Giáo án Lớp 4 Tuần 7 Trường Tiểu học số 2 Võ Ninh

 - Đọc đúng : man mác, soi sáng, mười lăm năm nữa, chi chít, vằng vặc,.Đọc trôi chảy, ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.

 Đọc diễn cảm: giọng nhẹ nhàng, thể hiện niềm tự hào, ước mơ của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước.

 - Hiểu các từ ngữ :Tết trung thu độc lập, trại, trăng ngàn, nông trường.

 + Hiểu nội dung của bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.

 - GDHS lòng yêu nước và niềm tự hào về anh bộ đội.

 

doc29 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1703 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 7 Trường Tiểu học số 2 Võ Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c a + b = 1245, tinhb nếu: a) a= 789 b) a= 456 Bài 2: Đổi chỗ các số hạng trong một tổng để tính tổng theo cách thuận lợi nhất a) 912 + 3457 + 88 b) 245+ 6023+ 755 + 977 - GV chữa bài, củng cố kiến thức HĐ3:Củng cố dặn dò: Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học - HS tự làm bài - HS chữa bài -HS tự làm bài vào vở- chữa bài, nhận xét -Lưu ý kĩ năng tính và trình bày -Lưu ý kĩ năng trình bày BD - PĐ TIẾNG VIỆT: ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU I. MỤC TIÊU: -Củng cố HS nắm chắc về từ ghép và từ láy, xác định đúng danh từ. - Vận dụng kiến thức làm đúng các bài tập có liên quan. - Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt. II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ1: Giới thiệu bài: HĐ2: Củng cố lí thuyết: -GV giúp HS xác định, nắm kĩ về tè ghép, từ láy, danh từ. -Có thể cho HS nêu ví dụ HĐ3: HD học sinh làm bài tập Bài 1: Tìm từ ghép , từ láy trong đoạn văn sau( các từ gạch chân) Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người. Bài 2: Tìm 3 từ láy, 3 từ ghép Bài 3: Tìm 1 DTC và 1 DTR -Đặt câu với những từ vừa tìm được. - GV theo dõi, giúp đỡ thêm HS yếu -Chấm một số bài – Hướng dẫn học sinh chữa bài - GV nhận xét, củng cố kiến thức * BD HSG: Bài 4: Cho đoạn văn sau: Gà Rừng và Chồn là đôi bạn thânnhưng chồn vẫn ngầm coi thường bạn. Một hôm, Chồn hỏi Gà Rừng: -Cậu có bao nhiêu trí khôn? - Mình chỉ có một thôi. a)Dùng gạch chéo tách từ đơn, từ ghép có trong đoạn văn . b)Tìm DTC và DTR - GV nhận xét , củng cố kiến thức. HĐ4: Củng cố –Dặn dò - GV nhận xét - hệ thống kiến thức -HS nêu ghi nhớ, ví dụ -HS làm bài tập vào vở Lưu ý HS phân biệt từ ghép, từ láy để xếp đúng. ( Từ ghép: dẻo dai, chí khí) - HS tự tìm đúng từ láy, từ ghép - HS tự tìm đúng danh từ, chú ý kĩ năng đặt câu -GàRừng/ va/ø Chồn/ là/ đôi/ bạn/ thân/ nhưng/ Chồn/ vẫn /ngầm/ coi thường/ bạn./ Một/ hôm/, Chồn /hỏi/ Gà Rừng:/ -Cậu/ co/ù bao nhiêu/ trí khôn? - Mình/ chỉ /có /một/ thôi. DTC: bạn,trí khôn,hôm DTR: Chồn , Gà Rừng - HS chữa bài - nhận xét ********************************* Thứ sáu Ngày soạn : / / /2009 Ngày dạy: / / /2009 TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN I. MỤC TIÊU: -HS hiểu văn kể chuyện và làm quen với thao tác phát triển câu chuyện -Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian. -Bước đầu biết xây dựng bài kể chuyện đơn giản. