- Luyện đọc:
+ Đọc đúng các tiếng, từ khó dễ lẫn lộn: phép lạ, lặn xuống, đáy biển, mãi mãi,.
+ Đọc trôi chảy toàn bài, nhịp đúng theo ý thơ-Đọc diễn cảm phù hợp với nội dung bài thơ. + Học thuộc lòng bài thơ.
- Hiểu nội dung bài: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về mơ ước của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
- Giáo dục học sinh có ước mơ để luôn vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn.
28 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1636 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 8 Trường Tiểu học số 2 Võ Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
P
I.MỤC TIÊU:
- Củng cố để HS nắm chắc cách giải dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng; Nắm được các góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng làm đúng bài tập.
- Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt.
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Giới thiệu bài:
HĐ2: HD họcsinh làm bài tập:
-HS tự làm bài 1,3(T45); bài 2,3 ( T.46)
- HS chữa bài
- GV nhận xét, củng cố kiến thức
Bài 1: Lưu ý kĩ năng tính đúng
Bài 3: Củng cố dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng
Bài 2,3 ( T.46)Củng cố các góc đã học
*BD HS khá, giỏi:
Bài 2,4( T 45):
- HS tự làm vào vở- chữa bài
- GV nhận xét, củng cố kiến thức.
Bài 4: Lưu ý: Hiện nay chị cũng hơn em 8 tuổi.
HĐ3: Củng cố dặn dò:
Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học
-Học sinh nghe
-HS tự làm bài vào vở- chữa bài, nhận xét
-Lưu ý kĩ năng trình bày
-HS làm và chữa bài
BD - PĐ TIẾNG VIỆT: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. MỤC TIÊU:
-Củng cố cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam( nước ngoài).Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép.
-Vận dụng kiến thức đã học để làm đúng bài tập.
- Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Giới thiệu bài:
HĐ2: Thực hành
Phụ đạo:
Bài 1: Điền tên người, tên địa lí thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh tên trường em, chỗ ở của em và gia đình.
a) Tên trường: Trường Tiểu học…
b) Chỗ ở hiện tại: xã…, huyện…, tỉnh…
Bài 2: Tìm và viết tên 4 tác giả của các bài tập đọc là người VN
Bài 3: (T83)
Bồi dưỡng:
Bài1:Viết tên riêng dưới đây theo đúng quy tắc:
Thép mới, bạch thái bưởi, mông cổ. Xiôn cốp x ki, oa sinh tơn, hy ma lay A, Niu Di lân.
Bài 2: Viết một đoạn văn tự chọn có sử dụng dấu ngoặckép
HĐ3: Củng cố –Dặn dò
- GV nhận xét - hệ thống kiến thức
-HS nghe
-Học sinh tự làm bài
- HS trình bày, nhận xét
Lưu ý : Cách viết tên riêng
-Học sinh làm bài vào vở
Lưu ý viết đúng, rõ ràng.
-Chú ý viết đúng ND và sử dụng đúng dấu câu.
- HS chữa bài - nhận xét.
*********************************
Thứ sáu Ngày soạn : / / /2009
Ngày dạy: / / /2009
TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I.MỤC TIÊU:
+ Củng cố phát triển kĩ năng câu chuyện theo trình tự thời gian.
+ Biết cách phát triển kĩ năng câu chuyện theo trình tự không gian.
+ Có ý thức dùng từ hay, viết câu văn trau chuốt, giàu hình ảnh.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ:+ Gọi HS lên bảng kể một câu chuyện mà em thích.
* Nhận xét-ghi điểm.
2.Bài mới: Hướngdẫn HS làm bài tập
Bài 1:+ Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
? Câu chuyện “Trong công xưởng xanh” là lời thoại trực tiếp hay lời kể?
+ Gọi HS kể lời thoại của Tin tin và em bé thứ nhất.
-Treo bảng phụ viết sẵn chuyển lời thoại thành lời kể.
