảng, đọc sách, trực nhật..
* Bài 2: Gạch dưới các động từ có trong đoạn văn.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân trên VBT.
- HS trình bày kết quả.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Gạch dưới động từ trong đoạn văn sau:
a) - Đến, yết kiến
- Cho, nhận, xin
- làm, dùi, có thể, lặn
b) Mỉm cười, ưng thuận, thử, bẻ, biến thành, ngắt, thành, tưởng, có.
* Bài 3:
- GV tổ chức cho Hs chơi trò chơi: Xem kịch câm.
- GV treo tranh minh hoạ.
- Tổ chức cho HS thi biểu diễn động tác kịch câm các động tác sau: kẻ vở, bọc sách, đọc bài, viết bảng, viết bài.
- Gv nêu luật chơi.
- Các nhóm trao đổi, cử đại diện lên tham gia trò chơi.
- Nhận xét, tuyên dương.
5. Củng cố, dặn dò:
? Thế nào là động từ? Động từ được dùng ở đâu?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết 10 từ chỉ động tác đã chơi ở trò chơi xem kịch câm.
Sinh hoạt tập thể:
Sinh hoạt tuần 9
I/Mục tiêu:
- Giúp HS nhận ra ưu,khuyết điểm cá nhân,tập thể trong tuần học vừa qua đồng thời có ý thức sửa chữa.
- Nhắc lại nội quy của trường, lớp.Rèn nề nếp ra vào lớp,đi học đầy đủ.
- HS biết xd 1 tiết sinh hoạt lớp sôi nổi,hiệu quả.
II/Nội dung.
1/ổn định tổ chức:
HS hát đầu giờ.
2/Kết quả các mặt hoạt động.
- Lớp trưởng điều hành từng tổ lên báo cáo kết quả các mặt hoạt động của tổ mình trong tuần vừa qua:
+ Đồng phục tương đối đầy đủ:Một số bạn còn mặc chưa đúng là Nguyễn Hoàng , Hùng , Hậu
+ Nền nếp xếp hàng ra,vào lớp chưa nhanh.Một số bạn còn hay nói chuyện trong hàng là: Thanh Hiếu , Huy , Hùng
+ Vệ sinh lớp tốt.
+ Hay mất trật tự trong giờ học: Thanh Hiếu , Huy , Hùng , Ninh
+ Bài tập về nhà làm tương đối đầy đủ.Một số bạn còn chưa có ý thức tự giác như: Hiếu, Hoàng, Hằng
3/Lớp trưởng nhận xét chung:
- Trong giờ học vẫn còn hiện tượng mất trật tự.Một số bạn chưa có ý thức tự giác làm bài,còn phải để cô nhắc nhở.
- Bài tập về nhà vẫn còn chưa thực hiện đầy đủ.
- Về đồng phục vẫn còn hiện tượng mặc chưa đúng.
- Đồ dùng học tập chư đầy đủ
- Tuyên dương 3 bạn có tiến bộ rõ rệt trong học tập:
4/Giáo viên nhận xét,đánh giá.
- Như ý kiến lớp trưởng.
- Lớp cần rèn ý thức tự quản cho tốt hơn.
- Rèn nề nếp xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn hơn.
5/Phương hướng tuần tới:
- Duy trì sĩ số lớp.
- Thực hiện đầy đủ nội quy của nhà trường và lớp đề ra.
- Mặc đồng phục đúng nội quy của nhà trường.
- Làm đầy đủ bài tập trước khi đến lớp.
- Chuẩn bị tốt cho cuộc thi: Văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam
Kỹ thuật
Khâu đột thưa
I. Mục tiêu.
- Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu đột theo vạch dấu.
- Rèn tính kiên trì, sự khéo léo của đôi tay.
II. Đồ dùng dạy học.
Vải, kim, chỉ.
III. Hoạt động dạy học.
A. Bài cũ:
Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
Nêu nội dung yêu cầu.
2/ Các hoạt động.
a/ Hoạt động 3: Học sinh thực hành khâu thường:
Học sinh nêu cách khâu.
- Yêu cầu học sinh nhận xét thao tác.
- Giáo viên nhắc lại cách khâu và hướng dẫn thêm cách kết thúc đường khâu.
- Yêu cầu học sinh thực hành
- Hai học sinh nêu cách khâu.
- Hai học sinh thực hiện thao tác cầm vải, kim, vạch đường dấu.
- Học sinh vạch đường thẳng.
- Học sinh thực hành khâu.
b/ Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của học sinh:
Giáo viên nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
- Giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Học sinh trưng bày sản phẩm.
- Học sinh tự đánh giá sản phẩm của bạn.
3/ Củng cố:
Nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- giao an 4(4).doc