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Bài cũ: - Yêu cầu HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh của truyện “ Vào nghề” - Nhận xét, ghi điểm cho HS 2.Bài mới: * Giới thiệu bài - Ghi đề. HĐ1 : Hướng dẫn làm bài tập . - Gọi 1 HS đọc nội dung đề bài và các gợi ý. - GV treo bảng phụ có các gợi ý và hướng dẫn. - GV gạch chân các từ ngữ quan trọng của đề. Trong một giấc mơ, em được một bà tiên cho ba điều ước. Hãy kể câu chưyện đó theo trình tự thời gian. - Yêu cầu HS đọc các gợi ý trong SGK. - Yêu cầu từng cặp HS thảo luận trả lời câu hỏi SGK. - GV và cả lớp theo dõi, nhận xét, góp ý . - Yêu cầu 1 số HS làm miệng trên bảng. - GV và lớp theo dõi. Sau đó GV sửa bài cho cả lớp và chốt lại. HĐ3 : Luyện tập - Yêu cầu HS dựa vào bài miệng các bạn vừa trình bày và các ý chốt của GV để làm bài vào vở. - Yêu cầu một số HS trình bày bài làm trước lớp. 3. Củng cố, dặn dò: - GV thu một số vở chấm và nhận xét. - Nhận xét - dặn dò - 2 HS đọc - 1 em nhắc lại đề. - 1 HS đọc - 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo. - HS thảo luận theo cặp. Trả lời theo các câu hỏi gợi ý. -HS xung phong nêu ý kiến. - 1 em kể . Lớp lắng nghe. - Thực hiện làm bài vào vở. -1vài em nêu trước lớp. Các bạn khác lắng nghe và nhận xét, góp ý. - HS theo dõi. - HS lắng nghe. ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN VIẾT I. MỤC TIÊU: - Học sinh viết bài Trung thu độc lập. Viết từ Anh nhìn trăngđến vui tươi. - Rèn kỹ năng viết đúng và trình bày rõ ràng cho học sinh. * HS KT: HS biết nhìn sách viết đúng. - Giáo dục cho các em ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: HĐ2: Tìm hiểu nội dung đoạn viết: - Yêu cầu học sinh đọc bài. - Tìm hiểu nội dung đoạn viết ? Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao? ? Cuộc sống hiện nay có điều gì giống với sự tưởng tượng đất nước của anh không? HĐ3: Hướng dẫn viết bài: ? Trong bài em thấy từ nào khó viết? - Hướng dẫn học sinh phân tích các từ mà các em tìm được. - Hướng dẫn học sinh viết một số từ khó vào bảng con - Hướng dẫn học sinh viết đúng độ cao, khoảng cách , chú ý tư thế ngồi viết, cách đặt vở, cầm bút... * HS KT: HS biết nhìn sách viết đúng. - Chấm một số bài & hướng dẫn chữa lỗi. HĐ4: Tổ chức phân biệt dấu hỏi / dấu ngã. HĐ5: Củng cố dặn dò: - Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học. Học sinh lắng nghe. -Hai em đọc Học sinh nêu nội dung trả lời Học sinh tự tìm các từ khó viết trong bài: quyền, giữa, phấp phới,… Học sinh viết bảng con Học sinh viết bài vào vở. Học sinh tự chữa lỗi của mình. Học sinh tham gia- nhận xét Học sinh ghi nhớ. TOÁN: TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG I.MỤC TIÊU: - Giúp học sinh nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng. - Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất. - Giáo dục học có ý thức khi sử dụng tính chất kết hợp của phép cộng. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : + Bảng phụ ghi sẵn ví dụ . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Bài cũ: Yêu cầu 2 HS lên bảng, HS dưới lớp làm nháp. * Tính giá trị của biểu thức c : 5 , với c = 625. * Tính giá trị của biểu thức 1356 – (x + y), với x = 123, y = 47 + Nhận xét và ghi điểm cho HS 2. Bài mới - GV giới thiệu bài - Ghi đề . HĐ1: Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng. - GV đưa bảng phụ có kẻ sẵn như SGK. - Yêu cầu HS nêu các giá trị cụ thể của a,b,c và tự tính giá trị của ( a+ b) +c và a+ ( b+c) rồi so sánh kết quả để nhận biết giá trị của ( a+ b) +c và a+ ( b+c) là bằng nhau. - GV chốt các ý kiến : ( a+ b) + c = a + ( b + c) - Yêu cầu HS phát biểu thành lời tính chất kết hợp của phép cộng. HĐ2 : Luyện tập thực hành Bài 1 :Tính bằng cách thuận tiện nhất. - Yêu cầu HS làm vào vở nháp, 3 nhóm thực hiện trên phiếu . - GV theo dõi, sửa bài trên bảng theo đáp án. Bài 2 : - Gọi 1 em nêu yêu cầu của đề. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Gọi HS lên bảng sửa bài. - Nhận xét và lưu ý kĩ năng tính cho HS Bài 3 : - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Gọi 3 em lần lượt lên bảng sửa bài. - Nhận xét và sửa theo đáp án sau: ( a + 28) + 2 = a + ( 28 + 2 ) = a + 30 3. Củng cố, dặn dò: Khắc sâu nội dung bài – Nhận xét tiết học. - 2HS thực hiện - HS chữa bài - Theo dõi, lắng nghe. - HS nêu cách tính giá trị cụ thể của a,b,cvàø thực hiện tính vào nháp. - Phát biểu thành lời về nhận xét đó. - Từng cá nhân làm vào vở nháp, sau đó đổi vở kiểm tra. -Lần lượt các nhóm dán kết quả của nhóm mình lên bảng. -1 em nêu, lớp theo dõi. - Từng cá nhân làm bài vào vở. - Theo dõi bạn sửa bài. - Từng cá nhân thực hiện vào vở. - 3 HS lên bảng giải, lớp nhận xét. - HS lắng nghe. SINH HOẠT: SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU: -Đánh giá các hoạt động trong tuần 7, đề ra kế hoạch tuần 8, sinh hoạt tập thể. -HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. -Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể. II. Tiến hành sinh hoạt lớp: 1. Nhận xét tình hình lớp cuối tuần 7 -Lớp trưởng chủ trì sinh hoạt. -Các tổ trưởng tổng kết hoạt động của tổ (kèmsổ). -Các thành viên có ý kiến. -Lớp trưởng nhận xét chung và xếp loại từng tổ. -Giáo viên tổng kết chung : * Hạnh kiểm: ngoan ngoãn, lễ phép, thực hiện tốt nội quy, quy định của trường. Bên cạnh đó vẫn còn học sinh nói chuyện riêng trong lớp. * Học tập: Học bài làm bài ở nhà khá tốt, có tinh thần giúp đỡ nhau trong học tập, duy trì tốt nề nếp học bài, làm bài trước khi đến lớp, hăng hái xây dựng bài. Các đôi bạn tích cực giúp nhau trong học tập, … Song một số em chưa làm bài đầy đủ trước khi đến lớp *Hoạt động khác: Thực hiện sinh hoạt Đội, Sao tốt; Tuyên dương một số em: Ba, Nhung, Hương, Hiền,… 2. Phương hướng tuần 8 : + Tích cực học tập chào mừng ngày 20/ 10. + Duy trì mọi nề nếp, phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm. + Tiếp tục rèn viết chữ đẹp. + Tích cực học bài và làm bài chu đáo . + Bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo HS yếu + Tiếp tục chăm sóc hoa và vệ sinh trường lớp sạch sẽ. ***********************************************************************************

File đính kèm:

  • docHieu tuan 7.doc
Giáo án liên quan