-Treo tranh minh hoạ truyện “ Ở Vương Quốc Tương Lai”. Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm theo trình tự thời gian.
-Tổ chức thi kể từng màn.Nhận xét cho điểm HS.
Bài 2.
+ Cho HS đọc yêu cầu của bài.
Lưu ý cách kể: Tin- tin đến thăm công xưởng xanh, còn Mi- tin tới khu vườn kì diệu( hoặc ngược lại)
GV nhận xét.
Bài 3: HS so sánh 2 cách mở đầu đoạn 1,2
3.Củng cố-Dặn dò:
+ Yêu cầu HS nhắc lại sự khác nhau giữa hai cách kể chuyện: theo trình tự thời gian và theo trình tự không gian.
- GV nhận xét tiết học, về viết bài vào vở hoặc một đoạn hoàn chỉnh.
-HS kể chuyện
-HS đọc yêu cầu.
- …là lời thoại trực tiếp giữa các nhân vật.
+ 2 HS nối tiếp nhau đọc từng cách. Cả lớp theo dõi
- Quan sát tranh, 2 em cùng bàn kể, sửa chữa cho nhau.
- Tổ chức 3-5 em thi kể.
+ HS kể, các bạn lắng nghe, nhận xét.
HS luyện kể theo nhóm 4 em.
HS thi kể - nhận xét
- HS nêu - nhận xét
- HS nêu
ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN VIẾT( Bài 4)
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh viết đúng và đẹp Bài 4 ở vở Luyện chữ đẹp
- Rèn kỹ năng viết đúng và trình bày rõ ràng cho học sinh.
- Giáo dục cho các em ý thức giữ vở sạch, viết
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ: Kiểm tra viếùt bài ở nhà của HS- chấm điểm, nhận xét
2. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài:
HĐ2: Tìm hiểu nội dung đoạn viết:
- Yêu cầu học sinh đọc bài.
? Nội dung chính của bài?
HĐ3: Hướng dẫn viết bài:
? Trong bài em thấy từ nào khó viết?
- Hướng dẫn học sinh phân tích các từ mà các em tìm được.
- Hướng dẫn học sinh viết một số từ khó vào bảng con( chú ý các chữ viết hoa, viết liền nét, có nét phụ)
- Lưu ý học sinh nhận xét kiểu chữ viết, khoảng cách , trình bày….
- Hướng dẫn học sinh viết đúng kiểu chữ
- Chấm một số bài & hướng dẫn chữa lỗi.
HĐ4: Tổ chức trò chơi
Tìm và viết đúng các tiếng có chứa thanh hỏi / ngã
HĐ5:Củng cố dặn dò -Nhận xét giờ học.
-Học sinh theo dõi
-2 HS đọc bài viết
-Học sinh nêu nội dung chính của bài.
-Học sinh tự tìm các từ khó viết trong bài
Học sinh viết bảng con
HS nhận xét
Học sinh viết bài vào vở.
- HS tham gia chơi
Học sinh ghi nhớ.
TOÁN: HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I.MỤC TIÊU:
+ Giúp HS nhận biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau. Biết hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo ra bốn góc vuông có chung đỉnh.
+ Biết dùng Ê-ke để vẽ và kiểm tra hai đường thẳng vuông góc.
+ Ý thức học tập tìm tòi nâng cao hiểu biết.
II.CHUẨN BỊ:
- GV: Ê-ke, thước thẳng.
- HS: Ê-ke, thước nhỏ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: ? Kể tên các góc đã được học? So sánh các góc?
2.Bài mới: GT bài ghi bảng
HĐ1: GT hai đường thẳng vuông góc.
- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và hỏi:Đọc tên hình trên bảng và cho biết đó là hình gì?
- Các góc A,B,C,D của hình chữ nhật ABCD là góc gì?
- GV vừa thao tác vừa nêu: Ta kéo dài DC thành đường thẳng DH, kéo dài BC thành đường thẳng BK. Khi đó ta được hai đường thẳng DH,BK vuông góc với nhau tại điểm C.
? Cho biết góc:BCD, BCH, HCK, DCK là góc gì?
? Có chung đỉnh nào?
* Như vậy hai đường thẳng DH, BK vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông chung đỉnh C.
-Yêu cầu HS quan sát đồ dùng học tập của mình, lớp học để tìm hai đường thẳng vuông góc trong thực tế cuộc sống.
* HD vẽ hai đường thẳng vuông góc
-Yêu cầu cả lớp thực hành vẽ MN vuông góc với PQ tạo O.
HĐ2: Luyện tập
Bài 1:Vẽ hình a,b.
?Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Yêu cầu cả lớp cùng kiểm tra bằng Ê-ke.
-Y/C nêu ý kiến.
?Vì sao hai đường thẳngHI và KI vuông góc với nhau?
Bài 2: Cho đọc đề bài, GV vẽ hình, yêu cầu HS ghi tên các cặp cạnh vuông góc ở HCN.
* Nhận xét. -Vì 2 đường thẳng này cắt nhau tạo thành 4 góc vuông chung đỉnh I.
Bài 3:- Cho đọc đề bài
- GV vẽ hình, yêu cầu HS ghi tên các cặp cạnh vuông góc ở các hình.
Lưu ý cách đọc tên các cặp cạnh vuông góc.
3.Củng cố-Dặn dò:
+ HS nhắc lại cách kiểm tra hai đường thẳng vuông góc.
+ Về làm bài tập 4.
-HS trả lời -nhận xét
-Quan sát.
- ABCD là hình chữ nhật.
- Các góc A,B,C,D của hình chữ nhật ABCD là góc vuông.
- HS theo dõi thao tác của GV.
- Là góc vuông.
- Chung đỉnh C.
-VD: Hai mép quyển sách, vở, hai cạnh phòng học, bảng , bàn học…
-HS theo dõi thao tác.
-HS vẽ trên bảng, cả lớp vẽ nháp.
- HS trả lời.
- Dùng Ê-ke để kiểm tra.
- HS tự làm bài vào vở- 1 HS làm ở bảng
-HS nêu tên từng cặp
SINH HOẠT: SINH HOẠT ĐỘI
I. MỤC TIÊU:
-Đánh giá các hoạt động trong tuần 8, đề ra kế hoạch tuần 9, sinh hoạt tập thể.
-HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
-Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II.TIẾN TRÌNH SINH HOẠT:
1. Nhận xét tình hình lớp cuối tuần 8
-Chi đội trưởng chủ trì sinh hoạt.
-Các tổ trưởng tổng kết hoạt động của tổ (kèmsổ).
-Các thành viên có ý kiến.
- Chi đội trưởng nhận xét chung và xếp loại từng tổ.
-Giáo viên tổng kết chung:
* Hạnh kiểm : Thực hiện nội quy trường lớp.Tham gia sinh hoạt Đội, Sao tốt . * Học tập: Phát huy tính tự giác, chủ động trong học tập. Duy trì tốt nề nếp học bài, làm bài trước khi đến lớp, hăng hái xây dựng bài. Tình trạng lười học đã giảm. Tuyên dương một số em:Ba, Nhung, Hùng, Ngọc,…
* Công tác khác:
-Thực hiện tốt các hoạt động do nhà trường, liên đội đề ra.
2. Nêu phương hướng tuần 9:
-Duy trì mọi nề nếp, phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm.
-Tăng cường rèn chữ viết , giữ vở sạch.
- Tăng cường thời gian học và làm bài tập
-Đi học đúng giờ, xếp hàng ra, vào lớp nghiêm chỉnh.
-Chấm dứt việc ăn quà vặt, tập thể dục giữa giờ cần nhanh nhẹn hơn.
-Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
-Tiếp tục hoàn thành các khoản đóng góp đầu năm.
3. HD một số nhận thức về đội
-GV nêu 1 số câu hỏi - HS trả lời.
**************************************************
File đính kèm:
- Hieu tuan 8.doc